intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề chính thức Đề này gồm có 02 trang I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: PHỞ Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. […]. Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư … Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt … cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin […] […] Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều … Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy. […] Đêm Hà nội, nay thức khuya nhất vẫn là những hiệu phở […] Và cái món ăn Hà Nội đầu tiên…vẫn là cái món phở ngày xưa chúng ta vẫn ăn đủ cả rau mùi hành hoa đủ chua cay và sôi sùng sục. Tôi biết ở Nam Bộ vẫn có phở, phở hủ tíu, nhưng bát phở Bắc ăn ở đầu hè di cư không bao giờ có thể ngon được bằng bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật này. (Trích tùy bút Phở – Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, Phở có những quy luật nào? Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra thời gian để ăn Phở đươc nhắc đến trong đoạn trích? Câu 4 (1.0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu “Có những lúc, tôi
  2. muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta.” Câu 5 (1.0 điểm): Theo anh/chị, tác giả bộc lộ tình cảm gì đối với phở Hà Nội qua đoạn trích? Câu 6 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 7 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng ý với tác giả về việc thưởng thức Phở trong đoạn văn“Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy... như một tấm áo kép mặc thêm lên người” không? Vì sao? Câu 8 (0.5 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về một món ăn đặc trưng ở miền Trung. II. VIẾT (4.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau: Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Và khi con đến lớp Khi con vừa ra đời Lời ru ở cổng trường Lời ru về mẹ hát Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Mai rồi con lớn khôn Trong giấc ngủ êm đềm Trên đường xa nắng gắt Lời ru thành giấc mộng Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Khi con vừa tỉnh giấc Lời ru cũng gập ghềnh Thì lời ru đi chơi Khi con ra biển rộng Lời ru xuống ruộng khoai Lời ru thành mênh mông. Ra bờ ao rau muống (Lời ru của mẹ - Thơ Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai, 1997) *Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường ----- Hết ----- Họ và tên học sinh: …………………………………. Số báo danh: ………… ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2