intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II , NĂM HỌC 2022-2023 NGỮ VĂN 11 Mức độ Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Chủ đề – Hiểu được ý – Nhận diện nghĩa câu - Trình bày quan phương thức nói/vấn đề đặt điểm về một vấn đề biểu đạt ra tư rút ra từ văn bản I. Đọc hiểu đọc hiểu. - Xác định - Xác định - Rút ra thông các từ/cụm và nêu tác điệp/bài học từ văn từ dụng BPTT bản Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,5 1,0 0,5 3,0 Tỉ lệ 15% 10% 5% 30% -Triển khai Bài viết sáng II. Làm văn - Xác định vấn đề nghị - Đảm bảo cấu trúc tạo, có những đúng kiểu ba phần luận thành kiến giải riêng - Nghị luận VH; các bài : nghị - Vận dụng những các luận điểm, kiến thức đã học về sâu sắc, thuyết VB thơ: phục; diễn đạt luận văn học hệ thống ý rõ để phân tích, cảm 1. Vội vàng (Xuân hấp dẫn, thuyết (Nghị luận ràng. nhận về các phương Diệu) phục. diện nội dung và 2.Đây thôn Vĩ Dạ về VB thơ) (Hàn Mặc Tử) Đảm bảo quy nghệ thuật của tác 3. Tràng giang - Xác định tắc chính tả, phẩm; Làm nổi bật cái (Huy Cận) đúng vấn đề dùng từ, đặt riêng trong ngôn 4. Chiều tối (HCM) cần nghị câu ngữ, giọng điệu/ 5. Từ ấy (Tố Hữu) luận. miêu tả... Số câu 1,0 1,0 Số điểm 7,0 7 Tỉ lệ 70 % 70% Tổng số câu 2,0 1,0 1,0 1,0 5 Tổng số điểm 1,5 1,0 0,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 15% 10% 5% 70% 100%
  2. TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ ĐỀ KIỂM TRA KÌ II – NGỮ VĂN 11 TỔ VĂN Năm học: 2022 – 2023 ……………@.................... Thời gian làm bài: 90 phút( Không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (…) Chúng ta không thể nào sống mà không kết nối với người khác. Tình cảm của chúng ta là quá trình tương tác với đồng loại. Một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên khi được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình – nhận sự dưỡng nuôi từ thân nhân. Sau đó, đứa trẻ sẽ nhận được sự giáo dục của nhà trường, sự bảo trợ từ xã hội. Lớn lên, nó lao động và ngầm thực hiện một giao kết xã hội giữa quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. Trong suốt cuộc đời, chúng ta đã nhận nhiều như thế, lẽ nào không biết cho đi? Quan trọng hơn cả, sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng. Tuy nhiên, nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công, suốt đời cũng không có điều gì quá lớn để gửi lại thì thế nào? Nếu như vậy, bạn đừng bao giờ nản chí, cứ tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu. Bạn biết không, mỗi viên gạch chẳng làm nên điều gì cả, nhưng nhiều viên gạch nối chồng lên nhau, tạo thành bức tường vững chắc có thể dẫn gió, dẫn nước, che sóng, ngăn triều. Cái chúng ta làm ra hôm nay còn dang dở, người sau sẽ tiếp nối. Chỉ cần tận tụy với lí tưởng cống hiến của mình, dù thành tựu có nhỏ bé, bạn vẫn là người đã để lại cho cuộc sống một nền móng, một mảng nào đó của một thành tựu lớn lao. Theo Lâm Hoàng Phúc ( Nhiều tác giả, Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 26) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2.Theo tác giả, nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công, suốt đời cũng không có điều gì quá lớn để gửi lại thì thế nào? Câu 3. Anh/ Chị hiểu khẳng định sau như thế nào? “…mỗi viên gạch chẳng làm nên điều gì cả, nhưng nhiều viên gạch nối chồng lên nhau, tạo thành bức tường vững chắc có thể dẫn gió, dẫn nước, che sóng, ngăn triều.” Câu 4. Từ văn bản, hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 44) Cảm nhận đoạn thơ trên. -------------Hết-------------
  3. KIỂM TRA KÌ II – NGỮ VĂN 11 Năm học: 2022 - 2023 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. 0,75 - Học sinh trả lời nhưng nội dung không phù hợp hoặc không trả lời: 0,0 điểm 2 Theo tác giả, nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công, suốt đời cũng không có điều gì quá lớn để gửi lại thì đừng bao giờ nản chí, cứ tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 3 Khẳng định “…mỗi viên gạch chẳng làm nên điều gì cả, nhưng nhiều viên gạch nối chồng lên nhau, tạo thành bức tường vững chắc có thể dẫn gió, dẫn nước, che sóng, ngăn triều.” có thể được hiểu là: - Ít sẽ làm nên nhiều, nhiều việc nhỏ sẽ làm nên việc lớn, góp những cái nhỏ nhoi sẽ thành cái lớn lao. - Thành tựu lớn có được là từ những thành công nhỏ. 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng mắc lỗi diễn đạt : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời nhưng nội dung không phù hợp hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 4 Rút ra 1 thông điệp có ý nghĩa từ nội dung văn bản: - Không thể nào sống mà không kết nối với những người khác. (nhất là về mặt tình cảm) - Bên cạnh việc được nhận con người phải biết cho. - Sống trọn vẹn là phải kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng - Nếu thất bại thì đừng bao giờ nản chí, cứ tiếp tục cống hiến 0,5 và tạo ra thành tựu. - … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời nhưng nội dung không phù hợp hoặc không trả lời: 0,0 điểm. II LÀM VĂN 7,0 Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khẳng định vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
  4. các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Từ ấy và vấn 0,5 đề nghị luận. * Cảm nhận đoạn thơ: - Về nội dung + Từ ấy là giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn, niềm hạnh phúc lớn. + Tâm trạng bừng ngộ và quyết tâm của người thanh niên yêu nước khi tìm ra lẽ sống của cuộc đời mình: giác ngộ lập trường giai cấp, tự nguyện gắn cá nhân mình với cái ta chung, gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ trong ý thức đoàn kết giai cấp để tạo nên sức mạnh đấu tranh…. Lẽ sống cao đẹp ấy làm nên sức mạnh tinh thần to lớn cho người thanh niên cộng sản. - Về nghệ thuật: + Hình ảnh thơ tươi sáng, tràn đầy sức sống. 4,5 + Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ, … (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, khối đời…); + Các động từ, tính từ với sắc thái và mức độ mạnh (bừng, chói, đậm, rộn, buộc, trang trải); từ ngữ giàu sức gợi cảm (tôi- mọi người, hồn tôi – bao hồn khổ); … * Đánh giá chung: Đoạn thơ cho thấy Tố Hữu là nhà thơ nhiệt thành với lí tưởng, lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 4,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 – 4,0 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 – 1,75 điểm. d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2