intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi môn : Hình sự và tội phạm (Hình sự 2)

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

301
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? a) Không được áp dụng biện pháp tư pháp để thay thế cho hình phạt. b) Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng. c) Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. II. Bài tập: Bài 1: A (đã thành niên) do có mâu thuẫn với B nên đã quyết định giết B. Ngày 12/10/2004, A dùng dao đâm vào ngực B nhưng B chỉ bị thương nặng. Chi phí điều trị cho B là 15 triệu đồng. Trong thời gian A bị tạm giam,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi môn : Hình sự và tội phạm (Hình sự 2)

  1. Đề thi môn : Hình sự và tội phạm (Hình sự 2) Khoa : Hình sự - ĐH Luật TP.HCM Lần (2) - Lớp 5D Thời gian : 90 phút - Được sử dụng tài liệu I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? a) Không được áp dụng biện pháp tư pháp để thay thế cho hình phạt. b) Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng. c) Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. II. Bài tập: Bài 1: A (đã thành niên) do có mâu thuẫn với B nên đã quyết định giết B. Ngày 12/10/2004, A dùng dao đâm vào ng ực B nhưng B chỉ bị thương nặng. Chi phí điều trị cho B là 15 triệu đồng. Trong thời gian A bị tạm giam, gia đ ình A đã thăm người bị hại và đưa cho gia đình người bị hại 10 triệu đồng để điều trị. A bị Toà
  2. án đưa ra xét xử về tội giết người (giai đoạn phạm tội ch ưa đạt) theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Hãy xác định: 1. Trong vụ án này, A có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS: - Gia đình A đã thăm người bị hại và đưa cho gia đình người bị hại 10 triệu đồng để điều trị. (khoản 2 điều 46 BLHS). Các tình tiết tăng nặng TNHS: - Chi do mâu thuẫn với B mà A đã quyết định giết B (phạm tội có tính côn đồ, điểm d khoản 1 điều 48). Tuy nhiên do A bị tòa đưa ra xét xử về tội giết người theo khoản 1 điều 93 BLHS, trong đó tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ đã là yếu tộ định khung hình phạt khoản 1 điều 93 (điểm n khoản 1 điều 93 BLHS), do đó t ình tiết này không dùng làm tình tiết tăng nặng TNHS. 2. Mức hình phạt tối đa và tối thiểu có thể áp dụng đối với A trong vụ án này? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
  3. Mức hình phạt cao nhất qui định tại khoản 1 điều 93 BLHS là tử hình. A phạm tội trong giai đoạn phạm tội chưa đạt, nhưng tội qui định tại khoản 1 điều 93 BLHS là tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó căn cứ khoản 3 điều 52 có thể áp dụn g hình phạt tử hình đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với A có thể là tử hình. Mức hình phạt tối thiểu qui định tại khoản 1 điều 93 BLHS là 12 năm tù. A phạm tội trong giai đoạn phạm tội ch ưa đạt, căn cứ khoản 3 điều 52 BLHS thì mức hình phạt tù áp dụng đối với người phạm tội trong giai đoạn phạm tội chưa đạt bằng 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định, tức là 12 năm * 3/4 = 9 năm. ??? Do đó có thể áp dụng mức hình phạt tối đa đối với A, tối thiểu là 9 năm. 3. Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong vụ án này nếu khi phạm tội A 17 tuổi. Chỉ rõ căn cứ pháp lý. 4. Có cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A không? Tại sao? (Biết rằng: trong vụ án này không có cơ sở áp dụng Điều 47 BLHS) Bài 2: A phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS và bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án
  4. treo với thời gian thử thách là 3 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách A lại phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Hãy xác định: 1. Trong lần phạm tội trộm cắp tài sản, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?. A phạm tội trộm cắp tài sản trong thời gian thử thách 3 năm n ên được coi là tái phạm do phạm tội cố ý (trộm cắp tài sản), trong thời gian chấp hành bản án, chưa được xóa án tích (khoản 1 điều 49). Ở lần phạm tội trước, A phạm tội vi phạm quy định về điều khiễn phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 điều 202 BLHS là tội nghiêm trọng nên không xem xét tái phạm nguy hiểm đối với A trong lần phạm tội mới này (khoản 2 điều 49). 2. Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong các trường hợp sau: Căn cứ tổng hợp hình phạt theo khoản 2 điều 51 đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới. a) A bị Toà án tuyên phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Lần phạm tội trước: A phạm tội mới trong thời gian thử thách, nên phải chấp hành bản án 2 năm tù giam.
  5. Lần phạm tội này: bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù Tổng hợp hình phạt: 5 năm tù (căn cứ điểm a khoản 1 điều 50, tổng hợp hình phạt trong trường hợp cả 2 hình phạt đều là tù có thời hạn). b) A bị Toà án tuyên phạt 2 năm cải tạo không giam giữ về tội trộm cắp tài sản. Lần phạm tội trước: A phạm tội mới trong thời gian thử thách, nên phải chấp hành bản án 2 năm tù giam. Lần phạm tội này: 2 năm cải tạo không giam giữ, căn cứ điểm b khoản 1 điều 50 BLHS), 2 năm cải tạo không giam giữ được chuyển thành hình phạt tù giam: 2 năm cải tạo không giam giữ = 24 tháng / 3 = 8 tháng tù giam. Tổng hợp hình phạt chung: 2 năm tù giam + 8 tháng tù giam = 2 năm 8 tháng tù giam (căn cứ điểm a khoản 1 điều 50, tổng hợp hình phạt trong trường hợp cả 2 hình phạt đều là tù có thời hạn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2