ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Môn: Hóa học 8<br />
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề<br />
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố:<br />
H = 1, Na = 23, Mg = 24, K = 39 , Fe = 56, Zn = 65.<br />
Câu 1 (4,0 điểm):<br />
Có 2 lọ thủy tinh A và B đựng hai chất khí khác nhau: oxi O2 và nitơ N2. Người ta thực<br />
hiện thí nghiệm đưa một dây sắt được nung nóng đỏ vào 2 lọ và thu được kết quả như sau:<br />
- Ở lọ A, không thấy hiện tượng gì xảy ra.<br />
- Ở lọ B, dây sắt cháy sáng chói, không có ngọn lửa, tạo ra các hạt nóng chảy màu<br />
nâu rơi xuống đáy lọ.<br />
<br />
Lọ A<br />
Lọ B<br />
a) Hãy cho biết từng lọ A và B chứa chất khí nào ? Giải thích.<br />
b) Viết phương trình của phản ứng hóa học xảy ra trong lọ B.<br />
Gọi tên sản phẩm thu được sau phản ứng.<br />
c) Hãy nêu một phương pháp khác để nhận biết các khí trong mỗi lọ và giải thích cách làm.<br />
d) Hãy nêu thành phần phần trăm về thể tích của O2 và N2 trong không khí ?<br />
Câu 2 (4,0 điểm):<br />
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với<br />
chất rắn (kim loại hoặc muối).<br />
<br />
a) Hãy cho biết cách thu khí này phù hợp để điều chế loại khí nào trong các khí: oxi O2,<br />
cacbonic CO2, hiđro H2 ? Giải thích.<br />
b) Viết một phương trình hóa học minh họa cho phản ứng điều chế khí X theo sơ đồ thí<br />
nghiệm trên.<br />
c) Dựa theo phương trình hóa học đã viết ở câu b, hãy tính khối lượng của chất rắn cần<br />
dùng để điều chế 1,12 lít khí X (ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết lượng axit đã dùng dư, phản<br />
ứng xảy ra hoàn toàn.<br />
Câu 3 (2,0 điểm)<br />
Gọi tên và phân loại các hợp chất: HCl, CuO, NaCl, KHCO3 theo mẫu bảng dưới đây:<br />
Oxit<br />
Axit<br />
Bazơ<br />
Muối trung hòa<br />
Muối axit<br />
<br />
-HẾTThí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Ý<br />
a<br />
<br />
1<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
d<br />
a<br />
b<br />
2<br />
c<br />
<br />
3Fe + 2O2 → Fe3O4<br />
Sản phẩm Fe3O4 là oxit sắt từ.<br />
Sử dụng que đóm còn tàn đỏ cho vào mỗi lọ.<br />
Lọ chứa khí oxi thì que đóm sẽ bùng cháy.<br />
Lọ chứa khí nitơ thì không có hiện tượng gì.<br />
Trong không khí, nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21% về thể tích<br />
Cách thu khí này phù hợp cho các khí nhẹ hơn không khí,<br />
do đó khí thích hợp sẽ là khí H2.<br />
PTHH minh họa:<br />
Axit là axit clohiđric, chất rắn là kẽm kim loại.<br />
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
Số mol khí H2:<br />
<br />
b<br />
c<br />
<br />
3<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM<br />
Nội dung<br />
Lọ A chứa N2, lọ B chứa O2.<br />
Do khí O2 là phi kim hoạt động mạnh nên phản ứng với sắt<br />
tạo oxit sắt.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2<br />
0,05 mol<br />
<br />
0,05 mol<br />
Khối lượng kẽm cần dùng là<br />
mZn = n.M = 0,05.65 = 3,25 gam<br />
Oxit: CuO (đồng (II) oxit)<br />
Axit: HCl (axit clohiđric)<br />
Muối trung hòa: NaCl (natri clorua)<br />
Muối axit: KHCO3 (kali hiđrocacbonat)<br />
<br />
mol<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
1,0<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />