intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)’ sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 01 Môn thi : Vi nhân giống Mã môn học : MH 15 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu khái niệm vi nhân giống? Những lợi thế và hạn chế của vi nhân giống? Câu 2: (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của auxin? Kể tên một số loại auxin thường được sử dụng trong nhân giống cây trồng? Câu 3: (6 điểm) Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây mô ở giai đoạn vườn ươm? Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây mô ở vườn ươm? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 01 Môn thi : Vi nhân giống Mã môn học : MH15 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái niệm vi nhân giống? Những lợi 2,0 thế và hạn chế của vi nhân giống? Đáp án Khái niệm vi nhân giống 0,5 Nhân giống in vitro hay vi nhân giống (Micropropagation) là phương pháp sử dụng sự phát triển nhân tạo để nhân các mô nuôi cấy (mô phân sinh, đỉnh sinh trưởng hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây) trở thành cây hoàn chỉnh. Kết quả của phương pháp này là tạo ra dòng vô tính một loài cây mong muốn với số lượng lớn các cá thể. Lợi thế 1,0 - Sản phẩm cây giống đồng nhất, giữ nguyên được đặc tính ưu trội của vật liệu nhân giống ban đầu. - Hệ số nhân giống cao: Khi chọn được cây có các tính trạng mong muốn, người ta có thể nhân lên thành một số lượng lớn cây giống phục vụ mục đích thương mại chỉ trong một thời gian ngắn từ một mẫu ban đầu (từ 1 cây trong vòng 1 - 2 năm có thể tạo thành hàng triệu cây). - Chủ động về vật liệu nhân giống. - Tạo ra cây giống sạch bệnh: Nuôi cấy mô là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ virut, nấm khuẩn ra khỏi các giống. Các giống sạch bệnh tạo ra bằng cấy mô thường được tăng năng suất 15 – 39% so với giống gốc. - Ít phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, tiết kiệm không gian.
  3. - Chủ động được về thời gian sản xuất. - Dễ dàng cải tiến kiểu hình: Các chất điều hoà sinh trưởng và điều kiện nuôi cấy in vitro có thể làm thay đổi các kiểu hình thực vật như mong muốn. 0,5 Hạn chế - Hạn chế về chủng loại sản phẩm: Không phải tất cả các cây trồng có thể nhân giống thương phẩm bằng phương pháp vi nhân giống trong mức độ kỹ thuật hiện nay. - Chi phí sản xuất cao. - Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: Cây con từ nuôi cấy mô có thể sai khác với cây mẹ ban đầu. Sự sai khác này gọi là hiện tượng biến dị tế bào soma. 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của auxin? Kể tên 2,0 một số loại auxin thường được sử dụng trong nhân giống cây trồng? Đáp án Tác dụng của auxin: 1,5 Có tác dụng kích thích sự hình thành mô sẹo và xuất hiện rễ bất định, kích thích sự giãn của tế bào. - Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào, đặc biệt theo chiều ngang làm tế bào phình ra. - Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn: Khi chồi ngọn hay rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên, khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cắt chồi ngọn và rễ chính thì chồi bên, rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng. Vì Auxin được hình thành trên ngọn với hàm lượng cao hơn và được vận chuyển xuống dưới, trên đường đi xuống dưới, nó đã ức chế sự sinh trưởng của chồi bên. - Auxin kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt là hình thành rễ phụ. - Auxin kích thích sự hình thành, sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt. - Auxin gây ra tính hướng động của cây. - Auxin kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Một số loại auxin thường được sử dụng trong nhân giống 0,5 cây trồng: Indol-3-acetic acid (IAA); Indol-3-butyric acid (IBA);
  4. Naphthyl acetic acid (NAA); 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D); 2,4,5- Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5- T). 3 Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm sinh trưởng và phát 6,0 triển của cây mô ở giai đoạn vườn ươm? Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây mô ở vườn ươm? Đáp án Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây mô ở giai đoạn vườn ươm - Cây mô từ trong ống nghiệm đưa ra cấy vào bầu đất, nuôi trong 0,5 vườn ươm là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn. Khi cấy chuyển cây từ ống nghiệm ra môi trường tự nhiên có nhiều yếu tố biến động, khó điều khiển và khống chế được khiến cây mô sinh trưởng và phát triển kém ở giai đoạn đầu. 0,5 - Sự thay đổi đột ngột về các điều kiện sống của cây: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, chất dinh dưỡng, lượng nước, nấm bệnh… Kéo theo sự sinh trưởng và phát triển chậm của cây mô giai đoạn đầu đưa ra vườn ươm. - Đây cũng chính là giai đoạn chuyển cây con từ trạng thái sống 0,5 dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng, do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp để cây con đạt tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vườn ươm. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây mô ở vườn ươm a, Điều chỉnh ánh sáng cho cây mô ở vườn ươm 1,0 - Trước khi cấy cây cần làm giàn che bằng lưới đen có độ che sáng 50% hoặc 75% để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào luống cây mô, giàn che cần làm cao sao cho người chăm sóc cây có thể đi lại bên dưới, thuận lợi cho việc chăm sóc sau này. - Khi cấy cây vào bầu xong cần làm vòm che bằng nilon trắng để che kín luống cây, tránh cho gió lùa mạnh làm cây bị thoát hơi nước. Sau 1 – 2 tuần vén 1 phần nilon dưới chân vòm che để cho
  5. cây quen dần điều kiện vườn ươm, khi cây đã xuất hiện lá mới, cây cứng cáp có thể bỏ toàn bộ nilon trắng ra khỏi luống cây. - Cây đạt chiều cao khoảng 5 – 10 cm có có thể thu giàn che phía trên để cây phát triển bình thường. b, Tưới nước cho cây mô ở vườn ươm 1,0 - Cây mô khi mới cấy (tuần đầu tiên) cần giữ đủ ẩm bằng cách tưới phun sương ngày 3 - 4 lần. Tránh tưới trực tiếp vào rễ cây làm bật rễ đổ cây hoặc làm nát cây. - Sau khi cấy khoảng 10 ngày cây bắt đầu cứng cáp rễ bắt đầu bén có có thể tưới bằng vòi phun ngày 2 lần nhưng không được để úng cây. - Phải giữ ẩm cho cây khi mới đưa từ ống nghiệm ra, cần duy trì độ ẩm trên 50% để cây con không mất nước trong 2 - 3 tuần lễ, tránh ánh sáng quá mạnh làm cháy lá, tránh nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng bị thối nhũn. Điều kiện môi trường trong giai đoạn này rất quan trọng, cần tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển cứng cáp. - Khi cây đã sinh trưởng ổn định đến khi chuẩn bị đảo cây: Thời kỳ này cây con sinh trưởng nhanh, tiêu hao nước nhiều, cần tưới đẫm 2 - 3 lít/m2, ngày tưới 2 - 3 lần. c, Làm cỏ, phá váng 0,25 Theo định kỳ 2 – 3 tuần một lần, khi cây đã lớn có thể kết hợp với đảo bầu, theo dõi phát hiện sâu cuốn lá, cuốn ngọn, đục chồi, phá cây con phải bắt diệt kịp thời. d, Bón phân cho cây mô ở vườn ươm 1,0 - Tuỳ giai đoạn sinh trưởng của cây, độ phì của đất mà dùng lượng phân bón và số lần bón khác nhau. - Khi cây đã bén rễ, xuất hiện lá mới là lúc bắt đầu bón phân cho cây nhưng bón ở nồng độ thấp. Sau tăng dần cứ 2 - 3 tuần bón
  6. phân một lần. - Nhìn chung muốn thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh cần bón đủ NPK. - Khi cây đó đạt chiều cao khoảng 20 cm có không cần bón phân nữa để cho cây cằn lại chuẩn bị đảo bầu. e, Phòng trừ sâu, bệnh hại cây mô - Cần chú ý phòng là chính, trừ kịp thời, toàn diện và triệt để. 1,0 Phòng bệnh áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: + Thường xuyên làm vệ sinh vườn sạch cỏ dại. + Định kỳ phun thuốc phòng bệnh, nhất là bệnh nấm. + Có biện pháp canh tác hợp lý, chú ý thâm canh để tăng sức đề kháng cho cây. - Khi phát hiện cây con bị bệnh cần ngừng tưới nước, nhổ bỏ ngay các cây bị bệnh hoặc cắt bỏ bộ phận bệnh đem xa khỏi vườn và đốt, phun thuốc trừ sâu. Có thể phun các loại thuốc như: Benlat, zinep, boocđô, lưu huỳnh - vôi… f, Đảo bầu, xén rễ Cây có chiều cao khoảng 25 – 30 cm thì tiến hành đảo bầu, những 0,25 cây có rễ cọc ăn sâu thì xén bớt rễ cọc nhằm xúc tiến rễ bàng phát triển tốt, khiến cho cây có bộ rễ cân đối, cây cằn lại giúp cho cây khỏe khi đem đi trồng rừng sẽ đạt tỷ lệ sống cao. Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2