intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Hoá học 10 (2009 - 2010)

Chia sẻ: Trần Bá Trung5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.073
lượt xem
301
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 năm 2009 - 2010 giúp cho học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập trắc nghiệm môn hóa học và đặc biệt khi giải những bài tập cần phải tính toán một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất đồng thời đáp ứng cho kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.Chúc các bạn học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Hoá học 10 (2009 - 2010)

  1. SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN HÓA HỌC Năm học 2009 – 2010 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 02 trang) Câu I: (2,0 điểm) Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, hãy chọn những hóa chất thích hợp để viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất: t0 a. Oxit bazơ + … → muối + nước d. Oxit axit + … → muối + nước g. Bazơ oxit bazơ + nước b. Bazơ + … → muối + bazơ e. Axit + … → muối + axit h. Muối + … → muối + muối c. Muối + … → muối + kim loại f. Muối + … → muối + nước Câu II: (2,5 điểm) Dẫn luồng khí H2 dư đi qua bình không có không khí đựng 4,72 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được 3,92 gam Fe và 0,90 gam H2O. Cũng lượng hỗn hợp X trên cho vào dung dịch CuSO4 dư thu được hỗn hợp chất rắn nặng 4,96 gam. a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích dung dịch HCl 7,3% (khối lượng riêng D = 1,03 g/ml) cần thiết để hòa tan 4,72 gam hỗn hợp X và tính thể tích khí (đktc) thoát ra khi hòa tan. Câu III: (2,5 điểm) Cho từ từ 150 mL dung dịch HCl 1M vào 100 mL dung dịch Na2CO3 1M, sau phản ứng thu được V mL khí CO2 (đktc). Dẫn lượng khí CO2 thu được vào bình chứa 40 mL dung dịch Ca(OH)2 a mol/l thấy xuất hiện 3 gam kết tủa. Tính giá trị của V và xác định a biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu IV: (2,0 điểm) Cho 2 bình kín A, B có cùng thể tích và đều ở 00C. Bình A chứa 1 mol khí clo, bình B chứa 1 mol khí oxi. Cho vào mỗi bình 2,4 gam kim loại M có hóa trị không đổi. Nung nóng các bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau phản ứng thấy tỉ lệ áp suất khí 1,8 trong 2 bình A và B là (thể tích chất rắn không đáng kể). Hãy xác định kim loại M. 1,9 Câu V: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn: CO2, SO2, C2H4 và CH4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu VI: (3,0 điểm) Cho 1,12 lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở có công thức khác nhau và trong các công thức sau: CnH2n+2, CnH2n, CnH2n-2. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn cho sản phẩm qua H2SO4 đặc; sau đó qua KOH đặc. Sau thí nghiệm bình đựng KOH tăng 2,2 gam. - Phần 2 dẫn qua dung dịch brom dư; lượng brom đã phản ứng là 5,92 gam và không có khí thoát ra. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon.
  2. Câu VII: (2,0 điểm) Cho các chất sau: C4H10, C2H5OH, CH4, CH3COOH, C2H4, CH3COONa, C2H2, C4H8, CH3COOC2H5. Hãy sắp xếp thành một sơ đồ chuyển hóa và viết các phương trình hoàn thành sơ đồ này. Câu VIII: (2,0 điểm) Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau: H 2O , H a. (C6H10O5)n C6H12O6 (hiệu suất 80%) 30 320 C , men b. C6H12O6 C2H5OH (hiệu suất 75%) Viết PTHH theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột. Câu IX: (2,0 điểm) 1. Hiện nay, ở Trung Quốc có một số nơi sản xuất sữa và thực phẩm có cho thêm hợp chất melamine (chứa 3 nguyên tử C trong phân tử) để tạo độ đạm ảo cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Khi phân tích melamine người ta nhận thấy cứ 6 phần khối lượng C thì có 1 phần khối lượng H và 14 phần khối lượng N. Xác định công thức phân tử của melamine. 2. Hãy giải thích các điều sau: a. Nghiêng bình đựng khí CO2 trên ngọn lửa của cây nến ngọn lửa sẽ tắt? b. Trong bộ dụng cụ thí nghiệm thu khí clo SGK lớp 9, người ta dẫn khí clo qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) để đứng miệng bình có bông tẩm xút. c. Muốn quả mau chín người ta thường xếp quả xanh và chín gần nhau. --------------- Hết -------------- Chú ý: Học sinh được sử dụng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản theo qui định của Bộ GD&ĐT. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. Trường THPT Trần Quốc Tuấn THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Tổ Hoá học Năm học 2008 -2009 Môn : HOÁ HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài : 150 phút Câu I: (6 điểm) 1) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: C2H4, NH3, BeH2, H2CO3, CaC2, Pb3O4, Fe3O4, Pb2O3. 2) Dựa vào thuyết lai hoá obitan nguyên tử giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử C2H4, NH3, BeH2. 3) Photpho và nitơ đều ở nhóm VA. Giải thích tại sao có hợp chất PCl5 mà không có hợp chất NCl5. Câu II: (4 điểm) A là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố phi kim X, Y. Biết X có hoá trị cao nhất đối với oxi bằng hoá trị đối với hiđro, Y có hoá trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hoá trị đối với hiđro, khối lượng phân tử của A là 76. 1) Xác định công thức phân tử của A. 2) Khi đốt hoàn toàn A được hai oxit XO2 và YO2. Nếu cho hỗn hợp hai oxit nầy phản ứng với dung dịch NaOH thì thu được tối đa bao nhiêu muối? Đó là những muối nào? Câu III: (4 điểm) Hợp chất M tạo thành từ 5 nguyên tử của 3 nguyên tố có dạng XYZ3. Trong M tổng số hạt cơ bản (p,e,n) bằng 150 trong đó số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 50. 1) Xác định phân tử khối của M. 2) Biết số proton của X, Y, Z có tỷ lệ sau: PX : PY : PZ = 10 : 3 : 4. Xác định công thức phân tử của M. 3) Lấy mgam chất M cho phản ứng với dung dịch HCl thu được khí A, cho khí A phản ứng với dung dịch NaOH 5% được dung dịch B. Biết nồng độ % của NaOH trong dung dịch B là 2%. Tính nồng độ % chất còn lại trong dung dịch B. Câu IV: (4 điểm) Hoà tan 9,2gam kim loại M vào nước được 100gam dung dịch A và 4,48lít khí (đo ở đktc). 1) Tính C% dung dịch A. 2) Biết M ở nhóm IA trong HTTH và nếu cho 1/2 dung dịch A phản ứng với 3,36lít CO2 (đo ở đktc) thu được dung dịch B chứa hai muối tan. Tính C% mỗi muối trong dung dịch B.
  4. Câu V: (2 điểm) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên đun với dung dịch H2SO4 đ thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. tỉ khối của B đối với A là 3,6875 Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. (Cho Fe = 56 ; Cu =64 ; S = 32 ; Mg = 24 ; C = 12 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2