intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An” là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp các em củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 08/05/2021 (Đề có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á có tên gọi là A. quần đảo Mã Lai. B. bán đảo Trung Ấn. C. bán đảo Đông Dương. D. lục địa Đông Nam Á. Câu 2. Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Nam Á? A. Đồi núi. B. Đồng bằng. C. Trung du. D. Thung lũng. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên nước ta? A. Vị trí ngoại chí tuyến. B. Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á. C. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển. D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Câu 4. Các miền khí hậu sau đây, miền nào có mùa đông lạnh nhất cả nước? A. Miền khí hậu phía Bắc. B. Miền khí hậu phía Nam. C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn. D. Miền khí hậu Biển Đông. Câu 5. Độ muối bình quân của Biển Đông là A. 30 - 31‰ B. 30 - 33‰ C. 35 - 37‰ D. 37 - 40‰ Câu 6. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện ở A. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. B. một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau. C. nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C. D. lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 – 2000mm/năm. Câu 7. Dãy núi cao nhất nước ta là A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Pu Đen Đinh. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 8. Nước nào sau đây không nằm trong số 5 nước đầu tiên tham gia vào ASEAN? A. Bru-nây. B. Phi-lip-pin. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-x-a. Câu 9. Đồng bằng lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng. B. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. C. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng duyên hải NamTrung Bộ. Câu 10. Phần đất liền nước ta từ Bắc vào Nam kéo dài bao nhiêu độ vĩ tuyến? A. 110 B. 150 C. 180 D. 200 Câu 11. Các miền khí hậu sau đây, miền nào có mùa mưa lệch về thu đông ? A. Miền khí hậu phía Bắc. B. Miền khí hậu phía Nam. C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn. D. Miền khí hậu Biển Đông.
  2. Câu 12. Việt Nam tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm nào? A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997 Câu 13. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình của nước ta? A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất. B. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa. C. Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. D. Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây – đông. Câu 14. Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á là A. lúa mì. B. ngô. C. lúa mạch. D. lúa gạo. Câu 15. Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á là A. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. B. chất lượng lao động cao. C. lao động phổ thông chiếm đại đa số. D. phân bố dân cư và lao động không đều. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) So sánh về đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta? Câu 2. (2,0 điểm) Vì sao tài nguyên sinh vật của nước ta ngày càng suy giảm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta? Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ khác nhau? ---------------------Hết---------------------
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ 8 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5,0đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu đúng 0,33điểm ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A A A B C D A B B C B D D A II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Điểm So sánh về đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước 2,0đ ta? - Nước ta có 3 nhóm đất chính: nhóm đất feralit, nhóm đất phù sa và nhóm đất 0,5 mùn núi cao. 1 - Đặc tính: 0,5 + Nhóm đất feralit: chua, nghèo mùn, có màu đỏ vàng. + Nhóm đất phù sa: tơi xốp, giàu mùn, dễ canh tác. + Nhóm đất mùn núi cao: rất giàu mùn. - Phân bố: 0,5 + Nhóm đất feralit: vùng đồi núi thấp. + Nhóm đất phù sa: đồng bằng. + Nhóm đất mùn núi cao: vùng núi cao. - Giá trị kinh tế: 0,5 + Nhóm đất feralit: trồng cây công nghiệp. + Nhóm đất phù sa: cây lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây lúa. + Nhóm đất mùn núi cao: trồng rừng. Vì sao tài nguyên sinh vật của nước ta ngày càng suy giảm? Chúng ta phải làm 2,0đ 2 gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta? - Tài nguyên sinh vật của nước ta ngày càng suy giảm vì: 1,0đ + Chiến tranh hủy diệt, cháy rừng. 0,25 + Đốt rừng làm nương rẫy. 0,25 + Khai thác quá mức phục hồi 0,25 + Quản lí bảo vệ kém. 0,25 - Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta? 1,0đ Học sinh kể được từ ba biện pháp trở lên thì được 1 điểm Vì sao chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ khác nhau? 1,0đ 3 - Do đặc điểm địa hình lưu vực và hình dạng lãnh thổ ở ba vùng sông ngòi có sự 0,5 khác nhau. - Do đặc điểm khí hậu khác nhau đặc biệt là chế độ mưa; ngoài ra còn do tác 0,5 động các nhân tố khác như: thảm thực vật, nhân tố con người… Cách tính điểm bài kiểm tra: Lấy tổng số câu trắc nghiệm đúng chia 3+ điểm tự luận rồi làm tròn đến một chữ số thập phân. Ví dụ: HS làm đúng 13 câu trắc nghiệm + điểm tự luận là 4,25. Điểm kiểm tra bằng: (13 /3) + 4,25 = 8,58 làm tròn 8,6 điểm. -----------------Hết-----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2