Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai". Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC – Khối: 10 – ĐỘI TUYỂN LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 26/04/2023 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 105 (Đề kiểm tra gồm 04 trang, 28 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:……………………………………………….……………. Phần I – Trắc nghiệm Câu 1: Quan sát hình bên và sắp xếp đúng thứ tự các kỳ của quá trình giảm phân I từ: kì đầu I kì giữa I kì sau I kì cuối I. Trật tự sắp xếp đúng là: A. (1) (2) (3) (4). B. (2) (3) (1) (4). C. (2) (4) (1) (3). D. (1) (4) (2) (3). Câu 2: Có bao nhiêu sinh vật sau đây thuộc về vi sinh vật? I – Vi khuẩn acetic. II – Nấm men rượu. III – Trùng giày. IV – Châu chấu. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 3: Tại phòng thí nghiệm sinh học ở trường Lương Thế Vinh, khi nghiên cứu về vi khuẩn lactic bạn Nam tiến hành các bước như sau: Bước 1: Pha loãng hỗn hợp nước dưa cà muối và trải đều mẫu lên môi trường đặc (thạch) rồi nuôi cấy vài ngày. Bước 2: Quan sát các khuẩn lạc khác nhau trên môi trường nuôi cấy và nhận diện được khuẩn lạc của vi khuẩn lactic. Bước 3: Tách riêng khuẩn lạc của vi khuẩn lactic ra nuôi cấy riêng để nghiên cứu những đặc tính của nó. Theo em, bạn Nam đang thực hiện phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào? A. Nuôi cấy trong hệ kín. B. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật. C. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật. D. Phân lập vi sinh vật. Câu 4: Ở tế bào sinh dưỡng, tại …(1)… của giai đoạn …(2)…các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Nội dung ở (1) và (2) lần lượt là A. kỳ giữa, giảm phân I. B. kỳ giữa, nguyên phân. C. kỳ sau, giảm phân II. D. kỳ sau, nguyên phân. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thuộc về vi sinh vật? I. Kích thước nhỏ, quan sát được bằng kính hiển vi. II. Chỉ gồm các nhóm sinh vật có tế bào nhân sơ. III. Hấp thu và chuyển hóa vật chất chậm, thích nghi kém. IV. Sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng. A. I, III, IV. B. I, IV. C. I, II, IV. D. II, III. Câu 6: Thành tựu nào sau đây thuộc công nghệ chuyển gen ở tế bào động vật? A. Cấy ghép da cho người bị bỏng nặng. B. Nuôi cấy phôi ở phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. C. Gà mang gen người sản xuất trứng chữa bệnh Wolman. D. Tạo cừu Dolly Câu 7: Đồ thị bên mô tả các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong hệ kín, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở pha (2) số tế bào chết nhiều hơn số tế bào sinh ra. B. Quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa ở pha (3). C. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tế bào sinh trưởng kém ở pha (4). D. Vi khuẩn hầu như không phân chia ở pha (1). Câu 8: Tác hại của quá trình phân giải bởi vi sinh vật là A. khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. B. tạo các sản phẩm hữu ích như hóa chất, nhiên liệu. C. làm hư hỏng thực phẩm, vật dụng, đồ gỗ. D. ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trang 1/4 – Mã đề 105 – Sinh học 10 – Đội tuyển
- Câu 9: Một loài động vật nguyên sinh có thể sinh trưởng tốt trên môi trường có pH từ 6 – 7,5, sinh vật này thuộc nhóm A. ưa ấm. B. ưa trung tính. C. ưa kiềm. D. ưa acid. Câu 10: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật? A. Tôm chua. B. Nhựa sinh học polyhydroxyalkanoate. C. Phân bón hữu cơ. D. Nước tương. Câu 11: Trong chu kỳ tế bào, nhiễm sắc thể nhân đôi ở A. pha G2. B. pha S. C. pha M D. pha G1. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ung thư? A. Người mắc bệnh ung thư dù phát hiện sớm cũng không thể chữa trị. B. Các tế bào ung thư ác tính không có khả năng di căn sang các cơ quan ở xa. C. Tất cả các khối u, dù lành tính hay ác tính đều gọi là ung thư. D. Khi rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u. Câu 13: Đâu KHÔNG phải là nguyên lý của công nghệ tế bào? A. Tính toàn năng. B. Khả năng phản biệt hóa. C. Khả năng giảm phân và thụ tinh. D. Khả năng biệt hóa. Câu 14: Quan sát hình bên, hình nào minh họa cho một hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? A. Hình (4) B. Hình (2) C. Hình (1) D. Hình (3) Câu 15: Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về ……………… của quẩn thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. Nội dung trong dấu “………………” là A. hình dạng tế bào. B. kích thước tế bào C. cấu trúc tế bào. D. số lượng tế bào. Câu 16: Hình sau mô tả quy trình ứng dụng công nghệ tế bào để sản xuất cây lan kim tuyến – một loại thảo dược quý ở Việt Nam, quy trình này thuộc kiểu A. tạo giống cây trồng chuyển gen. B. lai giống hữu tính. C. vi nhân giống. D. tạo giống cây lai khác loài. Câu 17: Một tế bào sinh dục chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) đã trải qua các giai đoạn được minh họa ở hình vẽ bên. Tổ hợp phát biểu nào sau đây là đúng? I. Nhiễm sắc thể đơn nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép ở giai đoạn (1). II. Giai đoạn (2) và (3) lần lượt là giảm phân I và giảm phân II. III. Từ một tế bào ban đầu qua 3 lần phân chia kết quả tạo ra 4 tế bào con. IV. Bộ nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con còn lại một nửa so với tế bào ban đầu (n). A. I, II, IV. B. I, II, III. C. I, II, III, IV. D. II, III, IV Câu 18: Trong giờ thực hành làm bánh mì, bạn Triệu thực hiện thao tác ủ bột bánh với men khoảng 20 phút, sau đó bạn thấy bánh bị phồng lên. Giải thích nào sau đây là đúng về hiện tượng này? A. Nấm men biến đổi bột bánh thành rượu và sinh ra khí CO2 khiến bánh phồng lên và xốp. B. Nấm men có trong bột bánh sinh sản liên tục tạo nhiều tế bào gây nở bánh. C. Nấm men sản sinh ra Baking Soda (NaHCO3), chất này hút nước sinh ra khí CO2 làm nở bánh. D. Nấm men bị hỏng, vi sinh vật khác xâm nhập vào làm biến đổi bột khiến bánh phồng lên. Trang 2/4 – Mã đề 105 – Sinh học 10 – Đội tuyển
- Câu 19: Ghép cặp các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân cho hợp lý: A. (1) – II, IV ; (2) – I, III. B. (1) – I, II, III ; (2) – IV. C. (1) – II ; (2) – I, III, IV. D. (1) – II, III ; (2) – I, IV. Câu 20: Kiểu dinh dưỡng nào sau đây chỉ gặp ở vi khuẩn mà không gặp ở động vật hoặc thực vật? A. Quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng. B. Quang dị dưỡng và hóa tự dưỡng. C. Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng và hóa dị dưỡng. Câu 21: Để nuôi cấy nấm mốc Aspergillus niger trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng môi trường có chứa dung dịch sucrose và các chất khác. Hãy cho biết nấm mốc Aspergillus niger thuộc kiểu dinh dưỡng gì và nguồn carbon từ đâu? A. Kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng; nguồn carbon: CO2. B. Kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng; nguồn carbon: CO2. C. Kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng; nguồn carbon: sucrose. D. Kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng; nguồn carbon: sucrose. Câu 22: Từ tế bào gốc đã được kích hoạt và nuôi cấy in vitro tạo nên mô da rồi ghép trở lại cho người bệnh bỏng nặng. Nếu cấy ghép mô da này cho người bệnh khác thì gặp khó khăn gì? A. Có thể gây ra các phản ứng miễn dịch đào thải các mô lạ sau ghép. B. Mô da sau khi cấy ghép sang người khác có thể bị biệt hóa thành loại mô khác. C. Không được phép sử dụng tế bào gốc vì liên quan đến đạo đức sinh học. D. Tế bào ở mô da sau khi ghép sẽ bị đột biến trở thành tế bào đơn bội. Câu 23: Dưa cà muối chua là sản phẩm của quá trình A. phân giải protein dưa thành amino acid. B. lên men rượu ethanol từ dưa cà. C. oxygen hóa rượu thành acetic acid. D. lên men chuyển hóa đường thành lactic acid. Câu 24: Ở người, có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 46. Khi nói về bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hợp tử giảm phân để tạo ra giao tử đực (tinh trùng) hoặc giao tử cái (trứng). B. Nhờ quá trình nguyên phân và thụ tinh tạo ra hợp tử duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài. C. Bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử được hình thành nhờ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. D. Trong hợp tử, mỗi cặp nhiễm sắc thể gồm hai chiếc có cùng nguồn gốc từ cha hoặc từ mẹ. Câu 25: Tảo đơn bào Ceratium furca là vi sinh vật thuộc giới A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Vi khuẩn cổ. Câu 26: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ gặp ở vi sinh vật nhân thực? A. Sinh sản bằng bào tử hữu tính. B. Hình thành bào tử vô tính. C. Phân đôi. D. Nảy chồi. Câu 27: Sơ đồ bên minh họa cho A. phân giải protein ở vi sinh vật. B. phân giải đường ở vi sinh vật. C. tổng hợp protein ở vi sinh vật. D. tổng hợp đường ở vi sinh vật. Câu 28: Thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng vì A. có thể ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một số nhóm vi sinh vật. B. khi xảy ra hiện tượng nhờn thuốc vẫn không làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. C. có thể sử dụng một cách dễ dàng không cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. D. thuốc có thể điều trị mọi loại bệnh do vi sinh vật gây ra ở người và sinh vật khác. Trang 3/4 – Mã đề 105 – Sinh học 10 – Đội tuyển
- Phần II – Tự luận Câu 29: Trong giờ thực hành sinh học, khi nghiên cứu một số yếu tố tác động đến sự sinh trưởng của nấm men rượu S. cerevisiae. Bạn Hương bố trí thí nghiệm ở 2 bình tam giác (1), (2) như sau: Bình tam giác Bình (1) Bình (2) Thành phần - 100ml dung dịch (NH4)2SO4 1%. - 100ml dung dịch (NH4)2SO4 1%. - 5g sucrose. - 5g sucrose. - 1 bánh men rượu nghiền nhỏ Nhiệt độ 30°C 30°C Kết quả sau 2 ngày Trong Đục Dựa vào cách tiến hành thí nghiệm, hãy giải thích kết quả ở mỗi bình (1), (2) sau 2 ngày nuôi cấy? Câu 30: Cho thông tin sau về thuốc kháng sinh: “ Kháng sinh là chất được chiết xuất từ vi sinh vật gồm một số nhóm như: kháng sinh tác động lên vi khuẩn Gram dương, kháng sinh tác động lên vi khuẩn Gram âm, kháng sinh phổ rộng, kháng sinh phổ hẹp… Có 5 cơ chế tác dụng của kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bao gồm: (1) Ức chế tổng hợp thành tế bào; (2) Ức chế chức năng màng sinh chất: gắn lên màng làm thay đổi tính thấm chọn lọc; (3) Ức chế tổng hợp protein: gắn vào phần 50s hoặc 30S của ribosome vi khuẩn làm dịch mã sai; (4) Tác động trực tiếp vào nucleic acid: ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn; (5) Tác động cạnh tranh đối kháng, làm ngưng tổng hợp nucleic acid của vi khuẩn. Trong các loại kháng sinh, penicillin là loại kháng sinh chính thức đầu tiên được sử dụng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Penicillin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn làm chúng không thể phân bào, đồng thời penicillin làm cho thành tế bào yếu đi, nước thẩm thấu liên tục vào tế bào dẫn đến ly giải tế bào và chết”. Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/... Dựa vào thông tin trên và kiến thức về tế bào và vi sinh vật, em hãy trả lời câu hỏi: a. Khi dùng penicillin, tế bào của người bệnh có bị tác động bởi penicillin không? Vì sao? b. Nêu 2 cơ chế tác động của thuốc kháng sinh đối với tế bào vi khuẩn (khác cơ chế của penicillin) ? Câu 31: Trả lời câu hỏi sau khi đọc thông tin về một công đoạn làm nước mắm: “Với đường bờ biển kéo dài, mỗi vùng biển Việt Nam lại có cách sản xuất nước mắm khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên. Bản chất của các phương pháp này đều gồm hai giai đoạn là thủy phân và lên men. Ở giai đoạn thứ nhất, các enzyme protease sinh ra từ vi khuẩn trong ruột cá sẽ thủy phân protein trong thịt cá chuyển thành amino acid. Đến giai đoạn thứ hai, vi khuẩn trong đó sẽ phân giải tiếp tạo thành các hợp chất dễ bay hơi tạo ra hương, mùi vị đặc trưng của nước mắm.” Nguồn: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/len-mui-cho-nuoc-mam-... a. Nước mắm là thành tựu ứng dụng của quá trình phân giải hay tổng hợp chất gì ở vi sinh vật? b. Khi làm nước mắm, người dân có rửa cá và làm sạch ruột cá hay không? Giải thích? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 – Mã đề 105 – Sinh học 10 – Đội tuyển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1238 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 453 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
34 p | 239 | 14
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 281 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 122 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 53 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 86 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 250 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 50 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 213 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn