SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ YÊN<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ<br />
<br />
Nhóm: Văn<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2011-2012)<br />
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10<br />
<br />
Thời gian: 90,<br />
<br />
I. Tiếng Việt: (3điểm).<br />
Câu 1: (1điểm) Thế nào là phép điệp?<br />
Câu 2: (2điểm) Tìm và phân tác dụng của phép điệp tu từ trong đoạn thơ sau?<br />
Khi sao phong gấm rủ là,<br />
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường<br />
Mặt sao dày gió dạn sương<br />
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân<br />
(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)<br />
II. Làm văn: (7điểm)<br />
Phân tích tính cách của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ YÊN<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ<br />
<br />
Nhóm: Văn<br />
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM<br />
I. TIẾNG VIỆT.<br />
Câu 1: - Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm<br />
từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.<br />
Câu 2: Điệp từ: "sao"<br />
- Phân tích tác dụng: Diễn tả tâm trạng Thuý Kiều: oán thán, tự vấn, trách giận, xót xa, dằn vặt, tuyệt vọng, ...<br />
II. LÀM VĂN<br />
1.YÊU CẦU:<br />
a.Yêu cầu về kĩ năng:<br />
_ Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, nhận biết được yêu cầu của đề, biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị<br />
luận.<br />
_ Biết cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc.<br />
b.Yêu cầu về kiến thức:<br />
_ Ngoài kĩ năng, điều quan trọng nhất là phải đáp ứng được yêu cầu của đề: Tính cách người anh hùng Từ Hải qua đoạn<br />
trích: Chí khí anh hùng.<br />
_ Những suy nghĩ đó có thể không trùng với đáp án nhưng miễn sao đúng đắn, phù hợp là đạt yêu cầu của đề.<br />
2. LẬP DÀN Ý:<br />
HS phân tích được tính cách người anh hùng Từ Hải qua các nội dung sau:<br />
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và khái quát nhân vật.<br />
b. Thân bài:<br />
- Từ Hải - người anh hùng có chí khí phi thường<br />
- Người anh hùng cái thế, có chí lớn muốn làm nên sự nghiệp lớn: Trượng phu"(người đàn ông có chí khí lớn)<br />
<br />
- Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao thể hiện qua những thủ pháp miêu tả ước lệ và mang tầm vũ trụ:<br />
"động lòng bốn phương", "trời bể mênh mang","bốn bể"...<br />
+ Hình ảnh, tư thế gắn với "thanh gươm yên ngựa" và được so sánh với chim Bằng: khát vọng tự do,...<br />
+ Khao khát về một sự nghiệp lớn thể hiện qua hình ảnh có tính chất ước lệ: "Bao giờ 10 vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy<br />
đất, bóng tinh rợp đường" .Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao<br />
của Từ hải.<br />
+ Một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai. (dẫn chứng thơ)<br />
- Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.<br />
+ Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ. (Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: "thoắt" ,<br />
"thẳng rong", "quyết lời", "dứt áo ra đi").<br />
+ Cuộc chia tay Từ Hải - Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác (cuộc chia tay Kiều - Kim Trọng, Kiều - Thúc Sinh)<br />
c. Kết bài:<br />
- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi<br />
giữa sự nghiệp và tình cảm.<br />
- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.<br />
- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.<br />
<br />
* Các thang điểm:<br />
Câu 1: Nêu đầy đủ (1điểm)<br />
Câu 2: - Chỉ ra phép điệp (0,5điểm)<br />
- Phân tích đúng (1,5điểm)<br />
Câu 3:<br />
- Điểm 7: Bài viết có kĩ năng nghị luận tốt, bài viết có cảm xúc; được trình bày mạch lạc, trôi chảy, sạch sẽ.<br />
- Điểm 5 - 6: Biết cách làm bài văn nghị luận, nhưng mức độ sâu sắc, mức độ cảm xúc chưa tốt.<br />
- Điểm 3 - 4: Chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, diễn đạt chưa được trôi chảy.<br />
- Điểm 1- 2: Bài viết còn quá sơ sài<br />
- Điểm 0: Không viết được gì.<br />
<br />