intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2021-2022) 1. Văn học: Gồm những bài sau: - Mùa xuân nho nhỏ - Nói với con - Viếng lăng Bác - Sang thu. * Yêu cầu: + Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm. + Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong các văn bản, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích / văn bản thơ. + Hiểu được nội dung, chủ đề và ý nghĩa của các văn bản trên. + Hiểu được ý nghĩa một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học. 2. Tiếng Việt: Gồm những nội dung sau: - Các thành phần biệt lập. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Các biện pháp tu từ từ vựng. * Yêu cầu: + Nắm vững các khái niệm. + Xác định được các thành phần biệt lập trong câu. + Chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản. + Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Tập làm văn 3.1. Nghị luận xã hội - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về đời sống, xã hội. Từ đó rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày. * Ngữ liệu: Các văn bản thông tin, nhật dụng ngoài SGK, chương trình. 3.2. Nghị luận văn học . Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (đã được giới hạn ở phần văn học), rèn luyện cách viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ ./. ............HẾT.............. 1
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2021-2022) ← Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụngVận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu VB - Ngữ liệu: văn -Nêu - Hiểu được vai bản nhật dụng, phương trò, tác dụng của văn bản văn học thức biểu các phép liên - Tiêu chí lựa đạt. kết; các biện chọn ngữ liệu: - Nhận diện pháp tu từ. 01 đọan trích/văn các phép - Hiểu được ý bản hoàn chỉnh liên kết nghĩa của từ tương đương với câu; biện ngữ, hình ảnh văn bản được học pháp tu từ; xuất hiện,… chính thức trong các thành trong văn bản. chương trình. phần biệt - Hiểu được các lập, dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về tiếng Việt, đề tài, chủ đề của văn bản. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản Nghị luận xã Viết 01 hội: Trình bày đoạn văn: suy nghĩ về vấn Trình bày đề xã hội đặt ra quan điểm trong văn bản ở của bản phần đọc hiểu thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích. Nghị luận văn Học sinh 2
  3. học: Phân tích, nắm được cảm nhận một kiến thức và đoạn thơ, bài thơ, kỹ năng làm bài để viết bài văn cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, bài thơ, Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% 1 2 1 1 5 Tổng 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 10% 20% 20% 50% 100% 3
  4. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Con trai à, ta viết vài dòng căn dặn này cho con, xuất phát từ ba nguyên tắc sau: 1. Đời người phúc hoạ vô thường, chẳng ai biết sẽ sống được bao lâu, có những điều nên nói sớm thì hơn. 2. Ta là cha con, ta không nói với con thì còn ai nói. 3. Những điều viết đây đều là kinh nghiệm cha rút ra được sau những thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này. Sau đây là những điều con phải nhớ kỹ trong đời: - Đừng quá để tâm đến những ai đối xử không tốt với con. Trong đời con, chẳng ai có nghĩa vụ đối tốt với con, trừ ta và mẹ con. Còn những người đối xử tử tế với con thì ngoài việc trân trọng và biết ơn họ, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu. […] - Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi. Cho nên con càng sớm trân trọng đời con thì con càng được tận hưởng cuộc sống sớm; hãy trân trọng đời này càng sớm càng tốt, chứ đừng mong mình sống thọ. […] - Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức con học được sẽ là vũ khí trong tay. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể chiến đấu không một tấc gươm. Mong con nhớ kĩ! […] - Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lưc. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng thành công không phải là đích đến mà là một quá trình. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé. (Bức thư của cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền – vietnamnet.vn) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định và gọi tên một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn được in đậm. 4
  5. Câu 2: (1,0 điểm) Theo em, vì sao người cha lại cho rằng “Kiến thức con học được sẽ là vũ khí trong tay”? Trả lời trong khoảng từ 2 – 3 câu. Câu 3: (1,0 điểm) Trong thư người cha nói với con rằng: “Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê.” Em có đồng tình với quan điểm trên không? Trình bày quan điểm của em bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) “Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi.” (Tôn Vận Tuyền) Từ ý kiến trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (tối đa 200 chữ) trình bày tác hại của việc lãng phí thời gian. Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn cảm nhận về khổ thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. ( Trích “ Nói với con” của Y Phương) ………...…. HẾT………...…. Họ và tên thí sinh: ....................................................Số báo danh: ............................ Chữ kí giám thị 1: ...................................................................................................... 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Ngữ Văn 9 - HKII - Năm học: 2021-2022 Phần Câu Nội dung Điểm - Phép nối: Cho nên 1.0 1 “Kiến thức con học được sẽ là vũ khí trong tay”. Vì: - Kiến thức chúng ta có được sẽ giúp chúng ta rất nhiều 0.5 trong cuộc sống, nó chính là một thứ vũ khí để ta chứng minh, khẳng định vị thế của bản thân mình. 2 - Không chỉ vậy, khi bạn có kiến thức có thể giúp ta vượt qua mọi chông gai, thử thách và làm nên giá trị bản thân. 0.5 (Hs có thể trình bày cách khác. Gv linh động chấm điểm I. phù hợp miễn đúng ý) Đọc- Đây là một suy nghĩ vô cùng chính xác. hiểu - Như người xưa đã có câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức", phải có những sự cố gắng, say mê, cần cù nhiệt huyết vươn lên trong công việc thì ta mới có thể vươn tới thành công. - Không chỉ vậy, chính sự cố gắng, say mê ấy sẽ giúp cho 3 chúng ta cảm thấy bản thân đã làm được điều ý nghĩa, thành công đạt được sẽ đáng để trân trọng hơn. - Khi bạn có tài năng nhưng bạn lại thiếu đi sự nhiệt huyết, 1.0 đam mê và cố gắng thì bạn rất khó để đạt được thành công vì "sự cố gắng và say mê" là chìa khóa vạn năng để mở ra những cánh cửa diệu kì. 1 Hình thức: đoạn văn nghị luận xã hội 0.25 Nội dung: Đảm bảo các ý Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề ( Thời gian vô cùng quý báu nên lãng phí thời gian là có hại) 0.25 Thân đoạn – Biểu hiện: Không cố gắng học hành, ngủ gục, chơi game, làm việc riêng khi ở trên lớp,... – Nguyên nhân: Nghĩ mình còn trẻ, còn nhiều thời gian, 1.25 phải ăn chơi thỏa thích trước đã, việc học, việc làm để sau này cũng chưa muộn; Sự lười biếng, nhút nhát, không dám II. đương đầu với khó khăn, thử thách; Làm - Tác hại: +Trước hết thiệt hại về tiền bạc, công sức… văn + Thứ hai, không có điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm. + Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của thời gian và rút ra bài học 0.25 ( Không nên lãng phí thời gian để đánh mất cơ hội sống đẹp và mang lại điều tốt đẹp cho cuộc sống. 6
  7. 2 A. Yêu cầu chung - Kiểu bài nghị luận văn học - Bố cục: đảm bảo 3 phần đầy đủ, rõ ràng - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hợp lí, xây dựng câu văn rõ nghĩa, đúng cấu trúc; Diễn đạt mạch lạc, trong sáng. B. Yêu cầu cụ thể Hs có thể trình bài nhiều cách nhưng cơ bản, bài làm cần đảm bảo các ý sau: 1.Mở bài -Giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà thơ Y Phương (khái quát đặc điểm về con người, cuộc đời, phong cách nghệ thuật, các sáng tác tiêu biểu,...) 0,5 -Giới thiệu những nét tiêu biểu về bài thơ “Nói với con” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật,...) -Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Nói với con”. ( thiếu ý này còn 0.25 đ) 2. Thân bài * Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết đó chính là gia đình. 1,0 -Những hình ảnh thơ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” đã gợi lên hình ảnh những bước đi chập chững đầu đời của mỗi con người. -Những hình ảnh “tiếng nói’, “tiếng cười” đã gợi lên hình ảnh đứa trẻ với những tiếng bi bô tập nói. -Những hình ảnh “tới cha”, “tới mẹ” sự cổ vũ của cha mẹ và cha mẹ chính là vòng tay êm ấm, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người → Gia đình, cha mẹ chính là cội nguồn đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng mỗi đứa con khôn lớn thành người. * Cội nguồn đó còn là quê hương: - Quê hương đã được giới thiệu qua lối nói giàu hình ảnh 1.5 của những người dân vùng cao - “người đồng mình”. - Hô ngữ “con ơi” khiến cho những lời của người cha càng thêm thân thương, trìu mến. - Hình ảnh giàu sức gợi: +“Đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động thô sơ được những con người nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn vừa gợi đôi bàn tay khéo léo, cần cù, tài hoa, giàu sáng tạo của họ đã khiến những nan nứa, nan tre vốn đơn giản, thô sơ trở thành những “nan hoa”. +“Vách nhà ken câu hát” vừa tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gia đình của “người đồng mình” khiến cho những vách nhà ấy như được ken dày thêm lên trong những câu hát, từ đó nó gợi lên một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn 7
  8. đầy lạc quan của những người dân miền cao. +Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó với nhau của những “người đồng mình” +Hình ảnh nhân hóa “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã cho thấy tấm lòng rộng mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên. - Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người trưởng 1,0 thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ. +“Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm. + “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con. - Đánh giá: Khái quát những nét đặc sắc nhất về giá trị 0.5 nội dung và giá trị nghệ thuật của khổ đầu bài thơ 3. Kết bài Khảng định lại giá trị của đoạn thơ, sức sống của tác 0,5 phẩm“Nói với con” và nêu cảm nhận của bản thân. * Lưu ý : Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, giáo viên có thể tìm ý trong bài làm của học sinh để chấm điểm. Giáo viên linh động chấm điểm HS cho phù hợp. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. ………...…. HẾT………...…. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2