intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn" các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS QUẾ AN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm. Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi Từ màu lá sen (...) Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. (Quang Huy, Mùa thu của em) Câu 1. Đoạn thơ trích trên được làm theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ. C. Thơ lục bát. D. Thơ tám chữ. Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 3. Các chữ in đậm trong khổ thơ thứ hai được gieo vần như thế nào? A. Không gieo vần. B. Vần liền. C. Vần cách. D. Vần hỗn hợp. Câu 4. Cho biết từ nghìn trong câu Như nghìn con mắt là A. động từ. B. danh từ. C. phó từ. D. số từ. Câu 5. Câu thơ Như nghìn con mắt sử dụng biện pháp tu từ gì?
  2. A. So sánh. B. Điệp ngữ. C. Nhân hóa. D. Nói giảm nói tránh. Câu 6. Cụm từ Mùa thu của em được lặp lại trong các khổ thơ là biện pháp tu từ: A. so sánh. B. điệp ngữ. C. nhân hóa. D. nói giảm nói tránh. Câu 7. Ở khổ thơ thứ nhất, mùa thu hiện ra qua hình ảnh của A. màu vàng hoa cúc. B. màu xanh cốm mới. C. mùi hương của cốm. D. từ màu lá sen. Câu 8. Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng cảm xúc của “em” như thế nào? Câu 9. Viết lại câu: Em vào mùa thu bằng cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? …………………………….…………………………….……………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………...… Câu 10. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành một câu văn hoàn chỉnh phù hợp với nội dung bài thơ: Bài thơ Mùa thu của em mở ra………………………………. ……………………………… …………………………….…………………………….……………………………. ……………… II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) … và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. Họ và tên học sinh........................................................số báo danh........................... PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 TRƯỜNG THCS QUẾ AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 (HDC gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1.Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A C B D A B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm)
  4. Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng của em: Câu 8 - Học sinh có thể diễn tả nhiều tâm trạng cảm xúc khác nhau. Sau đây 1.0 (1,0 điểm) là một số gợi ý: + Phấn khởi, tự tin; + Vui mừng, háo hức; + Hồi hộp, vui mừng … * HS chỉ cần trả lời đúng một trong các ý trên GV cho điểm tối đa Câu 9 - Học sinh viết lại câu: Em vào mùa thu bằng cách mở rộng thành 1.0 (1,0 điểm) phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ) bằng cụm từ đều được. + Em cùng các bạn vào mùa thu + Em vào mùa thu với bao niềm vui, háo hức. + Em cùng các bạn vào mùa thu với bao niềm vui háo hức … Câu 10 - Học sinh có thể viết câu văn hoàn chỉnh với nhiều cách cảm, cách 0,5 (0,5 điểm) hiểu khác nhau miễn sao phù hợp với nội dung bài thơ. Sau đây là ví dụ: Bài thơ Mùa thu của em mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước. Phần II: LÀM VĂN (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Có mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật văn học mình yêu 0,25 thích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu thích và triển khai bài viết theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: 0,5 - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật mình yêu thích. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. * Thân bài: 2,0 - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm. + Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Ngoại hình + Hành động và việc làm của nhân vật. + Ngôn ngữ của nhân vật.
  5. + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. => Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. * Kết bài: 0,5 - Nêu ấn tượng và đánh giá khái quát về nhân vật - Nêu ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ. * Lưu ý: GV tùy vào bài làm của học sinh mà linh hoạt chấm điểm cho hợp lí. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, sáng tạo. 0,25 * HDC DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. ĐỌC HIỂU: 1. Trắc nghiệm khách quan: - Mỗi câu 1.0 đ X 7 câu = 7,0 điểm 2. Trắc nghiệm tự luận: - Riêng 3 câu tự luận, tùy theo khả năng cảm hiểu và trình bày của HS, GV linh hoạt cho điểm. II. LÀM VĂN: - Học sinh không thể làm được. --------------- Hết ---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1