intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK2 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện cổ tích Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn đóng vai Số câu nhân vật kể lại một 1* 1* 1* 1* 1 chuyện cổ tích 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 UBND HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK2 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Nội dung/ Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: * Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, ngôi kể, cụm từ, từ mượn. * Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ có trong văn bản. Truyện cổ - Tính cách nhân vật qua văn bản. tích. - Hiểu chức năng của trạng ngữ. - Hiểu hành vi nhân vật * Vận dụng: - Đánh giá phẩm chất nhân vật. * Vận dụng cao: - Rút ra bài học. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được kiểu bài văn tự sự đóng vai nhân vật kể lại Viết bài văn truyện cổ tích. đóng vai Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục nhân vật kể bài văn tự sự) lại câu Vận dụng: Bước đầu biết vận dụng đặc điểm của kiểu bài tự sự vào tạo lập chuyện cổ văn bản tích. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong cách kể, cách dùng từ, diễn đạt, gửi gắm bài học của bản thân, câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc. III. ĐỀ KIỂM TRA
  2. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Ngày xưa, có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn, anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ. Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người mỗi ngả. Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy. Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho. Vợ Nhân có nhiều của riêng. Vì thế Nhân nghiễm nhiên trở nên một phú ông có cơ nghiệp kha khá ở trong vùng. Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề “sống chết sướng khổ có nhau” với Quắc. Nhân cất công đi tìm và sung sướng thấy Quắc vẫn còn sống. Tuy Quắc đang dở năm dạy, nhưng Nhân cũng thương lượng được với cha mẹ học trò cho con em chuyển sang một cụ đồ khác rồi đưa Quắc về nhà mình. Nhân dặn người nhà phải coi Quắc không khác gì mình, cơm nước hầu hạ không được bê trễ. Nhưng tính vợ Nhân không được như chồng. Xưa nay đối với những kẻ rách rưới, chị ta thường tỏ vẻ coi thường. Và, chị ta không cùng sống những ngày hàn vi với Nhân nên có thấy đâu tình nghĩa giữa Nhân và Quắc như thế nào. Nhưng thấy chồng trọng đãi khách nên lúc đầu chị không dám nói gì. Nhân luôn luôn bảo vợ: – Đây là người thân nhất trong đời tôi. Nếu không có bạn thì tôi chưa chắc đã sống để gặp nàng. Vợ Nhân chỉ lẩm bẩm: – Khéo! Bạn với bè! Chỉ có ngồi ăn hại. Dần dần vợ Nhân bực mình ra mặt. Chị ta khó chịu vì cái ông khách lạ tự dưng ở đâu đến chả giúp ích gì cho nhà mình, chỉ chễm chệ trên giường cao, cơm rượu mỗi ngày hai bữa. Vợ Nhân trước còn nói mát sau thì ngoa ngoắt ra mặt. Có hôm người đàn bà ấy đay nghiến cả chồng lẫn khách: – Chẳng phải bố già, không phải khách nợ, ở đâu lại rước về thờ phụng, ăn no lại nằm. Thôi liệu mà tống khứ đi! Thấy thái độ vợ ngày càng quá quắt, chồng chỉ sợ mất lòng bạn. Một mặt Nhân thân hành chăm chút bạn chu đáo hơn cả lúc trước, mặt khác Nhân tỉ tê khuyên dỗ vợ. Nhưng vợ Nhân chứng nào vẫn giữ tật ấy. Về phần Quắc thì chàng hiểu tất cả. Đã hai lần Quắc cáo bạn xin về nhưng Nhân cố giữ lại. Thấy bạn chí tình, Quắc lại nấn ná ít lâu. Nhưng hôm đó Quắc quả quyết ra đi vì chàng vừa nghe được những câu nói xúc phạm nặng nề. Quắc nghĩ, nếu mình không đi sớm thì có ngày bị nhục với người đàn bà này. Mà nếu ra đi như mấy lần trước thì sẽ bị bạn giữ giằng lôi thôi khó thoát. Một hôm, trời còn mờ sương, Quắc cất bước lẻn ra khỏi nhà. Để cho bạn khỏi mất công tìm kiếm, khi đi qua một khu rừng, chàng cởi khăn áo treo lên một cành cây bên đường, làm như cách mình đã chết. Đoạn Quắc lần mò đi xứ khác trở lại cuộc đời gõ đầu trẻ nuôi thân. Thấy mất hút bạn, Nhân bổ đi tìm nhưng chẳng biết tung tích đâu cả. Khi nghe tin có người bắt được khăn áo ở mé rừng phía Nam, chàng lật đật đến xem. Nhận rõ đó là khăn áo của bạn, Nhân vô cùng hối hận: – Thôi, ta làm hại bạn ta rồi! Chắc bạn ra bị cướp giết chết! Nhưng sau đó Nhân lại nghĩ khác: – Bạn ta ra đi trong túi không có một đồng một chữ thì dầu có gặp cướp cũng không can gì. Đây một là bị hùm beo ăn thịt, hai là bị lạc trong rừng sâu. Dù thế nào đi nữa thì nhất định bạn ta cũng đi về phương này. Nhân lần mò vào rừng tìm Quắc. Không thấy có vết máu, chàng lại càng hi vọng. Nhân băng hết chông gai, chui hết bụi rậm, luôn luôn cất tiếng gọi: – Anh Quắc ơi! Quắc ơi! Quắc! Quắc!… Nhân đi mãi, gọi mãi, quanh quẩn trong khu rừng mênh mông. Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình ấy vẫn không quên gọi:
  3. – Quắc! Quắc!… Nhân chết hóa thành chim quốc, còn được gọi là chim đỗ quyên. Lại nói chuyện sau đó, vợ Nhân đợi mãi không thấy chồng về, lấy làm ăn năn về những hành động của mình đã dẫn tới kết quả tai hại như thế. Một hôm chị ta bỏ nhà, bỏ cửa đi tìm chồng. Cuối cùng cũng đến khu rừng phía Nam. Nghe tiếng “Quắc! Quắc!”, chị ta nhận ra là tiếng chồng gọi bạn. Chị ta mừng quá quá kêu to: – Có phải anh đấy không, anh Nhân? Không có tiếng trả lời ngoài những tiếng kêu “Quắc! Quắc!” của con chim quốc. Vợ Nhân cứ theo tiếng chim tiến vào rừng sâu. Sau cùng không tìm được lối ra, chị ta tuyệt vọng và chết bên cạnh một gốc cây. Câu chuyện “Sự tích chim quốc” – Truyện cổ tích Việt Nam Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0.5 điểm) Xác định ngôi kể. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 2. (0.5 điểm) Theo em, văn bản được viết theo thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin Câu 3. (0.5 điểm) Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân.” có chức năng gì? A. Chỉ thời gian B. Chỉ không gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích Câu 4. (0.5 điểm) Từ “phú thương” trong câu “Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy.” có nghĩa nào trong các nghĩa sau: A. Người buôn bán giàu có B. Giàu có và bao dung C. Tha thứ lỗi lầm cho người khác D. Sự bao dung, chia sẻ Câu 5. (0.5 điểm) Trong truyện, anh Nhân là người như thế nào? A. Là người rất tham lam. B. Người rất tốt bụng. C. Bạc tình, bạc nghĩa. D. Biết ơn, trọng tình nghĩa. Câu 6. (0.5 điểm) Trong câu sau, đâu là từ mượn: “Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình ấy vẫn không quên gọi.”? A. hơi thở B. cuối cùng C. chí tình D. con người Câu 7. (0.5 điểm) Xác định cụm động từ có trong câu: “Một hôm, trời còn mờ sương, Quắc cất bước lẻn ra khỏi nhà.” A. Còn mờ sương B. Một hôm C. Trời còn mờ sương D. Cất bước lẻn ra khỏi nhà Câu 8. (1.0 điểm) Vì lí do gì Quắc rời khỏi nhà bạn? Câu 9. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của yếu tố kì ảo anh Nhân chết hoá thành chim quốc trong văn bản. Câu 10. (0.5 điểm) Qua câu chuyện, em học được gì về cách đối xử với bạn bè? II. VIẾT: (4.0 điểm) Hãy đóng vai nhân vật Nhân kể lại câu chuyện “Sự tích chim quốc”. -----HẾT-----
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C B A A D C B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu được1 trong 3 lý do mà anh HS chỉ nêu được Trả lời sai hoặc không Quắc rời khỏi nhà bạn gợi ý: nhưng chưa rõ ý. trả lời. + Vì vợ Nhân có thái độ quá quắt. + Hiểu được vợ bạn không hài lòng. + Sợ nhục vì vợ bạn. Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) - Học có nhiều cách trả lời khác nhau Học sinh nêu được câu Trả lời nhưng không sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi. trả lời phù hợp nhưng chính xác, không liên HS trả lời được 2 trong các ý gợi ý: chưa sâu sắc, diễn đạt quan đến văn bản, Ý nghĩa của chi tiết kì ảo: chưa thật rõ. (HS nêu hoặc không trả lời. - Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, được 1 trong các gợi ý thu hút người đọc. sau) - Giúp nhân vật Nhân thể hiện sự nghĩa tình với người bạn chí thân. - Giải thích nguồn gốc tên gọi chim quốc. Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh rút ra được bài học phù Học sinh chỉ trả lời có hoặc Nêu không rõ ý hợp: không mà không giải thích hoặc không trả lời. - Chân thành được. - Sẻ chia, giúp đỡ - Yêu thương, tôn trọng PHẦN II. VIẾT (4.0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0
  5. 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, - Mở bài: Đóng vai thành nhân thân bài, kết bài; phần thân bài: biết vật Nhân, giới thiệu bản thân và tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. chặt chẽ với nhau. Thân bài: Kể lại diễn biến câu 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ chuyện từ mở đầu đến kết thúc. có một đoạn. - Tập trung vào sự việc đã xảy ra. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần - Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo (thiếu phần mở bài hoặc kết bài, hoặc trình tự hợp lí. - Tập trung vào các chi tiết hư cấu, cả bài viết là một đoạn văn. kì ảo. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về không gian, thời gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. Kết bài: Thể hiện được cảm xúc của người viết dưới góc nhìn của nhân vật về câu chuyện; rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1.75 - 2.0 - Đóng vai nhân vật Nhân, giới thiệu bản Bài văn có thể trình bày theo nhiều thân, giới thiệu được câu chuyện cổ tích cách khác nhau nhưng cần thể hiện một cách phù hợp theo cầu của đề. Giới được các nội dung sau: thiệu được thời gian, không gian, hoàn - Đóng vai nhân vật giới thiệu thế cảnh xảy ra câu chuyện. nào? - Sự việc được kể phong phú, trình bày - Đó là câu chuyện cổ tích gì? Hoàn cụ thể, rõ ràng theo trình tự hợp lý và kể cảnh xảy ra thế nào? cụ thể các chi tiết những nhân vật có liên - Những nhân vật trong truyện là ai? quan, kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc. Họ có lời nói, hành động, thái độ gì? - Các yếu tố kì ảo được kể lại chân thực, - Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? hấp dẫn. - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như - Dùng ngôi kể thứ nhất, đóng vai thành vậy? nhân vật kể lại câu chuyện. - Có chi tiết hư cấu, kì ảo nào? - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện đối - Thời gian, không gian, nhân vật… với bản thân một cách sâu sắc. cần miêu tả. 1.0- 1.5 - Đóng vai nhân vật Nhân, giới thiệu - Cảm xúc của bản thân khi câu được sơ lược bản thân, giới thiệu về thời chuyện cổ tích này. gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu - Rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện. chuyện cho bản thân qua góc nhìn - Các sự việc được trình bày theo trình tự của nhân vật. hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Có đề cập đến những nhân vật có liên quan. - Có kể lại được yếu tố kì ảo nhưng khai thác chưa cụ thể, thể hiện thiếu chân thực, còn gượng ép. - Ngôi kể đôi chỗ còn chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.
  6. - Rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện nhưng chưa sâu sắc. 0.25 - 0.5 - Đóng vai nhân vật Nhân giới thiệu được nhân vật học sinh hoá thân, kể câu chuyện cổ tích Sự tích chim quốc, giới thiệu không gian, thời gian, kể lại nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. - Các sự việc, chi tiết còn rời rạc, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. - Thiếu yếu tố miêu tả, chưa làm rõ các chi tiết kì ảo. - Dùng ngôi kể phù hợp nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện hoặc chưa biết dùng ngôi thứ nhất để kể. - Chưa rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện. 0.0 Bài làm lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo. Duyệt của nhà trường Duyệt của TTCM Nhóm chuyên môn ra đề Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2