intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

  1. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: KHTN; Lớp: 6 Thời gian làm bài 90 phút (Đề này gồm 21 câu, 2 trang) Họ và tên:…………………………......... Lớp: 6……... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Nguyên sinh vật sau có tên là gì? A. Trùng roi. B. Tảo lục. C. Trùng biến hình. D. Trùng đế giày. Câu 2: Rêu thường sống ở A. môi trường nước. B. nơi ẩm ướt. C. nơi khô hạn. D. môi trường không khí. Câu 3: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là: A. hình cầu, hình khối, hình que. B. hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn. C. hình que, hình xoắn, hình cầu. D. hình khối, hình que, hình cầu. Câu 4: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật. Câu 5: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: A. giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành. B. giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. C. giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài. D. ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài, giới. Câu 6: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 7: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không có xương sống là: A. hình thái đa dạng. B. có xương sống. C. kích thước cơ thể lớn. D. sống lâu. Câu 8: Vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống vì: A. vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất. B. vi khuẩn có khối lượng nhỏ nhất. C. vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh. D. cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ. Câu 9: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có thế năng? A. Đun nóng vật. B. Làm lạnh vật. C. Chiếu sáng vật. D. Đưa vật lên cao. Câu 10: Khi bếp ga hoạt động thì có sự chuyển hóa: A. hóa năng thành nhiệt năng. B. điện năng thành cơ năng. C. điện năng thành hóa năng. D. nhiệt năng thành điện năng.
  2. Câu 11: Trong các thiết bị sau thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng? A. Bàn là điện. B. Bóng đèn điện. C. Quạt điện. D. Bếp điện. Câu 12: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có dạng năng lượng nào sau đây? A. Động năng. B. Hóa năng C. Thế năng hấp dẫn. D. Vừa động năng vừa thế năng hấp dẫn. Câu 13: Hai lực F1 và F2 được biếu diễn như hình vẽ bên dưới. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hai lực cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau. B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, độ lớn bằng nhau. C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, F1 < F2. D. Hai lực cùng phương, ngược chiều, F1 > F2. Câu 14: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước chúng ta nặng hơn. C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 15: Một lò xo có chiều dài ban đầu 15 cm, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật 10g thì thấy lò xo dài 17 cm. Lò xo có chiều dài bao nhiêu khi treo vật 40g? A. 19 cm. B. 21 cm. C. 23 cm. D. 25 cm. Câu 16: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Khi ta đẩy quyển sách mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Quả bóng lăn trên sân. PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17 (1,0 điểm): Lực là gì? Dụng cụ dùng để đo lực? Đơn vị đo lực? Câu 18 (1,0 điểm): Tại sao khi phanh gấp lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa? Câu 19 (1,0 điểm): Từ các kiến thức đã học em hãy đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học? Câu 20 (2,0 điểm): Em hãy kể tên các ngành động vật không xương sống và các lớp động vật có xương sống mà em đã học. Cho ví dụ? Câu 21 (1,0 điểm): Cho các loài sinh vật: mèo, chó, thỏ, cá. Tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng? ---------- Hết ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2