intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các kiểu hướng động âm của rễ là A. Hướng sáng, hướng nước. B. Hướng đất, hướng hoá. C. Hướng nước, hướng hoá. D. Hướng hóa (chất độc), hướng sáng. Câu 2: Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm giống phát triển không qua biến thái là A. con non có hình dạng tương tự con trưởng thành. B. con non khác hoàn toàn con trưởng thành C. có hoặc không có lột xác. D. không qua lột xác. Câu 3: Trong sinh trưởng và phát triển ở Gà, nếu thiếu vitamin B2 gà sẽ bị quắp ngón, di chuyển khó khăn. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào ? A. Nhiệt độ. B. Thức ăn. C. Độ ẩm. D. Ánh sáng. Câu 4: Động vật phát triển thành con trưởng thành không qua lột xác có ở kiểu phát triển nào? A. Phát triển qua biến thái hoàn toàn B. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn C. Phát triển không qua biến thái. D. A và C Câu 5: Cây một lá mầm có các loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh bên. mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bần, mô phân sinh ngọn. D. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh mạch. Câu 6: Ý nào không đúng khi nói về hạt và quả ? A. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ B. Chỉ noãn được thụ tinh có thể phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. C. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. D. Mọi noãn đều phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. Câu 7: Mao mạch là A. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào B. những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi khí giữa máu với tế bào C. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. D. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu Câu 8: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực B. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực C. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực Trang 1/19
  2. D. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực Câu 9: Ở giai đoạn trẻ em, hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít dẫn đến A. mất bản năng sinh dục. B. não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp C. trở thành người khổng lồ. D. trở thành người nhỏ bé. Câu 10: Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định của máu. B. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. C. duy trì sự ổn định của bạch huyết. D. duy trì sự ổn định trong tế bào. Câu 11: Ngoài tự nhiên, cây rau má sinh sản bằng A. lóng. B. đỉnh sinh trưởng. C. rễ phụ. D. thân. Câu 12: Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể. Câu 13: Các nhân tố chi phối sự ra hoa là A. tuổi của cây, quang chu kì, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp B. tuổi của cây, auxin, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp C. tuổi của cây, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp D. tuổi của cây, auxin, phitocrom, hoocmon ra hoa, nhiệt độ thấp Câu 14: Tập tính động vật là A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Câu 15: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây do A. tác nhân kích thích từ một phía. B. tác nhân kích thích của môi trường. C. tác nhân kích thích định hướng. D. tác nhân kích thích không định hướng. Câu 16: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Chùy B. Màng trước C. Màng sau D. Khe xinap Câu 17: Bảng sau đây cho biết thông tin về một số hình thức học tập ở động vật: Ví dụ Các hình thức học tập 1. Đàn vịt con mới nở đi theo vịt mẹ. a. In vết. 2. Học sinh vận dụng kiến thức cũ để làm bài tập kiểm tra. b. Điều kiện hóa đáp ứng. 3. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu vào c. Học khôn. chân mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. 4. Nghe tiếng gọi “chích chích” của gà mẹ, gà con chạy đến ăn. d. Quen nhờn. e. Điều kiện hóa hành động Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ? A. 1-d, 2-b, 3-c, 4-e. B. 1-c, 2-d, 3-a, 4-e. ` Trang 2/19
  3. C. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b . D. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d . Câu 18: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mực có hệ thần kinh dạng lưới. (2) Ong có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (3) Gà có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (4) Hổ có hệ thần kinh dạng ống. A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 19: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây là HTH kép ? A. Sò. B. Chuồn chuồn. C. Cá Heo. D. Cá Thu. Câu 20: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Bọ ngựa, chuồn chuồn, châu chấu. B. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. C. Bọ rùa, Bọ ngựa, Châu chấu D. Bọ xít, châu chấu, trâu. Câu 21: Trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm -> nơron hướng tâm -> nơron trung gian -> nơron li tâm -> cơ quan đáp ứng do những lý nào sau đây? (1). Trong cung phản xạ, xung thần kinh thường lan truyền đến đầu các nơron nên nó chỉ lan truyền một chiều đến cuối nơron. (2) Vì các thụ thể ở màng trước xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. (3). Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh lan truyền theo một chiều. Vậy nên trong cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện ở cơ quan thụ cảm chỉ lan truyền theo một chiều đến cơ quan đáp ứng. (4). Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau. A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (2), (3). Câu 22: Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. B. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau. C. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường. D. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. Câu 23: Ở thực vật có hoa, dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển là A. tạo quả B. rụng lá C. hoa tàn và tạo quả D. ra hoa. Câu 24: Những hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng? (1) Thân cây mồng tơi leo lên giàn. (2). Cây nắp ấm bắt mồi. (3) Sự khép lá cây đậu vào chiều tối. (4) Sự khép và xòe lá của cây trinh nữ. (5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm. A. (1), (3) và (5) B. (3), (4) và (5). C. (1) và (5). D. (3) và (5). Câu 25: Khi nói về hoạt động của tim, ý nào sau đây sai ? A. Khi tim co: máu từ tâm nhĩ -> Tâm thất -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ. B. Tim ếch tách ra khỏi cơ thể, để trong dung dịch sinh lý, vẫn hoạt động được do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim. C. Trong chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi (giãn) ít hơn thời gian làm việc (co). D. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi do hoạt động co và giãn nhịp nhàng theo chu kì. Trang 3/19
  4. Câu 26: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn năng lượng. Câu 27: Ở thực vật, sinh trướng A. quyết định sự phát triển. B. định hướng sự phát triển. C. quyết định và gắn liền sự phát triển D. cơ sở cho sự phát triển Câu 28: Một loài thực vật một lá mầm có 2n = 48. Mọi quá trình sinh lý diễn ra bình thường, bộ nhiễm sắc thể của tế bào trứng, hợp tử, nội nhũ của loài này lần lượt là A. 72, 48, 24. B. 7, 14, 21. C. 24, 72, 48. D. 24, 48, 72 II. TỰ LUẬN Câu 29 ( 2 điểm): Tại sao cần cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên? Nên tắm nắng vào thời điểm nào trong ngày? Vì sao? Ở lứa tuổi học sinh THPT, cần làm gì để xương phát triển tốt ? Câu 30 ( 1 điểm): Trong thời đại phát triển của công nghệ sinh học, phương pháp nhân giống vô tính nào được ứng dụng trong trồng trọt mang lại hiệu quả cao? Tóm tắt cách tiến hành phương pháp đó. Trang 4/19
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 002 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mao mạch là A. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu B. những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi khí giữa máu với tế bào C. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào D. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. Câu 2: Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. Câu 3: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực B. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực C. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực D. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực Câu 4: Trong sinh trưởng và phát triển ở Gà, nếu thiếu VTM B2 gà sẽ bị quắp ngón, di chuyển khó khăn. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào ? A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Ánh sáng. D. Thức ăn. Câu 5: Tập tính động vật là A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Câu 6: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Chùy B. Màng sau C. Màng trước D. Khe xinap Câu 7: Ý nào không đúng khi nói về hạt và quả ? A. Mọi noãn đều phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ Trang 5/19
  6. D. Chỉ noãn được thụ tinh có thể phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. Câu 8: Ở giai đoạn trẻ em, hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít dẫn đến A. não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp B. trở thành người nhỏ bé. C. mất bản năng sinh dục. D. trở thành người khổng lồ. Câu 9: Cây một lá mầm có các loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh bên. mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh bần, mô phân sinh ngọn. C. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh mạch. Câu 10: Động vật phát triển thành con trưởng thành không qua lột xác có ở kiểu phát triển nào? A. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn B. Phát triển không qua biến thái. C. Phát triển qua biến thái hoàn toàn D. B và C Câu 11: Các nhân tố chi phối sự ra hoa là A. tuổi của cây, auxin, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp B. tuổi của cây, quang chu kì, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp C. tuổi của cây, auxin, phitocrom, hoocmon ra hoa, nhiệt độ thấp D. tuổi của cây, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp Câu 12: Các kiểu hướng động âm của rễ là A. Hướng nước, hướng hoá. B. Hướng hóa (chất độc), hướng sáng. C. Hướng sáng, hướng nước. D. Hướng đất, hướng hoá. Câu 13: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây do A. tác nhân kích thích từ một phía. B. tác nhân kích thích của môi trường. C. tác nhân kích thích không định hướng. D. tác nhân kích thích định hướng. Câu 14: Ngoài tự nhiên, cây rau má sinh sản bằng A. lóng. B. rễ phụ. C. đỉnh sinh trưởng. D. thân. Câu 15: Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm giống phát triển không qua biến thái là A. con non khác hoàn toàn con trưởng thành B. không qua lột xác. C. con non có hình dạng tương tự con trưởng thành. D. có hoặc không có lột xác. Câu 16: Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định của máu. B. duy trì sự ổn định trong tế bào. C. duy trì sự ổn định của bạch huyết. D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 17: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng. Trang 6/19
  7. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. Câu 18: Một loài thực vật một lá mầm có 2n = 14. Mọi quá trình sinh lý diễn ra bình thường, bộ nhiễm sắc thể của tế bào trứng, hợp tử, nội nhũ của loài này lần lượt là A. 7, 14, 14. B. 21, 14,7 C. 14, 14, 21. D. 7, 14, 21. Câu 19: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây là HTH đơn ? A. Cá Thu. B. Cá Heo. C. Chuồn chuồn. D. Vịt. Câu 20: Trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm -> nơron hướng tâm -> nơron trung gian -> nơron li tâm -> cơ quan đáp ứng do những lý nào sau đây? (1). Trong cung phản xạ, xung thần kinh thường lan truyền đến đầu các nơron nên nó chỉ lan truyền một chiều đến cuối nơron. (2) Vì các thụ thể ở màng trước xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. (3). Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh lan truyền theo một chiều. Vậy nên trong cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện ở cơ quan thụ cảm chỉ lan truyền theo một chiều đến cơ quan đáp ứng. (4). Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (1), (3). Câu 21: Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau. B. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường. C. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. D. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. Câu 22: Ở thực vật có hoa, dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển là A. tạo quả B. hoa tàn và tạo quả C. ra hoa. D. rụng lá Câu 23: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Bọ xít, châu chấu, trâu. B. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. C. Bọ rùa, Bọ ngựa, Châu chấu D. Bọ ngựa, chuồn chuồn, châu chấu. Câu 24: Ở thực vật, sinh trướng A. định hướng sự phát triển. B. quyết định và gắn liền sự phát triển C. cơ sở cho sự phát triển D. quyết định sự phát triển. Câu 25: Khi nói về hoạt động của tim, ý nào sau đây sai ? A. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi do hoạt động co và giãn nhịp nhàng theo chu kì. B. Tim ếch tách ra khỏi cơ thể, để trong dung dịch sinh lý, vẫn hoạt động được do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim. C. Khi tim co: máu từ tâm thất -> Tâm nhĩ -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tâm thất. D. Trong chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi (giãn) nhiều hơn thời gian làm việc (co). Câu 26: Bảng sau đây cho biết thông tin về một số hình thức học tập ở động vật: Ví dụ Các hình thức học tập 1. Đàn vịt con mới nở đi theo vịt mẹ. a. In vết. 2. Học sinh vận dụng kiến thức cũ để làm bài tập kiểm tra. b. Điều kiện hóa đáp ứng. Trang 7/19
  8. 3. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu vào c. Học khôn. chân mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. 4. Nghe tiếng gọi “chích chích” của gà mẹ, gà con chạy đến ăn. d. Quen nhờn. e. Điều kiện hóa hành động Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ? A. 1-c, 2-d, 3-a, 4-e. ` B. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d . C. 1-d, 2-b, 3-c, 4-e. D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b . Câu 27: Những hiện tượng nào sau đây là ứng động không sinh trưởng? (1) Sự đóng mở khí khổng. (2). Sự khép và xòe của lá cây chua me. (3) Cây nắp ấm bắt mồi. (4) Thân cây mồng tơi leo lên giàn. (5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm. A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (5). C. (1) và (3). D. (2) và (3). Câu 28: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mực có hệ thần kinh dạng lưới. (2) Ong có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (3) Gà có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (4) Hổ có hệ thần kinh dạng ống. A. 3. B. 2 C. 1. D. 4. II. TỰ LUẬN Câu 29 ( 2 điểm): Giải thích vì sao nhà nước vận động toàn dân ăn muối iot ? Vì sao người miền núi có nguy cơ bị bướu cổ cao hơn người miền biển? Thiếu iot là một yếu tố có thể gây bệnh ung thư gì ? Câu 30 ( 1 điểm): Ở cây ăn quả, để rút ngắn thời gian sinh trưởng, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào? Tóm tắt cách tiến hành phương pháp đó. ------ HẾT ------ Trang 8/19
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 003 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các kiểu hướng động âm của rễ là A. Hướng sáng, hướng nước. B. Hướng nước, hướng hoá. C. Hướng đất, hướng hoá. D. Hướng hóa (chất độc), hướng sáng. Câu 2: Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm giống phát triển không qua biến thái là A. con non khác hoàn toàn con trưởng thành B. con non có hình dạng tương tự con trưởng thành. C. không qua lột xác. D. có hoặc không có lột xác. Câu 3: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn A. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực B. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực D. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực Câu 4: Tập tính động vật là A. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Câu 5: Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể. Câu 6: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây do A. tác nhân kích thích không định hướng. B. tác nhân kích thích từ một phía. C. tác nhân kích thích của môi trường. D. tác nhân kích thích định hướng. Câu 7: Ý nào không đúng khi nói về hạt và quả ? A. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. B. Chỉ noãn được thụ tinh có thể phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ D. Mọi noãn đều phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. Trang 9/19
  10. Câu 8: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng sau B. Khe xinap C. Chùy D. Màng trước Câu 9: Cây một lá mầm có các loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh mạch. C. Mô phân sinh bên. mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bần, mô phân sinh ngọn. Câu 10: Các nhân tố chi phối sự ra hoa là A. tuổi của cây, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp B. tuổi của cây, auxin, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp C. tuổi của cây, auxin, phitocrom, hoocmon ra hoa, nhiệt độ thấp D. tuổi của cây, quang chu kì, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp Câu 11: Ngoài tự nhiên, cây rau má sinh sản bằng A. đỉnh sinh trưởng. B. thân. C. lóng. D. rễ phụ. Câu 12: Trong sinh trưởng và phát triển ở Gà, nếu thiếu vitamin B2 gà sẽ bị quắp ngón, di chuyển khó khăn. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào ? A. Độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Thức ăn. Câu 13: Ở giai đoạn trẻ em, hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít dẫn đến A. não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp B. mất bản năng sinh dục. C. trở thành người nhỏ bé. D. trở thành người khổng lồ. Câu 14: Động vật phát triển thành con trưởng thành không qua lột xác có ở kiểu phát triển nào? A. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn C. Phát triển không qua biến thái. D. A và B Câu 15: Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B. duy trì sự ổn định của máu. C. duy trì sự ổn định của bạch huyết. D. duy trì sự ổn định trong tế bào. Câu 16: Mao mạch là A. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. B. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào C. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu D. những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi khí giữa máu với tế bào Câu 17: Trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm -> nơron hướng tâm -> nơron trung gian -> nơron li tâm -> cơ quan đáp ứng do những lý nào sau đây? (1). Trong cung phản xạ, xung thần kinh thường lan truyền đến đầu các nơron nên nó chỉ lan truyền một chiều đến cuối nơron. Trang 10/19
  11. (2) Vì các thụ thể ở màng trước xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. (3). Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh lan truyền theo một chiều. Vậy nên trong cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện ở cơ quan thụ cảm chỉ lan truyền theo một chiều đến cơ quan đáp ứng. (4). Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau. A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2). Câu 18: Ở thực vật, sinh trướng A. quyết định sự phát triển. B. quyết định và gắn liền sự phát triển C. định hướng sự phát triển. D. cơ sở cho sự phát triển Câu 19: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Bọ xít, châu chấu, trâu. B. Bọ ngựa, chuồn chuồn, châu chấu. C. Bọ rùa, Bọ ngựa, Châu chấu D. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. Câu 20: Ở thực vật có hoa, dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển là A. ra hoa. B. tạo quả C. rụng lá D. hoa tàn và tạo quả Câu 21: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn năng lượng. Câu 22: Một loài thực vật một lá mầm có 2n = 48. Mọi quá trình sinh lý diễn ra bình thường, bộ nhiễm sắc thể của nội nhũ, hợp tử, tế bào trứng của loài này lần lượt là A. 72, 48, 24. B. 7, 14, 21. C. 24, 72, 48. D. 24, 48, 72 Câu 23: Những hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng? (1) Thân cây mồng tơi leo lên giàn. (2). Cây nắp ấm bắt mồi. (3) Sự khép lá cây đậu vào chiều tối. (4) Sự khép và xòe lá của cây trinh nữ. (5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm. A. (1), (3) và (5) B. (3) và (5). C. (1) và (5). D. (3), (4) và (5). Câu 24: Khi nói về hoạt động của tim, ý nào sau đây sai ? A. Trong chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi (giãn) ít hơn thời gian làm việc (co). B. Tim ếch tách ra khỏi cơ thể, để trong dung dịch sinh lý, vẫn hoạt động được do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim. C. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi do hoạt động co và giãn nhịp nhàng theo chu kì. D. Khi tim co: máu từ tâm nhĩ -> Tâm thất -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ. Câu 25: Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường. B. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. C. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. D. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau. Trang 11/19
  12. Câu 26: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây là HTH kép ? A. Sò. B. Cá Heo. C. Chuồn chuồn. D. Cá Thu. Câu 27: Bảng sau đây cho biết thông tin về một số hình thức học tập ở động vật: Ví dụ Các hình thức học tập 1. Đàn vịt con mới nở đi theo vịt mẹ. a. In vết. 2. Học sinh vận dụng kiến thức cũ để làm bài tập kiểm tra. b. Điều kiện hóa đáp ứng. 3. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu vào c. Học khôn. chân mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. 4. Nghe tiếng gọi “chích chích” của gà mẹ, gà con chạy đến ăn. d. Quen nhờn. e. Điều kiện hóa hành động Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ? A. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b . B. 1-d, 2-b, 3-c, 4-e. C. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d . D. 1-c, 2-d, 3-a, 4-e. ` Câu 28: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mực có hệ thần kinh dạng lưới. (2) Ong có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (3) Gà có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (4) Hổ có hệ thần kinh dạng ống. A. 1. B. 3. C. 2 D. 4. II. TỰ LUẬN Câu 29 ( 2 điểm): Tại sao cần cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên? Nên tắm nắng vào thời điểm nào trong ngày? Vì sao? Ở lứa tuổi học sinh THPT, cần làm gì để xương phát triển tốt ? Câu 30 ( 1 điểm): Trong thời đại phát triển của công nghệ sinh học, phương pháp nhân giống vô tính nào được ứng dụng trong trồng trọt mang lại hiệu quả cao? Tóm tắt cách tiến hành phương pháp đó. ------ HẾT ------ Trang 12/19
  13. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 004 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các kiểu hướng động âm của rễ là A. Hướng nước, hướng hoá. B. Hướng sáng, hướng nước. C. Hướng hóa (chất độc), hướng sáng. D. Hướng đất, hướng hoá. Câu 2: Mao mạch là A. những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi khí giữa máu với tế bào B. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. C. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu D. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào Câu 3: Ngoài tự nhiên, cây rau má sinh sản bằng A. đỉnh sinh trưởng. B. rễ phụ. C. thân. D. lóng. Câu 4: Ở giai đoạn trẻ em, hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít dẫn đến A. mất bản năng sinh dục. B. não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp C. trở thành người nhỏ bé. D. trở thành người khổng lồ. Câu 5: Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B. duy trì sự ổn định của máu. C. duy trì sự ổn định trong tế bào. D. duy trì sự ổn định của bạch huyết. Câu 6: Trong sinh trưởng và phát triển ở Gà, nếu thiếu vitamin B2 gà sẽ bị quắp ngón, di chuyển khó khăn. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào ? A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Thức ăn. D. Ánh sáng. Câu 7: Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm giống phát triển không qua biến thái là A. con non có hình dạng tương tự con trưởng thành. B. con non khác hoàn toàn con trưởng thành C. có hoặc không có lột xác. D. không qua lột xác. Câu 8: Các nhân tố chi phối sự ra hoa là A. tuổi của cây, auxin, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp B. tuổi của cây, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp C. tuổi của cây, auxin, phitocrom, hoocmon ra hoa, nhiệt độ thấp D. tuổi của cây, quang chu kì, phitocrom, florigen, nhiệt độ thấp Trang 13/19
  14. Câu 9: Cây một lá mầm có các loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh mạch. B. Mô phân sinh bần, mô phân sinh ngọn. C. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bên. mô phân sinh lóng. Câu 10: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn A. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực B. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực D. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực Câu 11: Động vật phát triển thành con trưởng thành không qua lột xác có ở kiểu phát triển nào? A. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn C. A và B D. Phát triển không qua biến thái. Câu 12: Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. Câu 13: Ý nào không đúng khi nói về hạt và quả ? A. Chỉ noãn được thụ tinh có thể phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. B. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ C. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. D. Mọi noãn đều phát triển thành hạt, không phải tất cả bầu noãn đều phát triển thành quả. Câu 14: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước B. Chùy C. Màng sau D. Khe xinap Câu 15: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây do A. tác nhân kích thích định hướng. B. tác nhân kích thích không định hướng. C. tác nhân kích thích của môi trường. D. tác nhân kích thích từ một phía. Câu 16: Tập tính động vật là A. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Câu 17: Những hiện tượng nào sau đây là ứng động không sinh trưởng? (1) Sự đóng mở khí khổng. (2). Sự khép và xòe của lá cây chua me. (3) Cây nắp ấm bắt mồi. (4) Thân cây mồng tơi leo lên giàn. Trang 14/19
  15. (5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm. A. (2) và (3). B. (1), (3) và (5). C. (1) và (3). D. (1), (2) và (3) Câu 18: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Bọ ngựa, chuồn chuồn, châu chấu. B. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. C. Bọ xít, châu chấu, trâu. D. Bọ rùa, Bọ ngựa, Châu chấu Câu 19: Khi nói về hoạt động của tim, ý nào sau đây sai ? A. Tim ếch tách ra khỏi cơ thể, để trong dung dịch sinh lý, vẫn hoạt động được do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim. B. Khi tim co: máu từ tâm thất -> Tâm nhĩ -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tâm thất. C. Trong chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi (giãn) nhiều hơn thời gian làm việc (co). D. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi do hoạt động co và giãn nhịp nhàng theo chu kì. Câu 20: Ở thực vật có hoa, dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển là A. ra hoa. B. tạo quả C. rụng lá D. hoa tàn và tạo quả Câu 21: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. Câu 22: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây là HTH đơn ? A. Vịt. B. Cá Thu. C. Chuồn chuồn. D. Cá Heo. Câu 23: Trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm -> nơron hướng tâm -> nơron trung gian -> nơron li tâm -> cơ quan đáp ứng do những lý nào sau đây? (1). Trong cung phản xạ, xung thần kinh thường lan truyền đến đầu các nơron nên nó chỉ lan truyền một chiều đến cuối nơron. (2) Vì các thụ thể ở màng trước xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. (3). Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh lan truyền theo một chiều. Vậy nên trong cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện ở cơ quan thụ cảm chỉ lan truyền theo một chiều đến cơ quan đáp ứng. (4). Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3). D. (2), (3). Câu 24: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mực có hệ thần kinh dạng lưới. (2) Ong có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (3) Gà có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. (4) Hổ có hệ thần kinh dạng ống. A. 2 B. 1. C. 4. D. 3. Câu 25: Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. B. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau. C. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường. D. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau. Trang 15/19
  16. Câu 26: Bảng sau đây cho biết thông tin về một số hình thức học tập ở động vật: Ví dụ Các hình thức học tập 1. Đàn vịt con mới nở đi theo vịt mẹ. a. In vết. 2. Học sinh vận dụng kiến thức cũ để làm bài tập kiểm tra. b. Điều kiện hóa đáp ứng. 3. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu vào c. Học khôn. chân mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. 4. Nghe tiếng gọi “chích chích” của gà mẹ, gà con chạy đến ăn. d. Quen nhờn. e. Điều kiện hóa hành động Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ? A. 1-d, 2-b, 3-c, 4-e. B. 1-c, 2-d, 3-a, 4-e. ` C. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d . D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b . Câu 27: Ở thực vật, sinh trướng A. quyết định sự phát triển. B. quyết định và gắn liền sự phát triển C. định hướng sự phát triển. D. cơ sở cho sự phát triển Câu 28: Một loài thực vật một lá mầm có 2n = 14. Mọi quá trình sinh lý diễn ra bình thường, bộ nhiễm sắc thể của tế bào trứng, hợp tử, nội nhũ của loài này lần lượt là A. 21, 14,7 B. 7, 14, 14. C. 14, 14, 21. D. 7, 14, 21. II. TỰ LUẬN Câu 29 ( 2 điểm): Giải thích vì sao nhà nước vận động toàn dân ăn muối iot ? Vì sao người miền núi có nguy cơ bị bướu cổ cao hơn người miền biển? Thiếu iot là một yếu tố có thể gây bệnh ung thư gì ? Câu 30 ( 1 điểm): Ở cây ăn quả, để rút ngắn thời gian sinh trưởng, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào? Tóm tắt cách tiến hành phương pháp đó. ------ HẾT ------ Trang 16/19
  17. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2022 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 D C D C 2 A A B D 3 B A B C 4 C D A C 5 A D D A 6 D B A C 7 A A D A 8 A B A D 9 D C A C 10 B B D D 11 D B B D 12 D B D B 13 A C C D 14 D D C C 15 D C A B 16 C D B A 17 C A C C 18 B D D A 19 C A B B 20 A D A A 21 B C C D 22 D C A B 23 D D B B 24 D C A A 25 C C B A 26 C D B D 27 D C A D 28 D B C D Trang 17/19
  18. Phần đáp án câu tự luận: MÃ ĐỀ 001 VÀ 003 Câu Ý Nội dung yêu cầu và hướng dẫn chấm Điểm 1 - Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên vì: 1 + Tia tử ngoại khi ánh sáng yếu giúp chuyển hóa tiền VTM D (0,5 điểm) thành VTM D. + VTM D giúp hấp thu canxi để hình thành xương -> chống còi xương (0,5 điểm) 2 - Nên tắm nắng khi ánh sáng yếu, tùy mùa: Sáng: 6- 9 h; chiều: sau (0,25 điểm) 16h - Vì thời điểm này, tia hồng ngoại và tia cực tím không quá mạnh để gây tổn thương cho da của trẻ. (0,25 điểm) 3 - Để xương phát triển tốt: (0,25 điểm) + Luyện tập thể thao, lao động vừa sức, vận động ngoài trời, tắm nắng. + Dinh dưỡng hợp lý, bổ sung VTM D, canxi qua thuốc bổ (0,25 điểm) 2 1 - Phương pháp nhân giống vô tính nào được ứng dụng trong trồng (0,5 điểm) trọt mang lại hiệu quả cao: nuôi cấy mô tế bào 2 - Cách tiến hành: (0,5 điểm) Lấy mô của cây cần nhân giống  nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, có bổ sung chất kích thích sinh trưởng  phôi  cây non MÃ ĐỀ 002 VÀ 004 Trang 18/19
  19. Câu Ý Nội dung yêu cầu và hướng dẫn chấm Điểm 1 - Nhà nước đưa ra cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt vì 1 + Iốt là thành phần cấu tạo của Tiroxin. Trong khẩu phần ăn hàng (0,5 điểm) ngày dùng muối iot sẽ kích thích tiết ra tirôxin. + Nếu thiếu iot , sẽ gây bệnh bướu cổ, hoạt động của thần kinh giảm mạnh, trẻ em sẽ bị chậm lớn, não sẽ kém phát triển. => Để ngăn chặn bệnh bướu cổ và giảm sút về trí tuệ cũng như hoạt (0,5 điểm) động thần kinh. 2 - Người ở vùng núi có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao hơn người miền biển vì + Miền biển : là nơi sản xuất muối, nhiều đồ hải sản (trong hải sản ở biển chưa nhiều Iôt), người dân ăn nhiều đồ ăn ở biển (0,25 điểm) (chứa nhều Iôt) → tỉ lệ mắc bệnh sẽ thấp. + Miền núi: lượng muối phải nập ở nơi khác, được ăn ít đồ ăn ở biển, ít hải sản ( chứa rất ít Iôt, gần như không có) → tỉ lệ mắc (0,25 điểm) bệnh cao hơn. 3 - Thiếu iot là một yếu tố có thể gây bệnh ung thư tuyến giáp. (0,5 điểm) 2 1 - Ở cây ăn quả, để rút ngắn thời gian sinh trưởng, người ta sử dụng (0,5 điểm) phương pháp chiết cành. 2 - Cách tiến hành: (0,5 điểm) Chọn một đoạn thân, cành gọt lớp vỏ (một đoạn ngắn) và bọc đất mùn xung quanh hoặc ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt  sau một thời gian chổ bóc vỏ ra rễ  cắt rời cành đi trồng. Trang 19/19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2