intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Tin – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Tổng % Nội Mức độ nhận thức điểm Chương/ dung/đơn TT chủ đề vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Chủ đề 1. Phần mềm 4 Ứng dụng trình chiếu 4 20% tin học cơ bản 2 Chủ đề 2. Một số Giải quyết thuật toán vấn đề với sắp xếp và 11 4 2 3 1 1 sự trợ tìm kiếm 80% giúp của cơ bản máy tính 8 0 2 3 0 1 0 1 15 Tổng (2,0 đ) (0 đ) (1,0 đ) (2,0 đ) (0 đ) (2,0đ) (0 đ) (2,0 đ) (10 đ) Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận kiến thức thức biết hiểu dụng cao 1 Chủ đề 1. Phần mềm Nhận biết 4TN Ứng dụng trình chiếu cơ - Nêu được một số chức năng Câu tin học bản cơ bản của phần mềm trình 1,2,3,4 chiếu. - Biết được các định dạng cho văn bản, chèn ảnh minh hoạ, sử dụng hiệu ứng. - Hiệu ứng trong bài trình chiếu. 2 Chủ đề 2. Một số thuật Nhận biết 4TN 2TN 1TL 1TL Giải quyết toán sắp xếp - Nêu được ý nghĩa của việc Câu Câu Bài 3b Bài 4 vấn đề với và tìm kiếm cơ chia một bài toán thành 5,6,7,8 9,10 sự trợ giúp bản những bài toán nhỏ hơn. 3TL
  2. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận kiến thức thức biết hiểu dụng cao của máy - Một vài thuật toán tìm Bài 1, tính kiếm cơ bản: tuần tự, nhị 2, 3a phân và sắp xếp nổi bọt. Thông hiểu - Giải thích được một vài thuật toán tìm kiếm cơ bản, bằng các bước thủ công (không cần dùng máy tính). - Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh hoạ. - Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự Vận dụng - Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ. Vận dụng cao - Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ. III. ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Phần mềm trình chiếu có chức năng: A. Chỉ tạo bài trình chiếu. B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình. C. Chỉ để xử lí đồ hoạ. D. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu. Câu 2: Phát biểu nào không chính xác về đối tượng trên trang chiếu? A. Hình ảnh minh họa làm cho trang chiếu ấn tượng hơn. B. Nên chọn hình ảnh phù hợp với chủ đề của bài trình chiếu. C. Màu sắc, họa tiết trên hình ảnh không cần trùng khớp với chủ đề. D. Hình ảnh minh họa cần có tính thẩm mĩ. Câu 3: Một đối tượng có thể gán bao nhiêu hiệu ứng? A. Một hiệu ứng B. Hai hiệu ứng C. Có thể nhiều hiệu ứng D. Không thể có hiệu ứng Câu 4: Khi muốn thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc em vào hộp thoại nào? A. Font B. Paragraph C. Clipboard D. Drawing
  3. Câu 5: Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn? A. Để thay đổi đầu vào của bài toán. B. Để bài toán dễ giải quyết hơn. C. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán. D. Để bài toán khó giải quyết hơn. Câu 6: Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách? A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc. B. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc. C. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc. D. Thông báo “Tìm thấy". Câu 7: Tại mỗi bước lặp, thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ giúp: A. Thu hẹp danh sách tìm kiếm chỉ còn một nửa. B. Các phần tử trong danh sách giảm một nửa. C. Danh sách được sắp xếp lại. D. Tìm ngay được giá trị cần tìm. Câu 8: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách. B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách. C. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự. D. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự. Câu 9: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là? A. Thông báo “Không tìm thấy”. B. Thông báo “Tìm thấy”. C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách. D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách. Câu 10: Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện được ở dãy số nào? A. 1; 10; 12; 25; 15 B. 1; 10; 12; 15; 25 C. 1; 15; 25; 10; 12 D. 10; 12; 15; 25; 1 II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Bài 1. (0,5 điểm) Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào? Bài 2. (1,0 điểm) Em hãy nêu mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm. Cho ví dụ minh họa? Bài 3. (2,5 điểm) Cho danh sách tên các học sinh sau đây: Tuấn, Hiền, An, Ly, Mai, Lan, Châu, Ý, Nam. a) Em hãy sắp xếp danh sách tên các học sinh theo thứ tự bảng chữ cái. b) Em hãy liệt kê các bước lặp tìm kiếm tên học sinh “Nam” trong danh sách đã sắp xếp theo thuật toán tìm kiếm nhị phân. Bài 4. (1,0 điểm) Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp các dãy sau theo thứ tự tăng dần: 14; 8; 11; 5. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C C A B B A D C B
  4. Phần II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Bài 1 Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc: (0,5 - Xem xét mục dữ liệu đầu tiên. 0,25 điểm) - Sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục 0,25 dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách. Bài 2 -Mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm: Sắp xếp giúp cho việc tìm kiếm được 0,5 (1,0 thực hiện nhanh hơn. 0,5 điểm) - Ví dụ: sắp xếp hàng hóa trong siêu thị, sắp xếp sách trong thư viện, … Bài 3 a) Sắp xếp danh sách tên các học sinh theo thứ tự bảng chữ cái: (2,5 An, Châu, Hiền, Lan, Ly, Mai, Nam, Tuấn, Ý. 0,5đ điểm) b) Liệt kê các bước lặp tìm kiếm tên học sinh “Nam” trong danh sach đã sắp xếp theo thuật toán tìm kiếm nhị phân: - Bước 1: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí số 5 1,0đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 An Châu Hiền Lan Ly Mai Nam Tuấn Ý So sánh “Nam” và “Ly” Vì chữ “N” đứng sau chữ “L” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nửa đầu danh sách. - Bước 2: Xét vị trí ở giữa của nửa sau của dãy, đó là vị trí số 7 1,0đ 6 7 8 9 Mai Nam Tuấn Ý So sánh “Nam” và “Nam” Vì hai giá trị bằng nhau nên tìm được tên “Tuấn” và kết thúc thuật toán. Bài 4 Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp các dãy sau theo (1,0 thứ tự tăng dần: 14; 8; 11; 5. điểm) *Vòng lặp 1: 0,25đ 5< 11 nên hoán đổi: 14; 8; 5; 11 5 < 8 nên hoán đối: 14; 5; 8; 11 5 < 14 nên hoán đổi: 5; 14; 8; 11 Kết quả vòng lặp 1: 5; 14; 8; 11 0,25đ *Vòng lặp 2: 11 > 8 nên không hoán đổi: 5; 14; 8; 11 8 < 14 nên hoán đổi: 5; 8; 14; 11 8 > 5 nên không hoán đổi: 5; 8; 14; 11 Kết quả vòng lặp 2: 5; 8; 14; 11 *Vòng lặp 3: 0,25đ 11 < 14 nên hoán đổi: 5; 8; 11; 14 Kết quả vòng lặp 3: 5; 8; 11; 14 Vậy đầu ra: 5; 8; 11; 14. 0,25đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2