intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN: GDKTPL - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút,không kể thời gian giao đề ( Đề kiểm tra có 03 trang) PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được A. mục tiêu kinh doanh. B. ý tưởng kinh doanh. C. đạo đức kinh doanh. D. động lực kinh tế. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là thể hiện vai trò của đạo đức kinh doanh? A. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh. B. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. C. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng. D. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực. Câu 3. Loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Nhu cầu kinh doanh. B. Năng lực kinh doanh. C. Thị trường kinh doanh. D. Ý tưởng kinh doanh. Câu 4. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây ? A. Việc làm. B. Thị trường lao động. C. Hoạt động sản xuất. D. Lao động. Câu 5. Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa qua đó thu được A. lợi nhuận tối đa. B. lợi ích tối đa. C. lợi ích. D. lợi nhuận. Câu 6. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh giúp người kinh doanh xác định được vấn đề cơ bản nào dưới đây của hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Thời điểm kinh doanh. B. Mặt hàng kinh doanh. C. Địa điểm kinh doanh. D. Cơ hội kinh doanh. Câu 7. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. chưa nộp hồ sơ xin việc. B. Thiếu việc làm. C. Chưa tìm được việc làm. D. Thất nghiệp. Câu 8. Ý tưởng kinh doanh là khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động A. phân phối. B. kinh doanh. C. tiêu dùng. D. quản lí. Câu 9. Doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật là thực hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây trong kinh doanh? A. Gắn kết lợi ích. B. Trách nhiệm. C. Nguyên tắc. D. Trung thực. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là phẩm chất đạo đức trong kinh doanh? A. Gắn kết lợi ích. B. Trung thực. C. Đoàn kết. D. Trách nhiệm. Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cơ bản mà người kinh doanh cần phải xác định khi xây dựng ý tưởng kinh doanh? Mã đề 702 Trang Seq/3
  2. A. Chủ thể kinh doanh. B. Cách thức kinh doanh. C. Mặt hàng kinh doanh. D. Mục tiêu kinh doanh. Câu 12. Chủ động đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam là giải pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng đối với chủ thể nào dưới đây? A. Nhà nước. B. Doanh nghiệp. C. Các tổ chức xã hội. D. Công dân. Câu 13. Để thành công, người kinh doanh cần phải có năng lực nào sau đây? A. Vui chơi, giải trí. B. Lãnh đạo. C. Nghệ thuật. D. Thể thao. Câu 14. Văn hóa tiêu dùng có vai trò quan trọng là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong A. cạnh tranh. B. hội nhập quốc tế. C. sản xuất kinh doanh. D. quảng bá doanh nghiệp. Câu 15. Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc, thể hiện giá trị văn hóa của con người trong tiêu dùng được gọi là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây? A. Văn hóa tiêu dùng. B. Văn hóa. C. Đạo đức. D. Đạo đức tiêu dùng. Câu 16. Người tiêu dùng Việt luôn ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam là biểu hiện yếu tố nào dưới đây của văn hóa tiêu dùng? A. Biện pháp. B. Vai trò. C. Đặc điểm. D. Ý nghĩa. Câu 17. Giá trị của con người ngày càng được nâng cao, tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch là biểu hiện của sự chú trọng yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả. B. Công nghệ. C. Chất lượng. D. Số lượng. Câu 18. Chủ thể sản xuất luôn giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính là thực hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây trong kinh doanh? A. Gắn kết lợi ích. B. Nguyên tắc. C. Trung thực. D. Tôn trọng. Câu 19. Trong khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, người kinh doanh không cần xác định yếu tố nào sau đây ? A. Kinh doanh thế nào. B. Kinh doanh mặt hàng gì. C. Đáp ứng yêu cầu của một đối tượng. D. Kinh doanh cho ai. Câu 20. Việc ban hành chủ trương chính sách kinh tế, văn hóa phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất là biểu hiện của chủ thể nào dưới đây? A. Người kinh doanh. B. Người tiêu dùng . C. Nhà nước . D. Doanh nghiệp. Câu 21. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực A. phân phối. B. kinh doanh. C. tiêu dùng. D. đầu tư. Câu 22. Đạo đức trong kinh doanh không được thể hiện thông qua phẩm chất nao sau đây? A. Gắn kết lợi ích. B. Danh dự. C. Nguyên tắc. D. Trung thực. Câu 23. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng nào dưới đây? A. Có lợi ích tối đa. B. Cạnh tranh không lành mạnh. C. Tiêu cực. D. Tích cực. Câu 24. Các loại hình lạm phát bao gồm lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và Mã đề 702 Trang Seq/3
  3. A. phi lạm phát. B. lạm phát siêu lớn. C. lạm phát siêu nhỏ. D. siêu lạm phát. Câu 25. Cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc là thể hiện nội dung nào dưới đây của văn hóa tiêu dùng? A. Ý nghĩa. B. Vai trò. C. Đặc điểm. D. Khái niệm. Câu 26. Để xây dựng văn hóa tiêu dùng cần thực hiện triệt để Luật nào dưới đây? A. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Luật Bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. Luật Cạnh tranh và cung cầu lành mạnh. D. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Câu 27. Văn hóa tiêu dùng không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa A. tôn giáo. B. xã hội. C. chính trị. D. đạo đức. Câu 28. Văn hóa tiêu dùng thể hiện các giá trị văn hóa của con người trong A. mua bán. B. sản xuất. C. tiêu thụ. D. tiêu dùng. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1 (2 điểm): Với lợi thế gần các trường học, sau khi tìm hiểu thực tế các cửa hàng kinh doanh đồ dùng học tập trên địa bàn còn khá sơ sài chưa có sức thu hút học sinh. Rất nhanh chóng, anh H đã lên kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu. a. Trong trường hợp này anh H đã xây dựng ý tưởng kinh doanh hay cơ hội kinh doanh. Em hãy chỉ rõ ý tưởng kinh doanh hoặc cơ hội kinh doanh mà anh H đã xác định trong trường hợp trên. Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh có ý nghĩa như thế nào? b. Theo em năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu? Câu 2 ( 1 điểm): Em hãy trình bày những biểu hiện của đạo đức kinh doanh? ------ HẾT ------ Mã đề 702 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2