SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ HỌC KÌ II<br />
LỚP 11 ( Năm học 2017 – 2018)<br />
Thời gian : 45 phút(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BĐ<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
(Học sinh làm bài vào tờ đề thi)<br />
Mã 002<br />
<br />
Họ tên học sinh………………………………………………………………….<br />
.Lớp…………………<br />
Câu<br />
Đáp<br />
án<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
I – PHẦN I – TRẮC NGHIỆM(4đ)<br />
<br />
Câu 1: Nét nổi bật về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là<br />
A. hội nhập kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa.<br />
B. kinh tế phát triển theo khuynh hướng độc lập.<br />
C. nơi cung cấp nguyên liệu thô cho các nước tư bản chủ nghĩa.<br />
D. trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản chủ nghĩa.<br />
Câu 2: Năm 1941, Anh và Mỹ đã thay đổi lập trường, ra tuyên bố<br />
A. phản đối chiến tranh.<br />
B. kiên quyết phản đối đề nghị hợp tác chống phát xít của Liên Xô.<br />
C. ủng hộ và bắt tay với Liên Xô chống chiến tranh phát xít.<br />
D. Anh, Mỹ tiếp tục giữ lập trường trung lập.<br />
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng<br />
A. phát triển nhanh chóng.<br />
C. ổn định.<br />
B. khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.<br />
D. có nền công-thương nghiệp phát triển.<br />
Câu 4: Tàu Ét-pê-răng của Pháp bị đội quân của lực lượng nghĩa quân nào chống phá?<br />
A. Nghĩa quân Trương Định.<br />
C. Nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân.<br />
B. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.<br />
D. Nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm.<br />
Câu 5: Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kỳ, triều đình nhà Nguyễn đã<br />
A. tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại.<br />
B. mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại.<br />
C. thương lượng với Pháp để xin chuộc.<br />
D. chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ.<br />
Câu 6: Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873), tướng giặc nào bị tiêu diệt?<br />
A. Gác-ni-ê.<br />
B. Ri-vi-e.<br />
C. Hác-măng.<br />
D.Đuy-puy.<br />
Câu 7: Ý nghĩa sâu sắc nhất của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai là<br />
A. thể hiện lối đánh tài tình của quân dân ta.<br />
B. thể hiện sự phối hợp chiến đấu của nhân dân ta với quân đội triều đình.<br />
C. thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ tổ quốc của quân dân ta.<br />
D. thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.<br />
Câu 8: Cuộc nổi dậy ở Huế năm 1885 là biểu hiện của<br />
A. sự xung đột về mặt quyền lợi giữa các phe phái trong triều đình.<br />
B. từ khi vua Tự Đức mất không có ai kế vị và điều hành triều đình.<br />
C.sự trỗi dậy của tinh thần yêu nước của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.<br />
D. ý thức hệ phong kiến không còn là chỗ dựa tin cậy cho quan lại và đông đảo quần chúng nhân dân.<br />
Câu 9: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?<br />
Đề thi có 04 trang<br />
<br />
trang 1/4(mã 002)<br />
<br />
A. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.<br />
B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.<br />
C. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.<br />
D. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám.<br />
Câu 10: Thái độ của quân dân Bắc Kì khi thực dân Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kỳ là<br />
A. tuân lệnh vua đình chỉ mọi hoạt động quân sự để triều đình thương lượng.<br />
B. tự tổ chức chống Pháp, gây cho Pháp nhiều tổn thất.<br />
C. ngay từ đầu đã có thái độ an phận, cam chịu và cầu hòa.<br />
D. tích cực kháng chiến chống Pháp khi thực dân Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ nhất, sau đó bất mãn với<br />
triều đình nên tự tan rã.<br />
Câu 11: Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào?<br />
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang được củng cố.<br />
B. Chính sách kinh tế, đối ngoại của triều Nguyễn có nhiều sai lầm, yếu kém.<br />
C. Triều Nguyễn đang có một số thành tựu nhưng bộc lộ sự khủng hoảng nghiêm trọng.<br />
D. Phong trào chống triều Nguyễn của nhân dân nổ ra mạnh mẽ.<br />
Câu 12: Sau khi Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần Vương đã<br />
A. chấm dứt hoạt động.<br />
B. hoạt động cầm chừng.<br />
C. tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu.<br />
D. tiếp tục hoạt động nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.<br />
Câu 13: Lãnh tụ phong trào Yên Thế là<br />
A. Nguyễn Thiện Thuật.<br />
B. Hoàng Hoa Thám.<br />
C. Phan Đình Phùng.<br />
D. Cao Thắng.<br />
Câu 14: Tính chất của phong trào Cần Vương là<br />
A. chiến tranh phong kiến.<br />
C. cách mạng dân chủ nhân dân.<br />
B. cách mạng tư sản.<br />
D. phong trào yêu nước chống Pháp.<br />
Câu 15: Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nội bộ triều đình đã<br />
A. đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.<br />
B. chủ trương cầu viện nước ngoài giúp ta đánh Pháp.<br />
C. phân hóa thành hai phái chủ chiến, chủ hòa.<br />
D. chủ trương canh tân đất nước.<br />
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là<br />
A. khởi nghĩa Hương Khê.<br />
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.<br />
B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.<br />
D. khởi nghĩa Ba Đình.<br />
II – PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)<br />
<br />
Câu 1(3 điểm): Đánh giá đúng đắn vai trò của các nước trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
Câu 2 (3 điểm): Tại sao lại nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào<br />
Cần Vương?<br />
.<br />
…………………………………………………………………………………………………………………….<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
Đề thi có 04 trang<br />
<br />
trang 2/4(mã 002)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN SỬ LỚP 11<br />
NĂM HỌC: 2017 – 2018<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BĐ<br />
<br />
Mã đề: 002<br />
I – PHẦN I – TRẮC NGHIỆM(4đ)<br />
<br />
Câu<br />
Đáp<br />
án<br />
<br />
1<br />
D<br />
<br />
2<br />
C<br />
<br />
3<br />
B<br />
<br />
4<br />
B<br />
<br />
5<br />
B<br />
<br />
6<br />
A<br />
<br />
7<br />
D<br />
<br />
8<br />
C<br />
<br />
9<br />
B<br />
<br />
10<br />
B<br />
<br />
11<br />
B<br />
<br />
12<br />
C<br />
<br />
13<br />
B<br />
<br />
14<br />
D<br />
<br />
15<br />
C<br />
<br />
16<br />
A<br />
<br />
II – PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Đánh giá đúng đắn vai trò của các nước trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
a. Vai trò của Liên Xô<br />
- Nêu được: Là nước đi đầu, trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa<br />
phát xít<br />
- Dẫn chứng<br />
+ Thắng lợi của Liên Xô thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít tính chất<br />
của cuộc chiến tranh thay đổi.<br />
+ Liên Xô giải phóng giúp Đông Âu giải phóng vào sào huyệt Đức<br />
+ Tham gia tiêu diệt phát xít Nhật<br />
+ Tổ chức các hội nghị quốc tế để kết thúc chiến tranh<br />
b. Vai trò của các nước đê quốc<br />
- Giai đoạn đầu: Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp khiến phát xít có điều kiện gây chiến<br />
- Giai đoạn sau:<br />
+ Thành lập Khối đồng minh chống phát xít<br />
+ Anh, Mĩ: phản công ở Bắc Phi, Italia, Thái Bình Dương<br />
+ Anh, Pháp, Mĩ tấn công vào Tây Đức<br />
+ Tiêu diệt Nhật<br />
<br />
2<br />
<br />
Tại sao lại nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong<br />
phong trào Cần Vương?<br />
- Quy mô, địa bàn rộng nhất (4 tỉnh)<br />
- Tổ chức chặt chẽ: huấn luyện, chế tạo vũ khí….<br />
- Có nhiều trận đánh lớn: : tấn công đồn Trường Lưu, thị xã Hà Tĩnh…<br />
- Thời gian kéo dài nhất: 12 năm<br />
<br />
Điểm<br />
3.0 điểm<br />
<br />
0.5<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.5<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
3.0 điểm<br />
<br />
1.0<br />
1.0<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />