Đề thi luật hình sự
lượt xem 745
download
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ. Lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích, phù hợp với mong muốn của người đó. Ví dụ: A dùng dao đâm chết B và mong muốn người đó chết. Hậu quả xảy là B chết và đúng như mong muốn của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi luật hình sự
- HÌNH SỰ Đề số 1: Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ. Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hoàn toàn phù hợp với mục đích, phù hợp với mong muốn người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của người đó. của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho Ví dụ: A dùng dao đâm chết B và mong muốn người đó xã hội là nhằm mục đích khác. Để đạt được mục đích này chết. Hậu quả xảy là B chết và đúng như mong muốn của mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm t ội A. với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước. Ví dụ: A dùng dao dâm B với mong muốn làm B bị thương, tuy nhiên do B cố né tránh nên dao đâm trúng ch ỗ hi ểm. Hậu quả B chết, hậu quả này ngoài ý muốn ban đầu của A. Câu 2: Tại sao người tổ chức trong đồng phạm được coi là người có vai trò nguy hiểm nhất? Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 2 điều 20 BLHS). Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Ch ủ mưu có th ể tr ực - tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không. Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào vi ệc so ạn th ảo k ế ho ạch, phân công, - giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang. - Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người t ổ chức là ng ười giữ vai trò thành l ập nhóm đ ồng ph ạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đ ồng ph ạm ho ặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đ ồng ph ạm, thi ết l ập các mối lien hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau… Những người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm như: Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như v ạch ph ương hướng ho ạt đ ộng, v ạch - các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác. Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm đồng ph ạm. - Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng ph ạm. Câu 3: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? a. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích m ạnh khác có th ể b ị coi là tình ti ết tăng nặng tội. Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình s ự. b. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử. Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì v ề phía ng ười b ị h ại ph ải là ng ười l ệ thu ộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các m ặt vật chất và tinh th ần. Mặt khác,
- nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc n ạn nhân tự sát ph ải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là t ội ph ạm hoàn thành và ph ải b ị truy c ứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay đ ược cứu s ống ch ỉ có ý nghĩa xem xét khi quy ết đ ịnh hình phạt. c. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền. Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đ ối v ới ng ười ch ưa thành niên mà ph ạm t ội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở đ ộ tu ổi t ừ đ ủ 14 đ ến d ưới 16 tu ổi s ẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người ch ưa thành niên ph ạm t ội ph ải xét xem h ọ đ ủ 16 tu ổi hay chưa. d. Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài s ản đã thoát ly kh ỏi s ự qu ản lý c ủa ch ủ s ở h ữu hoặc người có trách nhiệm. Sai. Câu 4: Đỗ Văn A bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài s ản. A đã ch ấp hành xong án nh ưng ch ưa đ ược xóa án tích, A lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp X với số tiền chiếm đoạt là 200 triệu. Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của A được coi là tái ph ạm hay tái ph ạm nguy hi ểm? Gi ải thích rõ t ại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, A chưa bị kết án về tội nào). Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì A bị xử phạt 3 năm tù về t ội cướp giật tài s ản là t ội ít nghiêm tr ọng. Theo đi ểm a, kho ản 3 điều 139 BLHS thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A bị phạt tù từ 7 đến 15 năm tù (t ội rất nghiêm tr ọng). Do vậy tổng hợp 2 điểm trên, theo khoản 1 điều điều 49 A được coi là tái phạm. Câu 5: Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được h ưởng án treo v ề t ội vi ph ạm các quy đ ịnh v ề đi ều khi ển phương tiện giao thông đường bộ (điều 202 khoản 1 BLHS), thời gian thử thách là 4 năm. Khi chỉ còn 1 năm th ời gian th ử thách B lại bị tòa án xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B th ực hiện trước khi có b ản án cho h ưởng án treo. Hình ph ạt đ ối với B về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi: a. Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao? b. Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao? a. Khi xét xử lần này tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B. Theo kho ản 1 đi ều 51 BLHS thì tr ường h ợp này tòa án có thể tổng hợp hình phạt cho B theo điều 50 BLHS. b. Theo khoản 5 điều 60 BLHS thì trường hợp này tòa án không thể cho B được hưởng án treo 1 lần n ữa. Đề số 5: Câu 1: Phân tích dấu hiệu về MCQ và về MKQ của đồng phạm. Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu: Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Hai ng ười này ph ải có đủ - điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Dấu hiệu ch ủ thể đặc biệt ko đòi hỏi fải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đỏi hỏi ở m ột lo ại người đ ồng ph ạm là người thực hành. Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Nghĩa là người đ ồng ph ạm ph ải tham gia vào t ội ph ạm - với một trong bốn hành vi: Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành. Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người tổ chức
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người xúi giục. Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người giúp sức. Nếu ko có một trong những hành vi này thì ko thể coi là cùng th ực hi ện và do v ậy cũng không th ể là ng ười đ ồng ph ạm được. Trong đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể ch ỉ có m ột lo ại hành vi. Ng ười đ ồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều lo ại hành vi khác nhau. H ọ có th ể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa k ết thúc. Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào v ụ đ ồng ph ạm đều có hành vi nguy hi ểm cho xã h ội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của m ỗi ng ười là đi ều ki ện h ỗ tr ợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng thực hiện tội phạm và t ổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của CTTP nhất đ ịnh. Nh ưng cũng có th ể ch ỉ có m ột ho ặc m ột s ố người trực tiếp thực hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện t ội phạm. Hậu qu ả của tội phạm là kết qủa chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào thực hiện t ội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người th ực hành là nguyên nhân tr ực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra h ậu qu ả. Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao? a. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội. Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương ti ện giao thông đ ường b ộ ch ỉ ph ải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính m ạng ho ặc gây thi ệt h ại nghiêm tr ọng cho s ức kho ẻ, tài s ản c ủa người khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự. b. Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời hứa h ẹn thì không b ị coi là hành vi đồng phạm. Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu t ội phạm là người giúp s ức. Lu ật không đòi h ỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện khi sự thực hiện lời hứa là những việc làm x ảy ra sau khi t ội ph ạm đã thực hiện xong. c. Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì đ ược coi là không có t ội và đ ược tr ả l ại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ d. Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực s ự chấp hành hình ph ạt tù v ượt quá 30 năm. Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ với mức cao nhất là 30 năm. e. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm. Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hi ểm cho xã h ội. Câu 3: Vào khoảng 12 giờ đêm, anh A là cán bộ dân phòng khi đi tu ần tra ở đo ạn đ ường v ắng ng ười qua l ại thì g ặp H đang gánh một số tài sản mà H vừa trộm cắp được. Anh A yêu cầu H d ừng l ại đ ể ki ểm tra. H h ạ gánh đ ồ v ật xu ống và cầm đòn gánh vào ven đường. Khi A đang tập trung soi đèn pin đ ể kiểm tra s ố đ ồ v ật thì b ất ng ờ H dùng đòn gánh nh ằm vào đầu A bổ một nhát và ném đòn gánh xuống ven đường rồi b ỏ ch ạy. Khi b ị b ắt H khai v ới công an: Tôi đánh anh A nhằm để trốn tránh việc bị bắt giữ. Với nội dung vụ án trên, ngoài tội trộm cắp tài s ản anh (ch ị) hãy đ ịnh t ội danh cho hành vi c ủa H v ới nh ững tình hu ống sau đây và giải thích rõ vì sao lại định tội như vậy:
- a. Anh A bị chấn thương sọ não và tử vong sau 5 ngày cấp cứu. b. Đòn gánh H đánh chỉ sượt qua đầu và trung vai anh A nên A chỉ bị thương tích với t ỷ lệ 31%. Đề số 2: Câu 1: Phân tích lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả với sự kiện bất ngờ.? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS. Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm t ội đ ược miễn trách nhi ệm hình s ự v ề t ội đ ịnh phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó ph ải ch ịu trách nhi ệm hình sự về tội này. b. Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải chịu TNHS. Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc m ột t ội đặc biệt nghiêm trọng, thì ph ải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo kho ản 1 và kho ản 2 s ẽ không ph ải ch ịu trách nhi ệm hình s ự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. c. Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm. Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, n ữ, dân t ộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. d. Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt của t ội tham ô tài s ản ph ải là ng ười có chức vụ quyền hạn. Câu 3: Với mục đích lấy tài sản của người khác, Trần Thanh H (32 tuôi, ch ưa có ti ền án, ti ền s ự) gi ả là ng ười đi l ỡ đ ộ đường vào nhà ông K xin tạm nghỉ qua đêm. Trước đó H đã trình báo giấy t ờ v ới chính quy ền đ ịa ph ương t ại UBND xã. Ban đêm khi cả nhà ông K đã ngủ yên, H rón rén trở dậy lấy đi chiếc đài cát sét của gia đình ông K và m ột s ố tài s ản khác. Chiếc đài này ông K mới mua giá là 1.800.000 đồng, các tài sản khác có giá tr ị là 108 ngàn đ ồng. Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì? Tội trộm cắp tài sản. Đề số 3: Câu 1: Phân tích đặc điểm dấu hiệu về mặt khách quan của tội cướp tài sản. Tội này đ ược coi là hoàn thành t ừ khi nào? Cho ví dụ minh họa.? Câu 2: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là không có lỗi. b. Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133). Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải ch ịu trách nhi ệm hình s ự v ề t ội ph ạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là t ội rất nghiêm tr ọng và đ ặc bi ệt nghiêm tr ọng. Do v ậy kh ẳng định là sai. c. Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền. Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là ph ạt ti ền đ ối v ới ng ười ch ưa thành niên mà ph ạm t ội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở đ ộ tu ổi t ừ đ ủ 14 đ ến d ưới 16 tu ổi s ẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người ch ưa thành niên ph ạm t ội ph ải xét xem h ọ đ ủ 16 tu ổi hay chưa. d. Người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 500 ngàn trở lên m ới phải chịu THNH. Câu 3: X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5 năm X lại bị tòa án xét x ử v ề t ội c ố ý gây thương tích cho người khác mà X thực hiện trước khi có bản án đang thi hành. Đ ối v ới t ội b ị xét x ử l ần này tòa tuyên phạt 16 năm tù đối với X. Hỏi tổng hợp hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là bao nhiêu? Theo khoản 1 điều 51 và điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS thì n ếu các hình ph ạt đã tuyên cùng là c ải t ạo không giam gi ữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình ph ạt chung; hình ph ạt chung không đ ược v ượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có th ời h ạn. Do đó t ổng h ợp hình phạt đối với X là phạt tù có thời hạn. Theo đó hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là 15+16-5=26 năm. Câu 4: Trần Văn K đã dung dao chem. B nhằm giết B để trả thù. Khi K chém. B đ ược 2 nhát, nhát th ứ nh ất vào b ả vai làm B bị thương, nhát thứ 2 chém B vào đầu nhưng B tránh được nên chỉ bị rách da đ ầu. K gi ơ dao chem. tiếp B thì li ền b ị anh C và anh D đi qua ngăn chặn được, K bị bắt. Kết quả B chỉ bị thương tích với t ỷ lệ 25%. Hãy phân tích để xác định hành vi của K phạm tội gì và tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào? Đề số 4: Câu 1: Theo BLHS phạm tội có tổ chức là gì? Nêu những đặc điểm của phạm tội có tổ chức. Theo khoản 3 điều 20 thì phạm tội có tổ chức là hình thức đ ồng ph ạm có s ự câu k ết ch ặt ch ẽ gi ữa nh ững ng ười cùng thực hiện tội phạm. Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của d ấu hiệu ch ủ quan vừa th ể hi ện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên k ết v ề m ặt ch ủ quan vừa th ể hi ện m ức đ ộ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Trong đ ồng ph ạm có t ổ ch ức, gi ữa nh ững ng ười đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có s ự phân hóa vai trò, phân công nhi ệm v ụ t ương đ ối rõ r ệt, c ụ thể. Với tính chất như vậy đồng phạm có tổ chức thường có những đặc điểm sau: Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền v ững. Trong nhóm t ồn t ại - quan hệ chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nh ất, đ ều coi và s ử d ụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình. Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về m ọi m ặt cho vi ệc th ực hi ện cũng nh ư cho - việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt… Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao? a. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được phản ánh là dấu hiệu trong các cấu thành t ội phạm. b. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo. Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử phạt tù không quá ba năm. Tội ph ạm nghiêm trong bị phat tù với mức từ 3 đến 7 năm nên không được hưởng án treo.
- c. Tội giết người là tội có cấu thành hình thức Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hi ểm cho xã h ội. M ặt khác hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của t ội phạm ho ặc h ậu qu ả nguy hi ểm cho xã h ội là h ậu qu ả khó xác định thì CTTP được xây dựng là CTTP hình thức d. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm t ội mà có, có th ể đ ược coi là ng ười giúp s ức trong đ ồng phạm Câu 3: Tại sao theo BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại được miễn trách nhiệm hình s ự về t ội định phạm. Câu 4: Lợi dụng lúc đêm tối, A đã lẻn vào nhà ông B để lấy tài s ản. A đã l ấy đ ược chi ếc xe máy c ủa gia đình ông B ra khỏi nhà và đang mở cánh cổng sắt để dắt xe ra đường phóng đi thì bị anh C là con ông B phát hi ện và tri hô m ọi ng ười đuổi bắt. A cho xe nổ máy để tẩu thoát nhưng máy không nổ, A đã bỏ xe lại để chạy thoát than. V ừa ch ạy đ ược 100m, A bị anh D là hang xóm của gia đinh ông B ngăn lại, A liền xông t ới đ ấm vào m ặt D và đ ẩy anh ngã xu ống đ ường hòng đ ể tiếp tục chạy trốn, nhưng A đã bị bắt ngay sau đó ít phút. Anh D chỉ bị trầy xước và thương tích không đáng k ể. Tr ước c ơ quan điều tra A đã khai nhận toàn bộ hành vi trên của mình. Đối với vụ án này có 2 quan điểm như sau: Quan điểm 1 cho rằng: A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung để t ẩu thoát (điều 138 điểm d) Quan điểm 2 cho rằng: A phạm tội cướp tài sản theo điều 133 (t ức tr ường h ợp tr ộm c ắp tài s ản chuy ển hóa thành t ội cướp tài sản) Theo anh (chị) quan điểm nào trên là đúng? Giải thích tại sao? Đề số 6: Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ? Giải đề 1 câu 1 Câu 2: Tại sao phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự? Phạm tội có tổ chức là TH đồng phạm có sự câu k ết chặt chẽ giữa những người cùng th ực hi ện t ội ph ạm (kho ản 3 đi ều 20). Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của d ấu hiệu ch ủ quan vừa th ể hi ện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ lien k ết v ề m ặt ch ủ quan vừa th ể hi ện m ức đ ộ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm. Trong đ ồng ph ạm có t ổ ch ức, gi ữa nh ững ng ười đ ồng phạm vừa có sự lien kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phan hóa vai trò. Phân công nhiệm v ụ t ương đ ối rõ r ệt, c ụ th ể. V ới tính chất như vậy đồng phạm có tổ chức có những đặc điểm: Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm t ồn t ại quan h ệ ch ỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đ ều coi và s ử d ụng t ổ ch ức ph ạm t ội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình. Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về m ọi m ặt cho vi ệc thực hi ện cũng nh ư cho vi ệc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt. Như vậy đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm t ội lien t ục, nhi ều l ần, gây ra nh ững h ậu qu ả l ớn, r ất lớn và đặc biệt lớn. Câu 3: Định tội danh (có phân tích cụ thể) cho các TH sau:
- A gọi điện cho B hẹn đi chơi. Sau đó A đến nhà B để đón B. Trong lúc B vào nhà trong thay qu ần áo, A lén m ở túi xách tay của B lấy một xấp tiền cho vào túi của mình và vờ như không có chuyện gì x ảy ra. Khi t ừ nhà trong đi ra, B không h ề biết mình bị mất tiền. Do vậy A và B vẫn cùng nhau đi chơi bình thường. Sau khi đi ch ơi v ề, A đ ếm l ại s ố ti ền đã l ấy được và mới biết cụ thể là đã lấy được 800 ngàn. Sau đó vụ việc bị phát hiện. Đề số 7: Câu 1: Trình bày cơ sở khoa học của quy định tại điều 34 đoạn 2 BLHS “Không áp d ụng hình ph ạt tù chung thân đ ối v ới ng ười chưa thành niên phạm tội”. Nếu điều luật áp dụng có quy định có hình ph ạt tù chung thân thì m ức cao nh ất có th ể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là bao nhiêu? Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích? a. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS. Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc m ột t ội đặc biệt nghiêm trọng, thì ph ải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Theo khoản 3 điều 8 thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và kho ản 2 s ẽ không ph ải ch ịu trách nhi ệm hình s ự, kho ản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. b. Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm v ận chuyển thì có th ể b ị coi là ph ạm t ội tham ô tài sản. (điều 278) Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Người lái xe không ph ải là ng ười có chức vụ quyền hạn nên không thể phạm tội tham ô tài sản. c. Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu TNHS khi gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác. Đúng. Theo khoản 1 điều 202 d. Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS. Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh ch ị em ru ột, v ợ ho ặc ch ồng c ủa ng ười phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các t ội xâm ph ạm an ninh qu ốc gia ho ặc các t ội khác là t ội đặc biệt nghiêm trọng. Câu 3: A bị kết án 15 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành được 3 năm A bị đ ưa ra xét x ử v ề t ội gi ết ng ười mà A th ực hiện trước khi có bản án về tội cướp tài sản. Tòa án đã tuyên hình ph ạt 20 năm tù đ ối v ới t ội gi ết ng ười. Hãy t ổng h ợp hình phạt. Theo khoản 1 điều 51 thì ta có thể tổng hợp hình phạt cho A theo điều 50. Theo đi ểm a kho ản 1 đi ều 50 Hình ph ạt chung của A là 15+20-3=32 năm>30 do vậy thời gian A phải chấp hành hình phạt tù còn lại là 30-3=27 năm. Câu 4: V đến nhà B rủ B đi chơi. Trong lúc B vào phòng trong để thay quần áo, V n ảy sinh ý định chi ếm đo ạt tài s ản c ủa B. V đã lấy chiếc máy ảnh kỹ thuật số của B để trong tủ kính và cho vào túi sách c ủa mình (chi ếc máy ảnh tr ị giá 1500 ngàn). Sau đó vờ như không có chuyện gì xảy ra và đi chơi cùng B. Hãy xác định tội danh cho hành vi của V và giải thích tại sao anh (chị) lại có quan điểm nh ư v ậy. Đề số 8: Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin. Cho ví dụ.
- Lỗi cố ý gián tiếp Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã Llà lỗi trong TH người phạm tội tuy thấy trước hành vi của hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó. Người phạm tôi đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra Thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể khi quyết định xử sự xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm ra. cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho có điểm khác so với sự không mong muốn ở TH cố ý gián xã hội là nhằm mục đích khác. Chính để đạt được mục tiếp. Sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người xảy ra. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá t ự tin đã cân phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhắc, tính toán và đã cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hoặc có thể ngăn ngừa được. Sự cân nhắc, tính toán này có hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước. thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, VD: A dùng dao chém B vào đùi với mục đích để cảnh cáo sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật B nhưng sau đó bỏ về nhà. Do không được cấp cứu k ịp của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài thời, máu ra nhiều nên B đã chết. khác. VD: A điều khiển xe ô tô trên đường nhìn thấy B đang chuẩn bị sang đường nhưng A nghĩ là B sẽ sang từ từ và A có thể tránh được nên không giảm tốc độ. Đột ngột B sang đường nền A không tránh nổi. Kết quả A làm B chết. Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai vì sao? a. Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản. b. Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là ph ạt ti ền đ ối v ới ng ười ch ưa thành niên mà ph ạm t ội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở đ ộ tu ổi t ừ đ ủ 14 đ ến d ưới 16 tu ổi s ẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người ch ưa thành niên ph ạm t ội ph ải xét xem h ọ đ ủ 16 tu ổi hay chưa. c. Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án. Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không phải là hình ph ạt. d. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp gây thiệt hại cho xã hội mà người thực hiện hành vi không có lỗi. Sai. Theo điều 10 BLHS. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy h ại cho xã h ội, nh ưng cho r ằng h ậu qu ả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra h ậu qu ả nguy h ại cho xã h ội, m ặc dù ph ải th ấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Câu 3: Ngày 27-12-2006 tòa án nhân dân thành phố H xét xử N về hai t ội là t ội gi ết ng ười theo đi ều 93 kho ản 1 đi ểm g và tội cướp tài sản theo điều 13 khoản 3 điểm b. Tòa án tuyên ph ạt 20 năm tù v ề t ội gi ết ng ười, 18 năm tù v ề t ội c ướp tài sản và quyết định hình phạt chung là 30 năm tù. Anh (chị) hãy cho bi ết vi ệc t ổng h ợp hình ph ạt này c ủa tòa án là đúng hay sai? Nêu rõ căn cứ pháp lý. Việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng. Theo điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS n ếu các hình ph ạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình ph ạt đó đ ược c ộng l ại thành hình ph ạt chung; hình ph ạt
- chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba m ươi năm đ ối v ới hình ph ạt tù có th ời hạn. Câu 4: Nguyễn Văn A (25 tuổi) là đối tượng không nghề nghiệp. Ngày 15/6/2005, A lang thang ở b ến xe phía Nam. A thấy K là hành khách vừa xuống xe đồ đạc lỉnh k ỉnh nên A trà trộn cùng m ột s ố ng ười b ốc vác nhân lúc K s ơ ý A đã lén lút lấy túi xách của K. A cẩm túi xách chạy một quãng đ ường 10 mét. Khi đang m ở túi xem đ ồ bên trong A b ị l ực l ượng bảo vệ bến xe phát hiện và bắt giữ. Trong túi có một số quần áo, m ột ví tiền đ ựng 15 tri ệu và m ột s ố gi ấy t ờ. Anh (ch ị) hãy xác định và giải thích rõ: a. Hành vi của A phạm tội gì? b. A thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào? Đề số 9: Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ? Đề số 1. Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích? a. Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã h ội, nh ận thức rõ hành vi c ủa mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. b. Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì h ọ không có lỗi đối với việc gây ra hậu quả. Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi. c. Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133. Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải ch ịu trách nhi ệm hình s ự v ề t ội ph ạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là t ội rất nghiêm tr ọng do c ố ý và đ ặc bi ệt nghiêm tr ọng. Do v ậy khẳng định là sai. d. Chỉ trong TH chiếm đoạt được tài sản, tội cướp tài sản mới được coi là đã hoàn thành về m ặt pháp lý. Câu 3: Câu 4: Đề số 12: Câu 1: Giải rồi. Câu 2: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? a. Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn t ại khoản 2 là t ội rất nghiêm tr ọng. b. Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đúng. Theo điều 14 BLHS. c. Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS.
- Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13 d. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hòan thành khi có hành vi bắt cóc người khác làm con tin. e. Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân. Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập Luật hình sự
6 p | 966 | 252
-
Bộ đề thi vấn đáp môn luật hình sự 1
5 p | 606 | 70
-
Bài giảng Luật Hình sự: Chương 1 - Trần Ngọc Lan Trang
29 p | 278 | 64
-
Cơ cấu của quy phạm pháp luật và quy phạm pháp luật hình sự
17 p | 427 | 49
-
Tìm hiểu về Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng: Phần 1
192 p | 199 | 41
-
Bài giảng Luật hình sự - TS. Trần Thị Quang Vinh
36 p | 258 | 39
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 12 - ThS. Vũ Thị Thúy
14 p | 188 | 38
-
Bộ đề thi môn: Luật hình sự (Học phần 1 + 2)
10 p | 276 | 35
-
Đề thi tốt nghiệp môn Luật hình sự
2 p | 232 | 31
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 2 - ThS. Vũ Thị Thúy
29 p | 191 | 29
-
Luật hình sự và tố tụng hình sự - Lê Thị Bích Ngọc
15 p | 95 | 20
-
Đề cương Luật hình sự 2
44 p | 110 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Lan
23 p | 50 | 11
-
Giáo trình Luật hình sự và tố tụng hình sự (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
161 p | 15 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Lan
30 p | 54 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Lan
27 p | 56 | 8
-
Văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015
4 p | 25 | 4
-
Những điểm mới của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm ma túy
5 p | 133 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn