Đề Thi Thử Đại Học Khối A, B Hóa 2013 - Phần 12 - Đề 38
lượt xem 3
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối a, b hóa 2013 - phần 12 - đề 38', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối A, B Hóa 2013 - Phần 12 - Đề 38
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn Thi: HOÁ HỌC – Khối A ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Cho biết khối lượng nguyên tử(tính theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; I = 127; Si = 28; P = 31; S = 32; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137, Sr = 88 (Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) Câu 1: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỷ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là A. 61,82%. B. 38,18%. C. 38,20%. D. 61,80%. Câu 2: Muốn sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 90% thì thể tích dung dịch HNO3 66,67%(D = 1,52g/ml) cần dùng là A. 27,230 lít. B. 39,582 lít. C. 41,445 lít. D. 42,581 lít. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X thu được a gam H2O. Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tạo thành dẫn xuất chứa 1 nguyên tử brom duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 5-6. X là A. Hexametyl benzen. B. Toluen. C. Hex-2-en. D. Hexan. Câu 4: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trình tự lực bazơ tăng dần từ trái phải: amoniac(1); anilin(2); p-nitroanilin(3); metylamin(4); đimetylamin(5). A. 3; 2; 1; 5; 4. B. 3; 1; 2; 4; 5. C. 2; 3; 1; 4; 5. D. 3; 2; 1; 4; 5. Câu 5: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: hồ tinh bột; saccarozơ; glucozơ; người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây? A. Iot. B. Vôi sữa. C. Cu(OH)2/OH-. D. AgNO3/NH3. Câu 6: Thả mẩu nhỏ kim loại bari vào dung dịch muối (NH4)2SO4. Hiện tượng quan sát được là A. Kim loại Ba tan, có hỗn hợp khí bay ra mùi khai và xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Kim loại Ba tan, xuất hiện kết tủa trắng keo. C. Kim loại Ba tan hết, dung dịch trở nên trong suốt. D. Kim loại Ba tan, có kết tủa màu vàng lắng dưới đáy ống nghiệm. Câu 7: Trong cầu muối của pin điện hoá khi hoạt động, xảy ra sự di chuyển của các A. nguyên tử kim loại. B. electron. C. ion. D. phân tử nước. Câu 8: Cho các chất riêng biệt : Glucozơ; tinh bột; glixerol; phenol; anđehit axetic; benzen. Thuốc thử dùng để nhận biết là A. Na; quỳ tím; Cu(OH)2. B. I2; quỳ tím; Ca(OH)2. C. Na; quỳ tím; Ca(OH)2. D. Na; HCl; Cu(OH)2. Câu 9: Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được một anđehit no mạch hở và 2 muối hữu cơ, trong đó có 1 muối có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là A. CH3COOCH=CH2; CH3COOC6H5. B. HCOOCH=CHCH3; HCOOC6H5. C. HCOOC2H5; CH3COOC6H5. D. HCOOC2H5; CH3COOC2H5. Câu 10: Cho 4,48 lít CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1,5M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 19,70 g. B. 22,95 g. C. 9,85 g. D. 15,20 g. 2+ 2 2 6 2 6 5 Câu 11: Cation M có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 3d . M thuộc A. chu kì 4 nhóm IIA . B. chu kì 4 nhóm VIIB . C. chu kì 4 nhóm VB . D. chu kì 3 nhóm VB . Câu 12: Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Fe, Cu, Al. Câu 13: Cho 5,668 gam cao su Buna-S phản ứng vừa đủ với 3,462 gam brôm trong CCl4. Tỉ lệ số mắt xích của Stiren và Buta- 1,3-đien là A. 1:2. B. 1:4. C. 2:1. D. 4:4. Câu 14: Lấy 50ml dung dịch HCl a mol/lít pha loãng bằng nước thành 1 lít dung dịch có pH = 1. Giá trị của a là
- A. 1M. B. 3M. C. 4M. D. 2M. Câu 15: Cho suất điện động chuẩn E của các pin điện hoá: E (Ni-X) = 0,12V; E (Y-Ni) = 0,02V; Eo(Ni-Z) = 0,60V (X, Y, Z là o o o ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là A. X, Z, Ni, Y. B. Y, Ni, X, Z. C. Z, Y, Ni, X. D. Y, Ni, Z, X. Câu 16: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Fe. Câu 17: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. C. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH. D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. Câu 18: Với công thức cấu tạo CH3CHCH=CH2 có tên gọi là C2H5 A. 3-metylpent-1-en. B. 3-etylbut-1-en. C. 3-metylpent-4-en. D. 2-etylbut-3-en. Câu 19: Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng? A. Bậc của amin là bậc cacbon của nguyên tử cacbon liên kết với N trong nhóm amin. B. Ứng với công thức phân tử C3H5Br có 4 đồng phân cấu tạo. C. Anlyl clorua dễ tham gia phản ứng thế hơn phenyl bromua. D. Vinyl clorua có thể được điều chế từ 1,2-đicloetan. Câu 20: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít. Dãy các dung dịch nào sau đây có giá trị pH tăng dần? A. H2SO4; HCl; NH4Cl; KNO3; KOH; Ba(OH)2. B. HCl; H2SO4; NH4Cl; KNO3; Ba(OH)2; KOH. C. H2SO4; HCl; KNO3; NH4Cl; KOH; Ba(OH)2. D. HCl; H2SO4; NH4Cl; KNO3; KOH; Ba(OH)2. Câu 21: Cho quỳ tím vào các dung dịch sau: axit axetic(1); glixin(2); axit ađipic(3); axit -amino propionic(4); phenol(5). Dãy dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là A. 1; 2; 3; 4. B. 1; 3; 4; 5. C. 1; 3. D. 1; 3; 4. Câu 22: Cho các phản ứng: AgNO3 + Fe(NO3)2 Ag + Fe(NO3)3 và Fe + HCl FeCl2 + H2 Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là A. Ag+; Fe3+; H+; Fe2+. B. Fe2+; H+; Ag+; Fe3+. C. Fe2+; Fe3+; H+; Ag+. D. Fe2+; H+; Fe3+; Ag+. Câu 23: Trong 1 bình kín chứa hỗn hợp gồm hiđrocacbon X mạch hở và khí H2 có Ni xúc tác . Nung nóng bình một thời gian thu được một khí B duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất sau khi nung nóng. Đốt cháy một lượng B thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C4H6. C. C3H4. D. C2H2. Câu 24: Cho các dung dịch sau tác dụng với nhau từng đôi một ở nhiệt độ thường: BaCl2; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 25: Đun nóng ancol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 5600C; áp suất 1 atm. Công thức cấu tạo của A là A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C3H5OH. D. CH3OH. Câu 26: Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với HCl dư ta thu được 55,5 gam muối khan và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Sr. Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá sau HCOONa A C2H5OH B D (COOH)2 Các chất A, B, D có thể là A. C2H6; C2H4(OH)2. B. H2; C2H4; C2H4(OH)2. C. CH4 ; C2H2 ; (CHO)2. D. H2; C4H6; C2H4(OH)2. Câu 28: Cho 0,01 mol một este của axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,2M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm 1 ancol và 1 muối có số mol bằng nhau. Mặt khác khi xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng lượng vừa đủ 60 ml dung dịch KOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đem cô cạn dung dịch thu được 1,665 gam muối khan. Este có công thức phân tử là
- COOCH2 COOCH2 COOCH2 A. C2H4 B. C4H8 C. C3H7COOC2H5 D. C3H6 COOCH2 COOCH2 COOCH2 Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau: 1/ Sục khí CO2 vào nước vôi trong. 2/ Sục SO2 và dung dịch nước brom. 3/ Sục C2H4 vào dung dịch KMnO4. 4/ Sục SO2 vào dung dịch Na2CO3. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 30: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau 35% 80% 60% TH Xenlulozơ glucozơ C2H5OH Buta-1,3-đien Cao su Buna Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là A. 17,857 tấn. B. 25,625 tấn. C. 5,806 tấn. D. 37,875 tấn. Câu 31: Cho V lít Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ ở điều kiện thường, cô cạn dung dịch thu được m1 gam muối khan. Cũng lấy V lít Cl2 cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng ở 800C, cô cạn dung dịch thu được m2 gam muối. Thể tích khí Cl2 đo ở cùng điều kiện. Tỉ lệ m1:m2 là A. 2:1. B. 1:2. C. 1:1. D. 1:1,5. Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 1,43 gam hỗn hợp Al và Ni bằng dung dịch HCl, thu được 0,784 lít khí H2 thoát ra (ở đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của một kim loại trong hỗn hợp đó là A. 78,46%. B. 18,88%. C. 57,94%. D. 86,81%. Câu 33: Trong các chất sau, chất nào gồm 3 ion đều có cấu hình electron giống với khí hiếm 10Ne? A. NaF. B. MgCl2. C. Na2S. D. Na2O. Câu 34: Một axit mạch thẳng có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Công thức cấu tạo của axit đó là A. CH3CH2COOH. B. CH2=CHCOOH. C. (CH2)4(COOH)2. D. CH2(COOH)2. Câu 35: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là A. tơ axetat; nilon-6,6. B. nilon-6,6; tơ lapsan; thuỷ tinh plexiglat. C. Cao su; nilon-6,6; tơ nitron. D. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6. Câu 36: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. thuỷ phân. C. trùng ngưng. D. tráng gương. 3 Câu 37: Nhiệt phân hoàn toàn 2,45 gam một muối vô cơ X thu được 672 cm O2 (ở đktc). X là A. KClO2. B. KClO4. C. KClO3. D. KClO. Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc), 1,6 gam S(là những sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là A. 30,4 g. B. 18,1 g. C. 24,8 g. D. 28,1 g. Câu 39: Ngâm một lá Mg kim loại trong dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian người ta nhận thấy khối lượng của lá kim loại đó tăng 1 gam so với ban đầu. Khối lượng của Cu kim loại đã bám lên bề mặt của lá kim loại đó là (giả thiết rằng toàn bộ Cu bị đẩy ra khỏi muối đã bám hết vào lá Mg kim loại) A. 1,20 gam. B. 2,40 gam. C. 1,28 gam. D. 1,60 gam. Câu 40: Sau một thời gian điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 4 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau khi điện phân cần dùng 50 ml dung dịch H2S 0,5M. nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước lúc điện phân là A. 0,375M. B. 0,420M. C. 0,750M. D. 0,735M. Câu 41: Theo định nghĩa axit-bazơ của Bronstet, dãy nào sau đây gồm các chất và ion mang tính chất lưỡng tính? A. NH4+; HCO3-; CH3COO-. B. CO32-; CH3COO-. C. ZnO; Al2O3, HSO4-. D. ZnO, HCO3-, H2O. Câu 42: Hai chất hữu cơ X, Y chứa các nguyên tố C, H, O và có khối lượng phân tử đều bằng 74. Biết X tác dụng được với Na, cả X, Y đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3. Vậy X, Y có thể là A. CH3COOCH3; HOC2H4CHO. B. C4H9OH; CH3COOCH3. C. OHC-COOH; C2H5COOH. D. OHC-COOH; HCOOC2H5. Câu 43: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 44: Để trung hòa 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu? A. 0,08 g. B. 0,05 g. C. 0,06 g. D. 0,04 g.
- Câu 45: Hai hiđrocacbon A và B đều có công thức phân tử C6H6 và A có mạch cacbon không nhánh. A làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. B không tác dụng với 2 dung dịch trên ở điều kiện thường nhưng tác dụng được với H2 dư tạo ra D có công thức phân tử C6H12. A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra C6H4Ag2. A và B là A. Hex-1,4-điin và benzen. B. Hex-1,5-điin và benzen. C. Hex-1,4-điin và toluen. D. Hex-1,5-điin và toluen. Câu 46: Cho phương trình ion: FeS + H+ + SO42- Fe3+ + SO2 + H2O Tổng hệ số nguyên bé nhất của phương trình ion này là A. 36. B. 30. C. 42. D. 50. Câu 47: Thêm 6,0 gam P2O5 vào 25 ml dung dịch H3PO4 6,0% (d=1,03 g/ml). Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là A. 30,95%. B. 29,75%. C. 26,08%. D. 35,25%. Câu 48: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89 đvC . Khi đốt cháy 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết X là hợp chất lưỡng tính và tác dụng với nước brom. Công thức phân tử X là A. CH2=CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH2=CHCOONH4. D. CH3COONH3CH3. Câu 49: Cho amin C4H11N, số đồng phân cấu tạo là A. 9. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 50: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau? A. Tác dụng với dung dịch NaOH. B. Đepolime hoá. C. Tác dụng với Cl2/Fe. D. Tác dụng với Cl2/as. 213 B C A D C A C D B A B B C D B A B A A A C D D D A A B B
- B A C B D C D B C D D C D D C D B D A C C A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 268 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 241 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 202 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 213 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 553 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 193 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 213 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 172 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 194 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 178 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 406 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 383 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 208 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 283 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 124 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 227 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
5 p | 214 | 16
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn