intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh” được chia sẻ trên đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

  1. TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tin học – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Câu 1: Thuật toán là gì? A. Một dãy các cách giải quyết một nhiệm vụ. B. Một dãy các kết quả nhận được khi giải quyết một nhiệm vụ. C. Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. D. Một dãy các dữ liệu đầu vào để giải quyết một nhiệm vụ. Câu 2. Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa là A. chỉ hướng thực hiện tiếp theo. B. đầu vào hoặc đầu ra. C. bước xử lí. D. bắt đầu hoặc kết thúc. Câu 3. Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc lặp? A. Hình 1a. B. Hình 1c. C. Hình 1b. D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng. Câu 4. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng. B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn. C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là số lượng học sinh của một lớp. D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Câu 5. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trong trường hợp nào sau đây? A. Tính toán chi phí cho một hoạt động. B. Viết lời bài hát. C. Viết đề một bài toán. D. Tóm tắt một chủ đề môn Toán học. Câu 6. Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập? A. Hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. B. Ghi nhớ nhanh các kiến thức đã học. C. Sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong học tập. D. Ghi nhớ lời giảng của thầy cô. 1
  2. Câu 7. Bạn Lan đã nhập số hàng và số cột nhu hình bên dưới để tách một ô thành nhiều ô. Theo em, ô được tách có: A. 2 cột, 2 hàng. B. 1 cột, 2 hàng. C. 1 cột, 1 hàng. D. 2 cột, 1 hàng. Câu 8. Bạn Na viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau: (1) Rửa sạch bàn chải. (2) Súc miệng. (3) Chải răng. (4) Cho kem đánh răng vào bàn chải. Theo em, sắp xếp nào các bước đúng thứ tự thực hiện? A. (1) -> (3) -> (4) -> (2). B. (4) -> (2) -> (3) -> (1). C. (1) -> (3) -> (4) -> (1). D. (4) -> (3) -> (2) -> (1). Câu 9. Sơ đồ khối sau thể hiện cấu trúc điều khiển nào? A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. D. Cấu trúc lặp. Câu 10. Dựa vào sơ đồ khối câu 9 để trả lời câu hỏi sau: Nếu bạn Hà được 9 điểm thì bạn Hà nhận được thông báo gì? A. Bạn cố gắng hơn nhé! B. Không nhận được thông báo. C. Chúc mừng bạn! D. Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé! II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài 1: (1,0 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Hãy nêu tác dụng của sơ đồ tư duy? Bài 2: (3,0 điểm) Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán tính trung bình cộng của hai số a và b? Vẽ sơ đồ khối? Bài 3: (1,0 điểm) a, Em hãy giải thích sơ lược hoạt động của chương trình ở sơ đồ khối hình bên. b, Bạn Nam cho rằng “Sơ đồ khối ở hình bên thể hiện nội dung hoạt động của chương trình: Nếu chưa hiểu bài thì việc làm bài tập sẽ thực hiện nhiều lần”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Nam hay không? -------- HẾT -------- 2
  3. TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tin học – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Câu 1: Thuật toán là gì? A. Một dãy các cách giải quyết một nhiệm vụ. B. Một dãy các kết quả nhận được khi giải quyết một nhiệm vụ. C. Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. D. Một dãy các dữ liệu đầu vào để giải quyết một nhiệm vụ. Câu 2. Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa là A. chỉ hướng thực hiện tiếp theo. B. đầu vào hoặc đầu ra. C. bước xử lí. D. bắt đầu hoặc kết thúc. Câu 3. Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc lặp? A. Hình 1a. B. Hình 1b. C. Hình 1c. D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng. Câu 4. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng. B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn. C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số. D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Câu 5. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trong trường hợp nào sau đây? A. Tóm tắt bài học lịch sử. B. Viết lời bài hát. C. Giải một bài toán. D. Tính toán chi phí cho một hoạt động. Câu 6. Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập? A. Hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. B. Ghi nhớ lời giảng của thầy cô. C. Sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong học tập. D. Ghi nhớ nhanh các kiến thức đã học. 3
  4. Câu 7. Bạn Lan đã nhập số hàng và số cột nhu hình bên dưới để tách một ô thành nhiều ô. Theo em, ô được tách có: A. 2 cột, 2 hàng. B. 1 cột, 2 hàng. C. 2 cột, 1 hàng. D. 1 cột, 1 hàng. Câu 8. Bạn Na viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau: (1) Chải răng. (2) Súc miệng. (3) Rửa sạch bàn chải. (4) Cho kem đánh răng vào bàn chải. Theo em, sắp xếp nào các bước đúng thứ tự thực hiện? A. (1) -> (3) -> (4) -> (2). B. (4) -> (2) -> (3) -> (1). C. (1) -> (3) -> (4) -> (1). D. (4) -> (1) -> (2) -> (3). Câu 9. Sơ đồ khối sau thể hiện cấu trúc điều khiển nào? A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Câu 10. Dựa vào sơ đồ khối câu 9 để trả lời câu hỏi sau: Nếu bạn Hà được 7 điểm thì bạn Hà nhận được thông báo gì? A. Bạn cố gắng hơn nhé! B. Không nhận được thông báo C. Chúc mừng bạn! D. Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé! II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài 1: (1,0 điểm) Hãy nêu khái niệm thuật toán, các thành phần cơ bản của thuật toán? Bài 2: (3,0 điểm) Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán tính chu vi hình chữ nhật với chiều dài a, chiều rộng b? Vẽ sơ đồ khối? Bài 3: (1,0 điểm) a, Em hãy giải thích sơ lược hoạt động của cấu trúc sơ đồ khối ở hình bên. b, Bạn Nam cho rằng “Sơ đồ khối ở hình bên thể hiện nội dung hoạt động của chương trình: Nếu hiểu bài thì việc đọc lại sách sẽ thực hiện nhiều lần”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Nam hay không? -------- HẾT -------- 4
  5. TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tin học – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ KT TRẮC NGHIỆM (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Câu 1: Thuật toán là gì? A. Một dãy các cách giải quyết một nhiệm vụ. B. Một dãy các kết quả nhận được khi giải quyết một nhiệm vụ. C. Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. D. Một dãy các dữ liệu đầu vào để giải quyết một nhiệm vụ. Câu 2. Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa là A. chỉ hướng thực hiện tiếp theo. B. đầu vào hoặc đầu ra. C. bước xử lí. D. bắt đầu hoặc kết thúc. Câu 3. Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc lặp? A. Hình 1a. B. Hình 1c. C. Hình 1b. D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng. Câu 4. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng. B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn. C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là số lượng học sinh của một lớp. D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Câu 5. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trong trường hợp nào sau đây? A. Tính toán chi phí cho một hoạt động. B. Viết lời bài hát. C. Viết đề một bài toán. D. Tóm tắt một chủ đề môn Toán học. Câu 6. Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập? A. Hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. B. Ghi nhớ nhanh các kiến thức đã học. C. Sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong học tập. D. Ghi nhớ lời giảng của thầy cô. 5
  6. Câu 7. Bạn Lan đã nhập số hàng và số cột nhu hình bên dưới để tách một ô thành nhiều ô. Theo em, ô được tách có: A. 2 cột, 2 hàng. B. 1 cột, 2 hàng. C. 1 cột, 1 hàng. D. 2 cột, 1 hàng. Câu 8. Bạn Na viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau: (1) Rửa sạch bàn chải. (2) Súc miệng. (3) Chải răng. (4) Cho kem đánh răng vào bàn chải. Theo em, sắp xếp nào các bước đúng thứ tự thực hiện? A. (1) -> (3) -> (4) -> (2). B. (4) -> (2) -> (3) -> (1). C. (1) -> (3) -> (4) -> (1). D. (4) -> (3) -> (2) -> (1). Câu 9. Sơ đồ khối sau thể hiện cấu trúc điều khiển nào? A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. D. Cấu trúc lặp. Câu 10. Dựa vào sơ đồ khối câu 9 để trả lời câu hỏi sau: Nếu bạn Hà được 9 điểm thì bạn Hà nhận được thông báo gì? A. Bạn cố gắng hơn nhé! B. Không nhận được thông báo. C. Chúc mừng bạn! D. Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé! -------- HẾT -------- 6
  7. Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ Mức độ kiến Chương/ nhận thức T thức, kĩ năng cần T Đơn vị kiểm tra, đánh Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến giá dụng thức biết hiểu dụng cao Nhận biết: –Nêu được khái niệm sơ đồ tư duy và tác dụng của sơ đồ tư duy. (Đề A) 1. Sơ 1TN Thông hiểu: 1TN đồ tư – Giải thích được 1TL(ĐỀ (0,5đ) duy lợi ích của sơ đồ tư A-1đ) duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin. Nhận biết: – Nhận biết được Chủ đề 5. tác dụng của công 1 Ứng dụng cụ căn lề, định tin học 2. Soạn dạng, tìm kiếm, thảo thay thế trong văn bản phần mềm soạn cơ bản thảo văn bản. (định – Nêu được các dạng chức năng đặc văn bản trưng của những 2 TN 1 TN và trình phần mềm soạn bày thảo văn bản. thông tin ở Thông hiểu: dạng – Hiểu được các bảng) lệnh định dạng văn bản, các lệnh tạo bảng – Giải thích được lợi ích của việc trình bày thông tin ở dạng bảng 7
  8. Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ Mức độ kiến Chương/ nhận thức T thức, kĩ năng cần T Đơn vị kiểm tra, đánh Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến giá dụng thức biết hiểu dụng cao Vận dụng: – Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. – Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo. – Trình bày được thông tin ở dạng bảng. Nhận biết Khái – Nêu được khái niệm niệm thuật toán và thuật các thành phần cơ toán và bản của thuật toán. biểu (ĐỀ B). Chủ đề 6. diễn – Biết được thuật Giải quyết toán, chương trình là 1TL(ĐỀ 2 TN 1TL mô tả một thuật B-1đ) 2 vấn đề với các cấu 1TL(Bài (Bài 2-ý Bài 3 sự trợ giúp trúc toán để máy tính 2- ý 1- 3 TN 2-2đ) của máy điều “hiểu” và thực 1đ) tính hiện được. khiển và – Biết thuật toán chương có thể mô tả bằng trình 2 cách. máy Thông hiểu tính. – Hiểu cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ 8
  9. Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ Mức độ kiến Chương/ nhận thức T thức, kĩ năng cần T Đơn vị kiểm tra, đánh Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến giá dụng thức biết hiểu dụng cao nhánh, cấu trúc lặp. – Sắp xếp được một cách logic và trình bày được thuật toán. – Xác định được đầu ra, đầu vào của chương trình. Vận dụng thấp: – Vẽ sơ đồ khối mô tả được thuật toán đơn giản. Vận dụng cao: – Mô tả và giải thích thuật toán từ sơ đồ khối cho trước. 6 TN 4 TN Tổng 1 TL 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 40% 60% 9
  10. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KT TRẮC NGHIỆM (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Đúng mỗi ý ghi 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN C B B C D D D D C C ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN C B B C D D D D C C II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài Sơ đồ tư duy là gì? Hãy nêu tác dụng của sơ đồ tư duy? 1,0đ 1 - Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan 0,5đ bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh, các đường nối. -Tác dụng của sơ đồ tư duy: tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh 0,5đ của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. Bài Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán tính trung bình cộng của 3,0đ 2 hai số a và b? Vẽ sơ đồ khối? * Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán: 1đ + Đầu vào: cho hai số a, b 0,5đ + Đầu ra: giá trị trung bình cộng của hai số tự nhiên a và b. 0,5đ * Sơ đồ khối mô tả thuật toán tính giá trị trung bình cộng của hai số 2đ a và b 10
  11. Đún g mỗi bước ghi 0,33. sai hình biểu -0,2, thiếu sót nội dung từng bước -0,1. Sai nội dung của một bước -0,33 Bài a, Em hãy giải thích sơ lược hoạt động của chương trình ở sơ đồ 1đ 3 khối hình bên. b, Bạn Nam cho rằng “Sơ đồ khối ở hình bên thể hiện nội dung hoạt động của chương trình: Nếu chưa hiểu bài thì việc làm bài tập sẽ thực hiện nhiều lần”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Nam hay không? a, Giải thích sơ lược hoạt động của chương trình ở sơ đồ khối hình 0,75 bên. - Chưa hiểu bài thì đọc lại sách. - Đã hiểu bài thì làm bài tập. b, Nếu chưa hiểu bài thì việc làm bài tập sẽ thực hiện nhiều lần”. Em không đồng ý với ý kiến của bạn Nam. 0,25 ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài) Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm. 11
  12. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN C D C C A B C D D A II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài Hãy nêu khái niệm thuật toán, các thành phần cơ bản của thuật toán? 1,0đ 1 Khái niệm thuật toán: Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có 0,5đ trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được những vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. Các thành phần cơ bản của thuật toán gồm: 0,5đ - INPUT: các thông tin đầu vào. - OUTPUT: các thông tin đầu ra. Bài Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán tính chu vi hình chữ nhật 3,0đ 2 với chiều dài a, chiều rộng b? Vẽ sơ đồ khối? * Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán: 1đ + Đầu vào: chiều dài a, chiều rộng b của hình chữ nhật. 0,5đ + Đầu ra: Chu vi của hình chữ nhật. 0,5đ * Sơ đồ khối mô tả thuật toán tính chu vi hình chữ nhật với chiều dài 2đ a, chiều rộng b. Đún g mỗi bước ghi 0,33. sai hình biểu -0,2, thiếu sót nội dung từng bước -0,1. Sai nội dung của 12
  13. một bước -0,33 Bài a, Em hãy giải thích sơ lược hoạt động của chương trình ở sơ đồ 1đ 3 khối hình bên. b, Bạn Nam cho rằng “Sơ đồ khối ở hình bên thể hiện nội dung hoạt động của chương trình: “Nếu hiểu bài thì việc đọc lại sách sẽ thực hiện nhiều lần”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Nam hay không? a, Giải thích sơ lược hoạt động của chương trình ở sơ đồ khối hình 0,75 bên. - Chưa hiểu bài thì đọc lại sách. - Đã hiểu bài thì làm bài tập. b, “Nếu hiểu bài thì việc đọc lại sách sẽ thực hiện nhiều lần” Em không đồng ý với ý kiến của bạn Nam. 0,25 Kí duyệt đề Giáo viên ra đề Trương Thị Trọng Lê Thị Hường 13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2