intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Đề minh họa)" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Đề minh họa)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA (Đề thi gồm 07 trang) Họ và tên thí sinh:........................................................................................... Số báo danh:................................................ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1: Hình 1 là đồ thị động năng Wđ và thế năng Wt của một vật dao động điều hoà theo thời gian. Gọi Wđmax, Wtmax, W lần lượt là động năng cực đại, thế năng cực đại và cơ năng của vật. Nhận định nào sau đây chưa đúng? Wđ; Wt(J) Wđ Wt W W 2 O T T 3T T t 4 2 4 Hình 1 T A. Từ 0 đến : Wđ tăng từ 0 đến Wđmax, Wt giảm từ Wtmax. 4 T 3T 5T 7T B. Những thời điểm Wđ = Wt là ; ; ; . 8 8 8 8 T 3T C. Từ đến :Wt tăng từ 0 đến Wtmax,Wđ giảm từ Wđmax về 0. 2 4 3T D. Từ đến T: Wđ giảm từ Wđmax về 0, Wt tăng từ 0 đến Wtmax. 4 Câu 2: Vật đang dao động điều hòa dọc theo đường thẳng d. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng d, phía ngoài khoảng dao động của vật, tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là Δt thì vật gần điểm M nhất. Độ lớn vận tốc của vật sẽ đạt được cực đại vào thời điểm: A. t + t/2 B. t + t C. (t + t)/2 D. t/2 + t/4. Câu 3: Hai chất điểm M1, M2 cùng dao động điều hoà trên trục ox, xung quanh gốc O với cùng tần số f, biên độ dao động của M1 là 2cm của M2 là 4cm và dao động của M2 sớm pha so với dao động của M1 một góc π/3. Khoảng cách cực đại giữa hai chất điểm trong quá trình dao động là A. 6cm B. 2. 7 cm C. 2 3 cm D. 12 cm Câu 4: Các quy tắc cơ bản khi sử dụng ampe kế (Hình 2) để đo cường độ dòng điện gồm: a) Mắc ampe kế trong mạch sao dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra chốt (–) của ampe kế. b) Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo. c) Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện. d) Đọc và ghi kết quả trên ampe kế. Thứ tự đúng các quy tắc khi sử dụng là A. b, a, c, d. B. b, c, a, d. C. a, b, c, d. D. c, a, b, d. Hình 2 Trang 1/7
  2. Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 3. Trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở R có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng? + - A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu A B M. B. Đèn sáng yếu khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. R Đ C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N. M N Hình 3 D. Độ sáng của đèn không ảnh hưởng khi di chuyển con chạy của biến trở Câu 6: Một đèn LED loại 20 W có công suất chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang loại 46W. Một phòng học tại một trường THPT đã thay 8 bóng đèn huỳnh quang trên bằng 8 bóng đèn LED loại 20 W. Biết trường có 27 phòng học được thay như thế và biểu giá điện áp dụng mức giá bán lẻ bình quân là 2006,79 đồng/kWh. Nếu sử dụng đèn LED này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong 26 ngày (mỗi tháng) nhà trường đã tiết kiệm được số tiền điện chi trả mỗi tháng là A. 3110556,6 đồng. B. 3630931,2 đồng. C. 1352415,9 đồng. D. 1758140,7 đồng. Câu 7: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của cơ thể một em bé, người ta phải thực hiện các thao tác sau nhưng chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự sử dụng: A. Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. B. Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế. C. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. D. Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa; Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất: A. a, b, c, d. B. d, c, a, b. C. d, c, b, d. D. b, a, c, d. Câu 8: Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp kim trung gian (thiếc) gọi là vảy hàn. Trong quá trình nung nóng để hàn, vảy hàn sẽ nóng chảy trước trong khi vật hàn chưa nóng chảy hoặc nóng chảy với số lượng không đáng kể. Khi đó kim loại làm vảy hàn sẽ khuếch tán thẩm thấu vào trong kim loại vật hàn tạo thành mối hàn. Thiếc hàn là hợp kim thiếc – chì có nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ thiếc hàn 60 (60%Sn và 40%Pb) được sử dụng để hàn các dây dẫn hay mối nối trong mạch điện. Thiếc hàn phải có A. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng nhỏ hơn của kim loại vật hàn. B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng lớn hơn của kim loại vật hàn. C. nhiệt độ nóng chảy lớn hơn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng. D. nhiệt nóng chảy riêng lớn hơn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng. Câu 9: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 2 tháng 10 năm 2024 có nhiệt độ từ 26°C đến 31°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin? A. Nhiệt độ từ 299 K đến 330 K. B. Nhiệt độ từ 26 K đến 31 K. C. Nhiệt độ từ 273 K đến 278 K. D. Nhiệt độ từ 299 K đến 304 K. Câu 10: Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do A. khí bên trong quả bóng tỏa nhiệt và sinh công làm nội năng của chất khí tăng lên. B. khí bên trong quả bóng nhận nhiệt và sinh công làm nội năng của chất khí tăng lên. C. khí bên trong quả bóng truyền nhiệt và sinh công làm nội năng của chất khí bị mất đi. D. khí bên trong quả bóng nhận nhiệt và nhận công bằng nhau nên nội năng của chất khí không đổi. Trang 2/7
  3. Câu 11: Hai lượng chất lỏng A và B có cùng khối lượng và được cấp nhiệt như nhau. Hình 4 là đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Quá trình này cả 2 chất A và B đều tăng nhiệt độ. B. Sau 4 phút thì chất lỏng A tăng thêm 200 C . C. Nhiệt dung riêng của chất lỏng B lớn hơn chất lỏng A. D. Nhiệt dung riêng của chất lỏng A gấp 1,5 lần nhiệt dung riêng của chất lỏng B . Hình 4 Câu 12: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định, nội năng của khí giảm 15J. Khối khí đã A. nhận nhiệt lượng 15J và sinh công 15J. B. truyền nhiệt lượng 15J và nhận công 15J C. truyền ra môi trường nhiệt lượng 15J. D. nhận nhiệt lượng là 15J. Câu 13: Vận động viên điền kinh bị mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hoá khoảng 20% năng lượng dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ cơ thể không đổi. Nếu vận động viên dùng hết 10800 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra ngoài cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đổi và nhiệt hoá hơi riêng của nước ở nhiệt độ của vận động viên là 2,4.106 J/kg. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0.103 kg/m3. A. 2,4 lít. B. 3,6 lít. C. 3,6 m3. D. 2,4 m3. Câu 14: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 15: Với bình xịt khử trùng, khi ta ấn nút, van mở, hiện tượng nào sẽ xảy ra với khí trong bình? A. Thể tích khí tăng, áp suất khí tăng. B. Thể tích khí tăng, áp suất khí giảm. C. Thể tích khí giảm, áp suất khí giảm. D. Thể tích khí giảm, áp suất khí tăng. Câu 16: Có một khối khí lý tưởng ở trạng thái (1) – Hình 5. Khí được biến đổi tới trạng thái (2) bằng 2 quá trình biến đổi liên tiếp mà trong mỗi quá trình biến đổi có một thông số được giữ cố định. Có bao nhiêu cách biến đổi như vậy? A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 6 cách. Hình 5 Câu 17: Một lượng khí lí tưởng có khối lượng m, số mol n, khối lượng mol , áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T. Phương trình Clapeyron viết cho lượng khí này là n A. pV = nRT. B. pV = RT. C. pV = RT . D. pV = mRT.  Trang 3/7
  4. Câu 18: Một lượng khí lí tưởng biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị trong hình 6. So với thể tích V1 ở trạng thái (1) thì thể tích V3 ở trạng thái (3) thay đổi như thế nào? A. Tăng 3 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 3 lần. D. Giảm 2 lần. Hình 6 Câu 19: Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất của hơi trong nồi đạt tới 9 atm. Ở 20 oC, hơi trong nồi có áp suất 1,5 atm. Khi van an toàn bắt đầu mở thì nhiệt độ của hơi trong nồi bằng A. 1485 oC. B. 1758 oC. o C. 120 C. D. 180 oC. Câu 20: Một tàu ngầm dùng để nghiên cứu biển đang lặn ở độ sâu 100m. Người ta nở một bình dung tích 60 lít chứa khí ở áp suất 107 Pa và nhiệt độ 270C để đẩy nước ra khỏi thùng chứa nước ở giữa hai lớp vỏ của tàu làm cho tàu nổi lên. Sau khi giãn nở, nhiệt độ của khí là 30C. Coi khối lượng riêng của nước biển là 1000 kg/m3, gia tốc trọng trường là 9,81 m/s2, áp suất khí quyển là 1,013.105 Pa. Thể tích của nước bị đẩy ra khỏi tàu là A. 600 lít. B. 60 lít. C. 510 lít. D. 360 lít. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Trong mỗi ý a), b), c), d), ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Một con lắc lò xo với vật nặng có khối lượng m= 400g, bỏ qua khối lượng lò xo. Con lắ dao   động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang với phương trình: x  3cos  4t    cm  , (t đo bằng  3 giây). Hãy xác định tính đúng sai của các câu sau: a) Lò xo có độ cứng 63,4 N. 1 b) Quãng đường vật đi được từ thời điểm t1  s đến thời điểm t 2  2 s là 39 cm. 3 c) Nếu ngay khi lò xo đang có chiều dài cực đại thì ta giữ cố định lò xo ngay tại điểm chính giữa của lò xo thì sau đó con lắc sẽ dao động điều hoà với biên độ 1,5cm. d) Với con lắc ban dầu, khi vật m qua vị trí cân bằng theo chiều làm lò xo ngắn lại thì va chạm mềm với vật m’ cùng khối lượng và chuyển động cùng chiều với tốc độ 100cm/s. Sau va chạm hai vật dính nhau và dao động điều hoà trên quĩ đạo gần bằng 7,73cm. Câu 2: Một chất điểm có khối lượng 100 g dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng vào li độ như hình vẽ. Lấy π² = 10. Wđ (mJ) a) Khi x = 3 cm thì động năng của chất điểm là Wđ = 80 mJ. b) Tốc độ góc của dao động ω = 10π rad/s. c) Thời gian liên tiếp động năng băng thế năng là 0,1 s. 80 d) Quãng đường dài nhất vật đi trong 1/30s là 10cm . -5 0 3 5 x(cm) Trang 4/7
  5. Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E  15 V và điện trở trong r  0,2 , điện trở R1  10  và R 2  12 , R3 là biến trở. a) Khi R 3  8 thì điện trở mạch ngoài là 14,8 . b) Cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,5 A. c) Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 30 phút là 18000 kJ. d) Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài đạt cực đại khi R 3   . Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ: E = 6 V, r = R3 = 0,5  , R1= 3  , R2 = 2  , C1 = C2 = 0,2  F, độ lớn điện tích electron e = 1,6.10-19C. Bỏ qua điện trở các dây nối. a) Khi K mở hay đóng công suất của nguồn điện luôn là 6W. b) Khi K đóng K, có 8,75.1012 electron dịch chuyển qua khóa K theo chiều từ B  K  M c) Khi K đang mở, thay khóa K bằng tụ C3 = 0,4  F thì UNM=4,8V d) Khi K đang đóng, thay khóa K bằng tụ C3 = 0,4  F thì điện tích tụ C3 bằng không. Câu 5: Người ta dùng một lò hồ quang điện để nấu chảy một khối kim loại nặng 20 kg. Biết mỗi phút lò hồ quang cung cấp cho khối kim loại một nhiệt lượng không đổi là 345 kJ. Hiệu suất lò là 0,8. Sự thay đổi nhiệt độ t (oC) của khối kim loại được ghi lại theo thời gian như hình vẽ. D B C a) Giai đoạn AB trên đồ thị tương ứng với quá trình 1530 nóng chảy của kim loại. b) Trong giai đoạn BC khối kim loại không nhận thêm nhiệt lượng từ lò nóng. c) Nhiệt dung riêng của khối kim loại xấp xỉ 460 30 A J/(kg.K). O 50 70 t(phút) d) Nhiệt nóng chảy của khối kim loại xấp xỉ 345.10³ J/kg. Câu 6: Một bình dưỡng khí dùng cho thợ lặn có thể tích chứa không khí V1  3, 0l , khí trong bình được nén đến p1  15, 0MPa . Bình được nối thông khí với một bình khác đang có không khí cùng nhiệt độ, ở áp suất p 0  0,10MPa và thể tích V0  39, 0l . Xét đến khi áp suất hai bình bằng nhau và bằng p , nhiệt độ của khí ở hai bình bằng với nhiệt độ khi chưa nối. Bỏ qua thể tích của phần ống nối hai bình. a) Suất tích chứa khí tổng cộng của hai bình chứa là 42 khi bỏ qua thể tích của ống nối hai bình chứa khí. b) Để có áp suất 0.10 MPa. Vẫn giữ nhiệt độ ban đầu, lượng khí (ban đầu ở trong bình dưỡng khí) cần chứa trong bình khác có thể tích V1'  450 c) Áp suất khí trong hai bình sau khi được nối với nhau với điều kiện nhiệt độ bằng nhiệt độ ban p .V đầu là p  1 1 V0  V1 d) Khi nối hai bình khí với nhau, do sự chênh lệch áp suất, có một lượng khí từ bình có áp suât lớn hơn chuyển sang bình có áp suất nhỏ hơn, tỉ số khối lượng phần khí chuyển sang và khối lượng tổng cộng của khí trong hai bình, bằng tỉ lệ áp suất ban đầu của bình khác và bình dưỡng khí. Câu 7: Hai bình có thể tích lân lượt là V1 = 40 , V2 =10 thông nhau bằng một cái van. Van chỉ mở khi áp suất trong bình 1 lớn hơn áp suất trong bình 2 từ 105Pa trở lên. Ban đầu bình 1 chưa khí ở áp suất p0=0,9.105Pa và nhiệt độ T0 = 300 K, còn bình 2 là chân không. Người ta làm nóng đều cả hai bình từ T0 lên nhiệt độ T=500K. Cho hằng số khí lý tưởng R=8,31J/mol.K. Trang 5/7
  6. a) Số mol khí trong bình 1 là 1 mol. b) Khi đun tới 333K thì van mở. c) Sau khi van mở áp suất bình 1 tăng chậm hơn bình hai. d) Đến 500K, áp suất bình 1 là 1,4.105Pa. Câu 8: Ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở 1000C là L = 2,26.106 J/kg. a) Điều này có nghĩa là 1 kg nước nhận nhiệt lượng 2260 kJ thì sẽ chuyển hoàn toàn thành hơi nước. b) Cho hằng số khí lý tưởng R=8,31J/mol.K. Ở 1000C, 1kg nước khi hoá hơi sẽ sinh công 172 kJ. c) Độ tăng nội năng của 1kg nước ở 1000C khi hoá hơi ở cùng nhiệt độ là 2260 kJ. 1 d) Cho hằng số Avogadro NA= 6,02.1023 mo . Năng lượng liên kết của phân tử nước lỏng ở 1000C là 6,24.10-20J. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Câu 1: Cho phương trình của một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox là x  A cos(t  ) . Tại 3 thời điểm t  0 , vận tốc của vật cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất t  s thì gia tốc của 4 vật cực đại. Sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu giây (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) kể từ lúc đầu thì động năng và thế năng bằng nhau và vật đang chuyển động nhanh dần? Câu 2: Một con lắc đơn đồng hồ có chu kì T= 2 s ,vật nặng có khối lượng 1kg ,dao động tại nơi có g=10m/s2 với biên độ góc ban đầu là 50. Do chịu tác dụng của lực cản Fc = 0,011N ngược chiều chuyển động nên dao động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động E = 3 V, điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quá trìng bổ sung là 25% . Pin có điện tích ban đầu là Q0 = 104 C. Hỏi đồng hồ chạy trong bao nhiêu ngày thì phải thay pin? Câu 3: Mắc hai đầu đoạn biến trở R vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy đồ thị công suất tiêu thụ mạch ngoài có dạng như hình vẽ. Muốn công suất mạch ngoài có giá trị 24,5 W thì biến trở có giá trị bao nhiêu Ohm    ? Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 8,1V và điện trở trong 1,2 . Bóng đèn loại 6 V  3 W. R1  2 . Ampe kế có điện trở không đáng kể. Biến trở AB có điện trở toàn phần 4,5 . Đóng khóa K. Khi điện trở của phần CB là 1,5  thì số chỉ của ampe kế bằng bao nhiêu Ampe (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) ? Câu 5: Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa A là số tiếng kêu của một con dế trong một phút và TF là nhiệt độ cơ thể của nó bởi công thức A = 5,6TF − 275, trong đó nhiệt độ TF tính theo độ F. Nếu con dế kêu 106 tiếng trong một phút thì nhiệt độ của nó cách nhiệt độ sôi của nước nguyên chất ở áp suất tiêu chuẩn khoảng bao nhiêu độ C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 6: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0°C vào một cốc nhôm có khối lượng 0,2 kg đựng 0,4 kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế. Sau khi cục nước đá tan hết, người ta Trang 6/7
  7. dùng thiết bị điện có công suất 100 W để nung nóng cốc nhôm. Cần thời gian bao nhiêu phút để khối lượng của cốc nhôm đựng nước còn lại 0,48 kg. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước 2,26.106 J/kg. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra ngoài. Bỏ qua sự bay hơi của nước trước khi sôi. Câu 7: Một lượng khí lí tưởng thực hiện một chu trình được biểu diễn trong hệ tọa độ p – T có dạng là một đường tròn như hình vẽ. Biết OA = OB, bán kính đường tròn OA r= . Nhiệt độ thấp nhất trong chu trình là To , Nhiệt độ cao nhất 2 A T trong chu trình là T1. Tìm tỉ số 1 khi khí đó thay đổi trạng thái T0 theo chu trình trên. B Câu 8: Một mol khí lí thực hiện một quá trình biến đổi từ trạng thái từ trạng thái 1 có áp suất pl = 2atm, thể tích V1 = 1l sang trạng thái 2 có áp suất p2 = 1 atm, thể tích V2 = 3l. Đường biếu diễn sự thay đổi của áp suất theo thế tích của quá trình đó trong hệ tọa độ (p, V) là một đoạn thẳng như hình. Tính nhiệt độ lớn nhất trong quá trình trên theo đơn vị Kelvin(làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). ..............HẾT............. Trang 7/7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
45=>0