Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn năm 2012 - 2013
lượt xem 280
download
Cùng tham khảo đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn năm 2012 - 2013 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi học sinh giỏi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn năm 2012 - 2013
- PHÒNG GD&ĐT TAM ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC GIỎI LỚP 6 Năm học: 2012-2013 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- (Vũ Tú Nam) Câu 2. (1,0 điểm) Trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ”( Minh Huệ), ở lần thứ ba thức dậy, sau khi nghe câu trả lời của Bác, anh đội viên thấy: “Lòng vui sướng mênh mông”. Em hãy giải thích vì sao anh đội viên có tâm trạng ấy? Câu 3. (6,0 điểm) Đôi mắt trong sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện mình.
- ----------------HẾT----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh...........................................................................................SBD:.....................
- PHòNG GD&ĐT đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 NGA SƠN Năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề) SBD: Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011 Đề bài Câu 1: ( 3 điểm) Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập. b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 2: ( 3 điểm ) Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa? Câu 3 : ( 6 điểm ) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt: Ra thế Lượm ơi! và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu: Lượm ơi còn không? Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả. Câu 4: ( 8 điểm) Từ những cuộc vận động “ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “ ủng hộ nhân dan Nhật Bản”… và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. Đề thi gồm có 01 trang
- PHòNG GD&ĐT hướng dẫn chấm NGA SƠN đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 Năm học: 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Đề chính thức Đáp án gồm có 02 trang Câu I: (3 điểm) a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu, Đó là: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. ( Câu kể) Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: ( Câu kể) - Hức! ( Câu cảm) Thông ngách sang nhà ta? ( Câu hỏi) Dễ nghe nhỉ! ( Câu cảm) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. ( Câu kể) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( Câu cầu khiến) Đào tổ nông thì cho chết! ( Câu cảm) Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Câu kể) Nêu được 9 câu và ghi đầy đủ 9 câu riêng biệt (0.75 điểm) b.Học sinh phân loại cứ đúng 3 câu cho 0.75 điểm. Các trường hợp còn lại, GV tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm quy định của câu. Câu II: ( 3 điểm) a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc. - Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ( 1 điểm) - Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương. ( 0,5 điểm) b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. ( 1 điểm) - Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì “ trời mưa kâm thâm” nên không thể có “ sương phủ bạc”. ( 0,5 điểm) Câu III. ( 6 điểm) ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế Lượm ơi! (1,5 điểm) Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. (1,5 điểm) Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt: Lượm ơi, còn không? (1,5 điểm) 2
- Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gỉa như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương. (1,5 điểm) Câu IV. ( 8 điểm) Lưu ý: Đây là đề mở, vì vậy học sinh có thể nêu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn phát biêu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, thinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta. ( 1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống. ( 1 điểm) - Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn, bù đắp cho họ những gì còn thiếu hụt, mất mát. ( 1 điểm) - Sẻ chia và tình yêu thương không chỉ đem lại hạnh phúc cho người khác mà còn là đem lại hạnh phúc cho chính người cho. Cho đi là để nhận lại những tấm lòng. ( 1 điểm) Như vậy: Sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. ( 1 điểm) - Phê phán: Thói thờ ơ, vô cảm trước những rủi ro, bất hạnh, mất mát, đau thương của người khác. ( 1 điểm) - Liên hệ: Với bản thân, với các hoạt động tập thể của lớp, của trường… trong các phong trào nói trên. ( 1 điểm) Lưu ý chung: - Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. ********************************** 3
- 4
- ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG Môn: Ngữ văn lớp 6 ( Thời gian: 120 phút) ----------------------------- Đề bài: Câu 1: Thế nào là kết thúc có hậu trong chuyện cổ tích? Vì sao nhân dân lao động lại thích kết thúc có hậu? (2 điểm) Câu 2: Viết hai đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về hai chi tiết: tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh. (2 điểm) Câu 3: Bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương được học trong chương trình Ngữ văn 6- kì I đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Em hãy kể một câu chuyện tổng hợp về thời các vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính trong bốn truyện truyền thuyết ấy? (6 điểm) ------------------Hết------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG Môn : ngữ văn lớp 6 --------------------------------
- Câu 1: (2 điểm) - Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu , trong đó kết thúc bao giờ cũng là kết thúc có hậu: cái thiện chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu… - Nhân dân thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm “ ở hiền gặp lành ’’, “gieo gió gặt bão”… của nhân dân ta. Chỉ có kết thúc như vậy mới thỏa mãn ước mơ, niềm tin của nhân dân: những người bất hạnh cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu, kẻ ác cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng… Câu 2: (2 điểm): Câu trả lời phải đạt được 2 ý cơ bản sau: - Tiếng đàn kì diệu ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Trước hết đó là tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm và nhận ra ân nhân của mình. Tiếng đàn thần ấy còn là đại diện cho công lí: Thạch Sanh được giải oan. Lí thông bị vạch tội. Không chỉ vậy, đó còn là tiếng đàn nhân đạo, yêu chuộng hòa bình. Tiếng đàn đó có thể cảm hóa con người, đẩy lùi chiến tranh. Tiếng đàn khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ. - Niêu cơm thần cũng là một chi tiết tưởng tượng giàu ý nghĩa. Niêu cơm có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm quân sĩ 18 nước chư hầu lúc coi thường, chế giễu,nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục. Cùng với tếng đàn kì diệu, niêu cơm thần đã cảm hóa hoàn toàn kẻ thù và để lại lòng khâm phục trong lòng họ. Vì thế niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài ra, hình ảnh đó còn mang ước mơ lãng mạn về sự no đủ của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Nếu có được niêu cơm “ăn hết lại đầy” thì lao động của con người sẽ đỡ vất vả hơn, mọi nười sẽ đều được no đủ, hạnh phúc. Câu 3: (6 điểm) * Lưu ý: Đây là kiểu bài tổng hợp kể lại các truyện đã học bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính theo trình tự thời gian. Như vậy các sự kiện mới nối tiếp nhau một cách tự nhiên. - Yêu cầu: HS xác định đúng bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương đã học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- + Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện: 1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”. 2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân. 3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời. 4. Tới đời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy được Mị Nương làm vợ. Trận giao tranh của họ diễn ra ác liệt. Son Tinh chiến thắng, Thủy Tinh hàng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Son Tinh là biểu tượng của người anh hùng trị thủy, là ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa. * Khi kể cần có cảm hứng, có thể kể trực tiếp, có thể gián tiếp tạo ra tình huống kể cho câu chuyện hấp dẫn. cần thể hiện được lòng tự hào về nguồn cội của dân tộc, khí phách của cha ông và lòng biết ơn đối với các vua Hùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 4
5 p | 12319 | 5310
-
Tổng hợp Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý
121 p | 2942 | 924
-
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi lớp 12 các môn
17 p | 2427 | 830
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi các môn lớp 9
43 p | 1379 | 325
-
Tổng hợp các Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phổ
25 p | 1466 | 221
-
20 Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 7
87 p | 1065 | 195
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố môn Hóa học - Sở GD&ĐT Hà Nội
6 p | 1294 | 183
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề chính thức kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An
7 p | 575 | 103
-
Đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 năm 2011
12 p | 411 | 96
-
Đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 2 Trường Tiểu học Đốc Tín năm học 2012 - 2013
5 p | 516 | 87
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề dự bị kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An
8 p | 679 | 72
-
Đề thi học sinh giỏi thành phố lớp 9 năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hà Nội
11 p | 637 | 65
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2012 (Buổi 2 - ngày 15/11/2012) - Sở GD&ĐT Long An
6 p | 277 | 63
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 6 (2010-2011) – Phòng GD & ĐT Duyên Hải
3 p | 1035 | 59
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 7 (2007-2008) – Phòng GD huyện Hóc Môn
1 p | 886 | 44
-
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Sinh học lớp 6 (2010-2011) – Phòng GD & ĐT thị xã Lai Châu
4 p | 412 | 37
-
Đề thi học sinh giỏi Olympic Đồng bằng sông Cửu Long trường THPT Thị Xã Cao Lãnh
1 p | 102 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
7 p | 75 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn