intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)

  1. Trường THCS Nguyễn Trãi KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên:……………………….Lớp 9/ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng ghi 0,33 điểm) Câu 1. Vùng nào sau đây không tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2. Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 3. Các dân tộc ít người nào sau đây sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Tày, Nùng, Thái. B. Thái, Dao, Mông. C. Khơ-me, Chăm, Hoa. D. Gia-rai, Ê-đê, Ba-na. Câu 4. Hồ thủy lợi và hồ thủy điện lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. Ba Bể và Kẻ Gỗ. B. Yaly và Hòa Bình. C. Dầu Tiếng và Trị An. D. Thác Bà và Đa Nhim. Câu 5. Loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đá vôi. B. Đá quý. C. Cát thủy tinh. D. Than bùn. Câu 6. Thành phố nào sau đây là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của vùng Đông Nam Bộ và cả nước? A. Đà Lạt. B. Vũng Tàu. C. Nha Trang. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 7. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ là A. dầu thô, máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất. B. máy móc thiết bị, thực phẩm chế biến, hàng may mặc. C. máy móc thiết bị, giày dép, đồ gỗ, vật liệu xây dựng. D. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp. Câu 8. Thành phố nào sau đây là trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Mỹ Tho. B. Cần Thơ. C. Cà Mau. D. Long Xuyên. Câu 9. Khó khăn lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là A. diện tích đất canh tác không lớn. B. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. C. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển. D. mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng. Câu 10. Để giải quyết các vấn đề về lũ, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần A. trồng rừng ngập mặn. B. sống chung với lũ. C. dự báo và tránh lũ. D. xây dựng hệ thống đê. Câu 11. Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản xa bờ của nước ta là A. nguồn lao động có trình độ cao còn ít. B. nguồn tài nguyên thủy sản bị cạn kiệt. C. thiếu tàu thuyền và thiết bị hiện đại. D. gia tăng ô nhiễm môi trường biển. Câu 12. Tỉnh nào sau đây của nước ta có huyện đảo Trường Sa? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  2. Bùi Đại Phước Câu 13. Nguồn tài nguyên khoáng sản vô tận của biển nước ta là A. muối. B. titan. C. dầu khí. D. cát thủy tinh. Câu 14. Nước ta bắt đầu khai thác dầu khí vào năm nào? A. 1976. B. 1986. C. 1990. D. 1998. Câu 15. Các địa phương: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận) nổi tiếng với nghề nào sau đây? A. Làm muối. B. Đánh cá. C. Nuôi chim yến. D. Khai thác cát thủy tinh. B. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1 (5.0 điểm). Trình bày tiềm năng, thực trạng, phướng hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam-Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm bài ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  3. KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9 (DÀNH CHO HSKT) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng: 0,33 điểm, đúng 03 câu ghi 1.0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án đúng B B C C A D D B Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án đúng D B C C A B A B/ TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Tiềm năng, thực trạng, phướng hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi 5.0 trồng và chế biến hải sản: * Tiềm năng: - Có hơn 2000 loài cá, trong đó 110 loài có gá trị kinh tế cao. trên 100 loài tôm, 1.0 và nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết … - Tổng trữ lượng hải sản hơn 4 triệu tấn. 0.5 * Thực trạng: - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải 1.0 sản. - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ, đánh bắt xa bờ 1.0 còn hạn chế. * Phương hướng: - Ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản. 1.0 - Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến hải sản. 0.5 Phê duyệt của Phê duyệt của Phê duyệt của Giáo viên ra đề Hiệu trưởng Tổ trưởng Nhóm trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Trần Đức Phùng Trần Đức Phùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2