PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
<br />
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐA<br />
<br />
NĂM HỌC 2017- 2018<br />
Môn: Sinh học – Lớp 8<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:<br />
Câu 1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan<br />
A.<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
<br />
Thận, cầu thận, bóng đái<br />
Thận, ống thận, bóng đái<br />
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái<br />
Thận, bóng đái, ống đái<br />
<br />
Câu 2. Cơ thể người nếu thiếu vitamin A sẽ gây bệnh:<br />
A. Tê phù<br />
<br />
C. Thiếu máu<br />
<br />
B. Còi xương<br />
<br />
D. Khô giác mạc ở mắt<br />
<br />
Câu 3. Chức năng của thể thủy tinh trong cầu mắt là:<br />
A.<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
<br />
Điều tiết lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt<br />
Tham gia dẫn truyền các luồng thần kinh từ mắt về não bộ<br />
Điều tiết để ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới<br />
Tạo thành một phòng tối trong cầu mắt<br />
<br />
Câu 4. Ở người bình thường, khi tâm thất trái co sẽ đẩy máu vào<br />
A. Động mạch phổi<br />
B. Động mạch chủ<br />
<br />
C. Tĩnh mạch phổi<br />
D. Tĩnh mạch chủ<br />
<br />
B.PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?<br />
Câu 2. ( 2 điểm)<br />
<br />
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại, em cần xây dựng<br />
các thói quen sống khoa học như thế nào?<br />
Câu 3. (2 điểm)<br />
Em hãy trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định ở<br />
0,12% của các tuyến nội tiết?<br />
Câu 4. (2 điểm)<br />
Bộ não người tiến hóa hơn bộ não động vật thuộc lớp thú ở những điểm cơ<br />
bản nào?<br />
<br />
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
A.TRẮC NGHIỆM (2 điểm): (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
B.TỰ LUẬN (8 điểm)<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Câu 1<br />
(2 đ)<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
* Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần<br />
phải học tập<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
Ví dụ: Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
* Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời<br />
sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
Ví dụ: Đi qua ngã tư thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông<br />
biết dừng xe lại<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
* Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:<br />
<br />
Câu 2<br />
(2 đ)<br />
<br />
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ<br />
bài tiết nước tiểu.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Khẩu phần ăn uống hợp lý:<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều<br />
chất tạo sỏi<br />
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
+ Uống đủ nước<br />
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn quá lâu<br />
Câu 3<br />
(2 đ)<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
* Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu:<br />
- khi lượng đường trong máu tăng: tế bào beeta tiết hoocmon<br />
insulin chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Khi lượng đường trong máu giảm:<br />
+ Tế bào anpha của tuyến tụy tiết hoocmon glucagon biến<br />
glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình<br />
thường<br />
+ Tuyến trên thận tiết hoocmon coctizon giúp chuyển hóa lipit,<br />
protein thành đường huyết<br />
- Hoạt động của tuyến tụy, tuyến trên thận được điều hòa bởi<br />
hoocmon do tuyến yên tiết ra<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
<br />
Bộ não người tiến hóa hơn bộ não động vật thuộc lớp Thú ở<br />
những điểm sau:<br />
- Tỉ lệ khối lượng não với khối lượng cơ thể ở người lớn hơn ở<br />
động vật thuộc lớp thú<br />
Câu 4<br />
(2 đ)<br />
<br />
- Vỏ não có nhiều nếp nhăn và khe rãnh làm tăng diện tích bề<br />
mặt vỏ não<br />
- Đại não ở người có các trung khu có ý thức mà ở động vật<br />
không có: vùng cảm giác ý thức, vùng vận động có ý thức,<br />
vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và chữ<br />
viết,<br />
<br />
0,5đ<br />
1đ<br />
0,5đ<br />
<br />