intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN: SINH 9 NĂM HỌC 2021 -2022 ĐỀ CHẴN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I: Câu 1 Câu 2 5 câu Các thí Câu 6 Câu 3 nghiệm của Câu 10 Men Đen 0,5đ 0,75đ 1,25đ Chương II: Câu 5 Câu 4 3 câu Nhiễm sắc Câu 11 thể 0,5đ 0,25đ 0,75đ Chương III: Câu 12 Câu 1 Câu 13 Câu 1 Câu 23 Câu Câu 22 Câu 14 câu AND và Câu 19 Câu 8 Câu 2 Câu 24 3a 3b GEN Câu 21 Câu 20 0,75đ 0,5đ 0,75đ 2,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 6,25đ Chương IV: Câu 9 Câu 7 7 câu Biến dị Câu 14 Câu 17 Câu 15 Câu 16 Câu 18 1,25đ 0,5đ 1,75đ Tổng số câu 12 1 9 2 2 1 1 1 29 Tổng số điểm 3 0,5 2,25 2,5 0,5 0,5 0,25 0,5 10 Tỉ lệ % 30 5 22,5 25 5 5 2,5 5 100
  2. ĐỀ LẺ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I: Câu 16 Câu 7 5 câu Các thí Câu 21 Câu 18 1,25đ nghiệm của Câu 19 Men Đen 0,5 đ 0,75đ Chương II: Câu 8 Câu 20 3 câu Nhiễm sắc Câu 17 thể 0,5đ 0,25đ 0,75đ Chương III: Câu 1 Câu 1 Câu 2 Câu 1 Câu 5 Câu Câu 4 Câu 14 câu AND và Câu 3 Câu 10 Câu 2 Câu 6 3a 3b GEN Câu 9 Câu 23 0,75đ 0,5đ 0,75đ 2,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 6,25đ Chương IV: Câu 11 Câu 14 7 câu Biến dị Câu 12 Câu 22 Câu 13 Câu 15 Câu 24 1,25 đ 0,5 đ 1,75đ Tổng số câu 12 1 9 2 2 1 1 1 29 Tổng số điểm 3 0,5 2,25 2,5 0,5 0,5 0,25 0,5 10 Tỉ lệ % 30 5 22,5 25 5 5 2,5 5 100
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút Họ và tên HS:........................................................ Lớp: 9 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐỀ CHẴN I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học là: A. Tính trạng. B. Cặp tính trạng tương phản C. Dòng thuần chủng. D. Cả A,B,C Câu 2. Thế nào là kiểu gen? A. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật. B. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm. C. Kiểu gen bao gồm toàn bộ gen trội được biểu hiện ra hiểu hình. D. Cả A và B Câu 3. Thế nào là kiểu hình? A. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng cơ thể. B. Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể. C. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể, thường chỉ nói tới một vài tính trạng được liên quan. D. Cả B và C. Câu 4. Đặc điểm quan trọng nhất của nguyên phân là: A. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con. B. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. C. Sự phân li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con. D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con. Câu 5. Trong các tế bào lưỡng bội của loài các nhiễm sắc thể thường tồn tại như thế nào? A. Thành từng cặp không tương đồng. B. Thành từng cặp tương đồng. C. Thành từng cặp không tương đồng hoặc không tương đồng. D. Cả A,B,C. Câu 6. Thể đồng hợp là: A. Cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. B. Cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. C. Cơ thể có kiểu gen gồm nhiều cặp gen khác nhau. D. Cả A,B,C.
  4. Câu 7. Đột biến là gì? A. Là những biến đổi trong cầu trúc của gen. B. Là những biến đổi kiểu hình của cơ thể. C. Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). D. Cả A,B. Câu 8. Chức năng của ADN là: A. Tự nhân đôi để duy trì sự ổn định qua các thế hệ. B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể. D. Cả A và B. Câu 9. Đột biến gen là: A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit. B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. C. Những biến đổi trên ADN. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 10. Mục đích của phép phân tích là: A. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp. B. Phát hiện thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn. C. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp. D. Cả A và B. Câu 11. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 12. Trên phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu? A. 3,4Ao B. 34Ao C. 340Ao D. 20Ao Câu 13. Bản chất của gen là: A. Một đoạn của phân tử AND chứa thông tin di truyền. B. Có khả năng tự nhân đôi. C. Một đại phân tử gồm nhiều đơn phân. D. Cả B, C. Câu 14. Những đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc NST? A. Mất đoạn, mất cặp nuclêôtít và đảo đoạn. B. Lặp đoạn, thêm cặp nuclêôtít và đảo đoạn. C. Mất đoạn, đảo đoạn, mất cặp nuclêôtít. D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Câu 15. Những đột biến nào sau đây là đột biến gen? A. Lặp 1 cặp nuclêôtít, mất cặp nuclêôtít và đảo đoạn. B. Lặp đoạn, thêm cặp nuclêôtít và đảo đoạn. C. Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtít . D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Câu 16. Những dạng nào sau đây thuộc thể dị bội? A. 2n – 2 B. 2n – 1 C. 2n + 1 D. Cả A,B,C. Câu 17. Thế nào là thể đa bội? A. Là cơ thể mà tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). B. Là cơ thể lớn gấp bội cơ thể bình thường. C. Là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ. D. Cả B và C. Câu 18. Biến dị nào di truyền được? A. Đột biến. B.Thường biến. C.Biến dị tổ hợp. D. Cả A và C.
  5. Câu 19. Prôtêin có mấy bậc cấu trúc không gian? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20. Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? A. Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào. B. Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào. C. Prôtêin biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 21. Cấu trúc bậc mấy của prôtêin có dạng xoắn lò xo? A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 Câu 22. Một gen dài 4080Å, số lượng nuclêôtit của gen đó là: A. 2400 B. 4800 C. 1200 D. 4080. Câu 23. Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nuclêôtit của gen đó là: A. 700 B. 1400 C. 2100 D. 1800. Câu 24. Một gen có 3000 nuclêôtit, khối lượng phân tử của gen đó là: A. 9 x 105 B. 9 x 104 C. 3 x 105 D. 3 x 104 II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày quá trình tổng hợp ARN ? Nêu nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp ARN? Câu 2: (1 điểm) Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN. Câu 3: (1 điểm) Một phân tử mARN có trình tự các ribônuclêôtít như sau: - X – G – A – U – G – G –A– U – U – a. Hãy xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN trên . b. Phân tử mARN trên có chiều dài là bao nhiêu? Xác định số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân tử mARN trên? BÀI LÀM I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án II. Tự luận: (4 điểm) ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút Họ và tên HS:........................................................ Lớp: 9 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐỀ LẺ I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Prôtêin có mấy bậc cấu trúc không gian? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? A. Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào. B. Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào. C. Prôtêin biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Cấu trúc bậc mấy của prôtêin có dạng xoắn lò xo? A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 Câu 4. Một gen dài 4080Å, số lượng nuclêôtit của gen đó là A. 2400 B. 4800 C. 1200 D. 4080. Câu 5. Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nuclêôtit của gen đó là A. 700 B. 1400 C. 2100 D. 1800. Câu 6. Một gen có 3000 nuclêôtit, khối lượng phân tử của gen đó là A. 9 x 105 B. 9 x 104 C. 3 x 105 D. 3 x 104 Câu 7. Mục đích của phép phân tích là: A. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp. B. Phát hiện thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn. C. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp. D. Cả A và B. Câu 8. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? A. Kì đầu. B. Kì trung gian. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 9. Trên phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu? A. 34Ao B. 3,4Ao C. 340Ao D. 20Ao Câu 10. Bản chất của gen là: A. Một đại phân tử gồm nhiều đơn phân. B. Có khả năng tự nhân đôi. C. Một đoạn của phân tử AND chứa thông tin di truyền. D. Cả B, C.
  7. Câu 11. Những đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc NST? A. Mất đoạn, mất cặp nuclêôtít và đảo đoạn. B. Lặp đoạn, thêm cặp nuclêôtít và đảo đoạn. C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn D. Mất đoạn, đảo đoạn, mất cặp nuclêôtít. Câu 12. Những đột biến nào sau đây là đột biến gen? A. Lặp 1 cặp nuclêôtít, mất cặp nuclêôtít và đảo đoạn. B. Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtít . C. Lặp đoạn, thêm cặp nuclêôtít và đảo đoạn. D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Câu 13. Những dạng nào sau đây thuộc thể dị bội? A. 2n B. 2n – 1 C. 2n + 1 D. Cả B,C. Câu 14. Thế nào là thể đa bội? A. Là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ. B. Là cơ thể lớn gấp bội cơ thể bình thường. C. Là cơ thể mà tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n) D. Cả A, B và C. Câu 15. Biến dị nào di truyền được? A. Đột biến. B.Thường biến. C.Biến dị tổ hợp. D. Cả A và C. Câu 16. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học là: A. Cặp tính trạng tương phản. B. Tính trạng. C. Dòng thuần chủng. D. Cả A,B,C Câu 17. Trong các tế bào lưỡng bội của loài các nhiễm sắc thể thường tồn tại như thế nào? A. Thành từng cặp tương đồng. B. Thành từng cặp không tương đồng. C. Thành từng cặp không tương đồng hoặc không tương đồng. D. Cả A,B,C. Câu 18. Thế nào là kiểu gen? A. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật. B. Kiểu gen bao gồm toàn bộ gen trội được biểu hiện ra hiểu hình. C. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm. D. Cả A và B. Câu 19. Thế nào là kiểu hình? A. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể, thường chỉ nói tới một vài tính trạng được liên quan. B. Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể. C. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng cơ thể. D. Cả B và C. Câu 20. Đặc điểm quan trọng nhất của nguyên phân là: A. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con. B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con. C. Sự phân li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con. D. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. Câu 21. Thể đồng hợp là: A. Cơ thể có kiểu gen gồm nhiều cặp gen khác nhau. B. Cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. C. Cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. D. Cả A,B,C.
  8. Câu 22. Đột biến là gì? A. Là những biến đổi kiểu hình của cơ thể. B. Là những biến đổi trong cầu trúc của gen. C. Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). D. Cả A,B. Câu 23. Chức năng của ADN là: A. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. Tự nhân đôi để duy trì sự ổn định qua các thể hệ. C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể. D. Cả C và B Câu 24. Thế nào là đột biến gen? A. Đột biến gen là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra. B. Đột biến gen là những tác động từ môi trường làm ảnh hưởng tới kiểu gen. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. D. Cả A và B. II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày quá trình tổng hợp ADN? Nêu nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp ADN? Câu 2: (1 điểm) Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ARN. Câu 3: (1 điểm) Một phân tử mARN có trình tự các ribônuclêôtít như sau: - A – U – X – G – G – X –A– U – A - G– X –A- a. Hãy xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN trên . b. Phân tử mARN trên có chiều dài là bao nhiêu? Xác định số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân tử mARN trên? BÀI LÀM I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án II. Tự luận: (4 điểm) ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sinh học 9 I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Mỗi câu đúng: 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C D B A C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A A B A D C D Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A D D D B A B A II. Tự luận: (4 điểm) Nội dung Điểm Câu 1 : 1. Quá trình tổng hợp ARN: * Vị trí, thời điểm: 0,5đ + ARN được tổng hợp ở trong nhân TB tại các NST ở kì trung gian (NST tháo xoắn ở dạng sợi mảnh). * Diễn biến: + Dưới tác dụng của enzim -> Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn. 0,25đ + Dưới tác dụng của enzim khác -> Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các ri bô 0,5đ nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS ( A – U, G – X , X - G , T – A) * Kết quả : Tạo ra 1 phân tử ARN. 0,25đ 2. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp ARN : 0,5đ Mạch khuôn ADN Mạch ARN A - U G - X X - G T - A Câu 2: Cấu tạo hóa học của phân tử AND: - Phân tử ADN là 1 loại axit nucleic (hợp chất hữu cơ) được cấu tạo từ các nguyên tố 0,5đ C, H, O, N, P. - ADN thuộc loại đại phân tử: KT, KL lớn 0,25đ - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit.Gồm 4 loại A, T, G, X. 0,25đ Câu 3: a. Xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN trên: Mạch khuôn tổng hợp mARN : - G-X-T-A-X-X-T-A-A- 0,25đ Mạch bổ sung : - X-G-A-T-G-G-A-T-T- 0,25đ b. - Phân tử mARN trên có chiều dài là: 9 x 3,4Ao = 30,6Ao 0,25đ - Số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân tử mARN trên: (9 : 3) – 1 = 2 (axit amin) 0,25đ
  10. ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sinh học 9 I. Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) Mỗi câu đúng: 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D B A B A C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C C B D C D D Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A C A B C C A C Phần II: Tự luận (4 điểm) Nội dung Điểm Câu 1 : 1. Quá trình tự sao (tổng hợp) AND: - Vị trí: Xảy ra trong nhân tế bào tại các NST. 0,25đ - Thời điểm: Kì trung gian (NST tháo xoắn ở dạng sợi mảnh). 0,25đ - Diễn biến: + Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn phân tử AND tháo xoắn -> 2 mạch AND tách 0,25đ nhau theo chiều dọc (đứt các liên kết hiđrô). + Dưới tác dụng của các enzim khác -> Các nuclêôtít của mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X), 2 0,5đ mạch mới của 2 AND con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của AND mẹ theo chiều ngược nhau. -> Kết quả: 2 phân tử AND con được hình thành giống nhau và giống AND mẹ. 0,25đ 2. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp AND : 0,5đ Mạch khuôn ADN Mạch AND mới A - T G - X X - G T - A Câu 2: Cấu tạo hóa học của phân tử ARN: - ARN là 1 loại axit RNu được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. 0,5đ - ARN thuộc loại đại phân tử : Kích thước, khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn AND. 0,25đ - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 RN gồm 4 loại: A, U, G, X. 0,25đ Câu 3: a. Xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN trên: Mạch khuôn tổng hợp mARN : - T-A-G-X-X-G-T-A-T-X-G-T- 0,25đ Mạch bổ sung: - A-T-X-G-G-X-A-T-A-G-X- A- 0,25đ b. - Phân tử mARN trên có chiều dài là: 12 x 3,4Ao = 40,8Ao 0,25đ - Số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân tử mARN trên: (12 : 3) – 1 = 3 (axit amin) 0,25đ
  11. Nội dung ôn tập kiểm tra học kì I môn sinh học 9 năm học 2021-2022 1. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học. 2. Mục đích của phép phân tích là gì? 3. Khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, đột biến, đột biến gen, thể đa bội? 4. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? 5. Trong các tế bào lưỡng bội của loài các nhiễm sắc thể thường tồn tại như thế nào? 6. Đặc điểm quan trọng nhất của nguyên phân là gì? 7. Bản chất của gen là gì? 8. Chức năng của ADN là gì? 9. Các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, thể dị bội ? 10. Biến dị nào di truyền được? 11. Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin? Chức năng của prôtêin? 12. Cấu tạo hóa học của ADN, ARN? Quá trình tổng hợp ADN, ARN ? Nêu nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp AND, ARN? 13. Bài tập về: - Tính số nuclêôtít, số chu kỳ xoắn, chiều dài, khối lượng phân tử của gen (ADN), mARN - Số axít amin trong phân tử prôtêin. Nội dung ôn tập kiểm tra học kì I môn sinh học 9 năm học 2021-2022 1. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học. 2. Mục đích của phép phân tích là gì? 3. Khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, đột biến, đột biến gen, thể đa bội? 4. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? 5. Trong các tế bào lưỡng bội của loài các nhiễm sắc thể thường tồn tại như thế nào? 6. Đặc điểm quan trọng nhất của nguyên phân là gì? 7. Bản chất của gen là gì? 8. Chức năng của ADN là gì? 9. Các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, thể dị bội ? 10. Biến dị nào di truyền được? 11. Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin? Chức năng của prôtêin? 12. Cấu tạo hóa học của ADN, ARN? Quá trình tổng hợp ADN, ARN ? Nêu nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp AND, ARN? 13. Bài tập về: - Tính số nuclêôtít, số chu kỳ xoắn, chiều dài, khối lượng phân tử của gen (ADN), mARN - Số axít amin trong phân tử prôtêin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2