Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
lượt xem 2
download
“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
- TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN Thứ . . . . ngày . . . tháng 5 năm 2022 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN SỬ 8 Lớp: 8A . . . NĂM HỌC 2021-2022 SBD………….. Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm: (3đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Câu 2: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì? A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ. B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng. D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân. Câu 3: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp. C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 4: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) C. Hiệp ước Hác - măng (1883) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 5: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì? A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng. C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội. D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta. Câu 6: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu của triều đình Huế. C. Pháp được tăng viện binh. B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 7: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội ? A. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết B. Nguyễn Tri Phương. D. Phan Thanh Giản Câu 8: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân. C. Phong trào Cần vương. B. Phong trào nông dân Yên Thế. D. Phong trào Duy Tân. Câu 9: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
- A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. Câu 10: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do? A. Không có sự đoàn kết của nhân dân. B. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức. C. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. D. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương. II. Tự luận: (7đ) Câu 1:Nêu chính sách của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta về kinh tế, văn hóa, giáo dục? (3đ) Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?(2đ) Câu 3: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?(2đ) Bài làm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………........................... ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
- ….…………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN – SỬ 8 I/ Trắc nghiệm ( 3Đ) Mỗi câu đúng 0,3 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A D D A D A C D D II/ Tự luận: ( 7Đ) Câu 1: (3đ) 1.Chính sách kinh tế: vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương ( 1đ) a. Nông nghiệp - Cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng địa tô. b. Công nghiệp: - Khai thác mỏ (than, kim loại…) để xuất khẩu. - Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa… - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam về nguyên liệu và thu thuế. - Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Đặt nhiều loại thuế, bắt phu. c. Nhận xét: - Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc. - Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để. - Nông nghiệp giậm chân tại chỗ. - Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. 2. Chính sách văn hóa, giáo dục ( 2đ) - Giai đoạn đầu, duy trì nền Hán học cũ. - 1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp. - Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. - Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. - Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc. - Nhận xét: +Hạn chế phát triển giáo dục. +Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa” +Duy trì thói hư tật xấu. Câu 2: Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới vì : -Người thấy con đường của các bậc tiền bói không phù hợp với tình hình đất nước, mặc dù Người rất khâm phục. Nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.(1đ) -Muốn tìm hiểu xem nước Pháp có thật sự tự do, bình đẳng, bác ái hay không. (1đ) Câu 3: Hướng đi của Nguyễn Aí Quốc có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.( 0,5đ) * Phan Bội Châu:(0,5đ) - Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị. - Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- - Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau". * Phan Châu Trinh:(0,5đ) - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất. - Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" => Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. * Nguyễn Tất Thành:(0,5đ) Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là: - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” - Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất. - Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn