intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Kim, Châu Thành

  1. 1 KHUNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN VẬT LÝ, LỚP 8 I. Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì II Từ chủ đề 6. Công suất đến chủ đề 9.Truyền nhiệt. - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận) - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao + Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm (gồm 12 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 4 câu) mỗi câu 0,25 điểm + Phần tự luận: 7,0 điểm (nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) + Nội dung cuối kì II: (Chủ đề 6. Công suất đến chủ đề 9.Truyền nhiệt) Tổng số câu MỨC TN/ Điểm số ĐỘ Tổng số ý TL Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Chủ 1 1 2,25 đề 6: Công
  2. 2 suất (2 tiết) 2. Chủ đề 7: Cơ 2 0,5 năng (1 tiết) 3. Chủ đề 8: Cấu tạo 2 0,5 chất (3 tiết) 4. Chủ đề 9: Truyền 7 1 3 1 6,75 nhiệt (6 tiết) Số câu TN/ Số ý TL 12 1 3 1 1 12 6 10,0 (Số YCCĐ) Điểm 3,0 1,0 3,0 2,0 1,0 3,0 7,0 10 số Tổng 10 số 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm điểm 2. Bản đặc tả
  3. 3 Số ý TL/ số Câu hỏi Chuẩn kiến câu hỏi TN Nội dung Mức độ thức, kỹ năng TL TN (số câu) TN (số câu) (số ý) 1. Chủ đề 6: - Nhận biết được công thức tính công suất Công suất (2 Nhận biết 1 C1 và nêu được đơn vị đo công suất. tiết) - Vận dụng được công thức A = F.s. Vận dụng 1 - Vận dụng được công thức P = . 2. Chủ đề 7: Cơ - Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận năng (1 tiết) Nhận biết tốc càng lớn thì động năng càng lớn. 2 C2, C6 - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử 3. Chủ đề 8: Cấu Nhận biết có khoảng cách hoặc do chúng 2 C3, C4 tạo chất (3 tiết) chuyển động không ngừng. - Giải thích được hiện tượng khuếch tán. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. - Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có Nhận biết C5,C8,C10,C1 nhiệt độ cao sang vật có nhiệt 7 1 độ thấp hơn. 4. Chủ đề 9: - Biết được nhiệt độ của một vật càng cao Truyền nhiệt (6 thì nhiệt năng của nó càng lớn. tiết) - Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao Thông hiểu đổi phụ thuộc vào khối lượng, 3 3 C7,C9,C12 độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. - Giải thích một số hiện tượng đơn giản.
  4. 4 Vận dụng - Vận dụng được phương trình cân bằng 1 cao nhiệt để giải một số bài tập. III. ĐỀ KIỂM TRA
  5. 5 UBND HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VĨNH KIM NĂM HỌC: 2022-2023 (Đề có 02 trang) MÔN: VẬT LÝ 8 Ngày kiểm tra: 05/5/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề I/ Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Công thức tính công suất là: A. P = A.t. B. P = . C. P = . D. P = F.s. Câu 2: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và vận tốc của vật. D. Khối lượng và chất làm vật. Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 4: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. nhiệt độ chất lỏng. B. khối lượng chất lỏng. C. trọng lượng chất lỏng. D. thể tích chất lỏng. Câu 5: Nhiệt năng của một vật là tổng………………của các phân tử cấu tạo nên vật. A. thế năng B. động năng C. cơ năng D. nhiệt năng Câu 6: Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng 1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất? A. Vật B. B. Vật A. C. Ba vật có thế năng bằng nhau. D. Vật C. Câu 7: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ. B. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  6. 6 C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn. D. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 8: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của A. chất rắn B. chất khí và chất lỏng C. chất khí D. chất lỏng Câu 9: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. C. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. Câu 10: Đối lưu là A. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. B. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn. C. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng. D. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí. Câu 11: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng bức xạ nhiệt. C. Bằng sự đối lưu. D. Bằng một hình thức khác. Câu 12: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần? A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc. B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ. C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ. D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ. II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a) Nhiệt năng của một vật là gì ? Nhiệt năng có quan hệ như thế nào với nhiệt độ ? b) Có mấy cách biến đổi nhiệt năng của một vật ? Kể tên? Câu 2: (1,5 điểm) a) Đối lưu là gì? Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? Trong chân không có xảy ra đối lưu không? b) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sành, sứ? Câu 3: (2,0 điểm) Một con ngựa kéo xe với lực không đổi bằng 90N, đi liền một mạch trong 3 giờ với vận tốc 12km/h. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. Câu 4: (2,0 điểm)
  7. 7 Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở o 20 C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K -------------------------------------------HẾT-------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC: 2022-2023 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi câu 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C C D A B D B A C A B A án II.Tự luận (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm a) Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân 0,5 tử cấu tạo nên vật. Câu 1 Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động 0,5 (1,5 điểm) càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. b) Có 2 cách biến đổi nhiệt năng của một vật : thực hiện 0,5 công và truyền nhiệt. a) Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc 0,5 chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất 0,25 Câu 2 khí. 0,25 + Đối lưu không xảy ra trong chân không. (1,5 điểm) b) Giải thích đúng. 0,5 Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để giữ nhiệt cho thức ăn được lâu hơn. Câu 3 Tóm tắt: F = 90N; v = 12km/h 0,25 t = 3h = 10800s;
  8. 8 A = ? J; ? = ? W Giải Quãng đường con ngựa đi được trong 3 giờ là: s = v.t = 12.3 = 36km 0,75 = 36000m Công do con ngựa thực hiện là: (2,0 điểm) A = F.s = 90.36000 = 3240000 (J) 0,5 Công suất trung bình của con ngựa là: P 0,5 Đáp số: A = 3240000J P = 300W. Tóm tắt: 0,25 m1 = 400g = 0,4 kg v = 1l => m2 = 1kg t1 = 20oC t2 = 100oC c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K Q=? Giải Câu 4 Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào 0,75 Q = m1.c1. t = m1.c1. (t2 – t1) (2,0 điểm) 1 = 0,4. 880. (100 – 20) = 28 160 (J) Nhiệt lượng nước thu vào 0,75 Q2 = m2.c2. t = m2.c2. (t2 – t1) = 1 . 4200.(100 – 20) = 336 000 (J) Nhiệt lượng ấm nước thu vào để nước sôi 0,25 Q = Q1 + Q2 = 28 160 + 336 000 = 364 160 (J) Đáp số: Q = 364 160 (J) Lưu ý: - Học sinh trình bày bài làm theo cách khác đúng vẫn được điểm tối đa. - Sai hoặc thiếu đơn vị ở kết quả của câu trong mỗi bài toán thì trừ 0,25đ và chỉ trừ một lần. ----------------------------------------------HẾT------------------------------------------
  9. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2