Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 4 - Đề 8
lượt xem 14
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối b sinh 2013 - phần 4 - đề 8', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 4 - Đề 8
- SỞ GD-ĐT THANH HOÁ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Trường THPT Hậu Lộc 2 MễN: SINH HỌC Thời gian: 90 phỳt( Khụng kể thời gian giao đề ) Mã đề 01 Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A + G)/(T + X) = 0,4 thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là A. 0,6 B. 2,5 C. 0,52 D. 0,32 Câu 2. Enzim chịu trách nhiệm tháo xoắn sợi ADN kép là A. giraza B. helicaza C. ligaza D. ADN - Polimeraza Câu 3. Nếu cho rằng các phân tử cảm ứng lactozơ là có mặt thì việc tổng hợp cố định các enzim thuộc opêrôn – Lac sẽ xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Đột biến ở vùng khởi động (P) B. Đột biến ở vị trí chỉ huy (O) C. Đột biến ở gen điều hoà (I) cho ra sản phẩm không nhận diện được chất cảm ứng. D. Đột biến xảy ra ở nhiều gen trong hệ thống điều hoà. Câu 4. Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào trong quá trình phân bào? A. Kì trung gian của nguyên phân hoặc giảm phân. B. Kì giữa nguyên phân hoặc giảm phân. C. Kì sau nguyên phân hoặc giảm phân. D. Kì cuối của nguyên phân hoặc giảm phân. Câu 5. Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ? A. Quá trình nhân đôi ADN B. Sự tổng hợp prôtêin dựa trên thông tin di truyền của ADN C. Quá trình tổng hợp ARN D. Cả A, B, C. Câu 6. Đơn phân của ARN và đơn phân của ADN phân biệt với nhau bởi A. gốc đường B. nhóm phôtphat C. một loại Bazơnitric D. cả A và C Câu 7. Một tế bào sinh dục cái của lúa (2n = 24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, chuyển qua vùng chín tạo ra trứng. Số lượng NST đơn cần cung cấp bằng A. 1512 B. 4200 C. 744 D. 768 Câu 8. Ở ruồi giấm 2n = 8. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng là A. 16 B. 256 C. 128 D. 64 Câu 9. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả A. gây chết hoặc giảm sức sống B. tăng cường sức đề kháng của cơ thể C. không ảnh hưởng gì tới đời sống của D. cơ thể chỉ mất đi một số tính trạng nào đó. sinh vật Câu 10. Kiểu gen của một loài AB/ab, DE/de. Nếu khi giảm phân có sự rối loạn phân bào ở lần phân bào II trong trường hợp có thể xảy ra ở cặp NST DE/de thì tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 4 B. 10 C. 20 D. B hoặc C Câu 11. Những cơ thể sinh vật trong đó bộ NST trong nhân chứa số lượng NST tăng hay giảm 1 hoặc một số NST, di truyền học gọi là A. thể đa bội đồng nguyên B. thể đơn bội
- C. thể dị bội D. thể lưỡng bội. Câu 12. Trong giảm phân hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở A. kì sau I B. kì trước I C. kì trước II D. kì giữa II Câu 13. Xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên NST thường, P thuần chủng lông đen, dài x lông trắng, ngắn. F1 thu được đồng loạt lông xám, dài. F1 tạp giao, F2 thu được 48 lông đen, dài; 95 lông xám, dài; 46 lông trắng, ngắn. Quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng trên là A. liên kết gen hoàn toàn B. đa hiệu gen C. di truyền phân li độc lập D. tương tác át chế. Câu 14. Phép lai giữa 2 thứ đậu hoa trắng với nhau, F1 toàn bộ có hoa màu đỏ. F2 thu được 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Nếu F1 đỏ lai với 1 trong các kiểu gen ở P thì % hoa trắng trong phép lai này là A. 100% B. 50% C. 75% D. 25% Câu 15. Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBBdd, cá thể thuần chủng về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 12,5% B. 37,5% C. 25% D. 18,75% Câu 16. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản được F1, cho F1 lai với nhau. Điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 là 1. Tính trạng phảI trội lặn hoàn toàn 2. Mỗi cặp gen nằm tren một cặp NST tương đồng 3. Số lượng cá thể đem lai phân tích phảI đủ lớn Phương án đúng là A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 1,2,3 Câu 17. Cho biết quả tròn và ngọt là những tính trạng trội so với quả bầu dục và chua. Cho cây có quả tròn ngọt giao phấn với cây có quả tròn chua được đời con gồm 21 cây quả tròn ngọt; 15 cây quả tròn chua; 3 cây quả bầu dục ngọt; 9 cây quả bầu dục chua. Tần số hoán vị gen là A. 20% B. 25% C. 37,5% D. 18,75% Câu 18. Cho con đực (XY) thân đen lai với con cái (XX) lông xám thì đời con có tỉ lệ: 1 con cáI thân đen : 1 con đực thân xám. Ngược lại khi cho con cáI thân đen lai với con đực thân xám thì đời con có 100% đều thân đen. Biết cặp bố mẹ đem lai thuần chủng và tính trạng do 1 gen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Đây là phép lai thuận nghịch B. Tính trạng thân đen trội so với thân xám C. Gen quy địh tính trạng nằm trên NST giới tính Y D. Tính trạng di truyền liên kết với giới tính. Câu 19. Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng (ở cả đực và cái), kiểu gen hh quy định không sừng (ở cả đực và cái), kiểu gen Hh biểu hiẹn có sừng ở cừu đực và khong sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là A. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng : 1 không sừng. B. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng : 1 không sừng. C. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng : 1 không sừng. D. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng : 1 không sừng. Câu 20. Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng? A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen B. Ở giống thuần chủng các gen đều có mức phản ứng giống nhau
- C. Mức phản ứng do kiểu gen qua định nên di truyền được. D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. Câu 21. Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể? A. 180 B. 60 C. 900 D. 840 Câu 22. Xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể, A có tàn số 0,4; B có tần số 0,5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBb có trong quần thể là A. 0,2 B. 0,24 C. 0,04 D. 0,4. Câu 23. Có 2 quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là A. 0,5 B. 1 C. 0,45 D. 0,55 Câu 24. Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Tính xác suất để cả 2 đứa uống rượu mặt không đỏ? A. 0,8593 B. 0,7385 C. 0,1406 D. 0,75 Câu 25. Xu hướng tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở A. quần thể sinh sản vô tính B. quần thể giao phối ngẫu nhiên C. mọi quần thể sinh vật D. quần thể tự phối Câu 26. Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì A. nếu không có thể truyền thì ta khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận. B. nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận. C. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên được và phân li về các té bào con khi tế bào phân chia. D. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận. Câu 27. Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là A. lai giống B. tự thụ C. tạp giao D. gây đột biến nhân tạo và chọn giống Câu 28. Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là A. sản xuất một loại Prôtêin nào đó với số lượng lớ trong một thời gian ngắn B. gắn được các đoạn AND với các plasmit của vi khuẩn C. gắn được các đoạn AND với AND của thể thực khuẩn D. khả năng cho táI tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau. Câu 29. Trong phương pháp cấy nhân có gen đã cải biến vào động vật, nhân được cấy vào A. tế bào da B. tế bào hợp tử đã bị mất nhân C. tế bào hợp tử D. tế bào trứng Câu 30. Phép lai được dùng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau là A. lai tế bào B. lai phân tích C. lai hữu tính D. lai cải tiến giống
- Câu 31. Phép lai nào sau đây đời con F1 có ưu thế lai cao nhất? A. AABB x DDEE B. AABB x aaBB C. AAbb x aaBB D. AABB x AAbb Câu 32. Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây chủ yếu gặp ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới? 1. Bệnh mù màu. 2. Bệnh máu khó đông. 3. Bệnh teo cơ. 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng Caiphenter. 6. Bệnh bạch tạng. 7. Bệnh ung thư máu. Đáp án đúng là: A. 3,4,5,6,7 B. 1,2 C. 1,2,5 D. 1,2,3,4,6. Câu 33. Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến gen nhưng gen đột biến lại không di truyền được cho thế hệ sau. Nguyên nhân là vì A. bệnh nhân ung thư bị tử vong nên không sinh sản. B. gen đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. C. gen đột biến gây chết ở trạng tháI đồng hợp. D. bệnh ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cơ thể. Câu 34. Khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền ta thấy NST 21 có 3 cái giống nhau, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có 2 chiếc giống nhau, đây là trường hợp A. người nữ mắc hội chứng Đao B. người nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3 NST (X) C. người nam mắc hội chứng Đao. D. người nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphenter. Câu 35. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và không có đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li, mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li, mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li, bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li, bố giảm phân bình thường. Câu 36. Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hoá? A. Phản ánh sự tiến hoá đồng qui B. Phản ánh nguồn gốc chung C. Phản ánh sự tiến hoá son hành D. Phản ánh sự tiến hoá phân li Câu 37. Thường biến không phải là nguyên liệu cho tiến hoá vì A. thường hình thành các cá thể có sức sống kém B. thường hình thành các cá thể mất khả năng sinh sản C. không di truyền được D. tỉ lệ các cá thể mang thường biến ít. Câu 38. Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là A. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, chọn lọc tự nhiên. C. cách li, chọn lọc tự nhiên. D. đột biến, di truyền, giao phối Câu 39. Để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc, tiêu chuẩn phân biệt quan trọng nhất là A. tiêu chuẩn hình thái B. tiêu chuẩn sinh sản C. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. D. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh. Câu 40. Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào? A. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội B. Con đường địa lí, sinh thái
- hoá C. Con đường sinh thái và hình thành loài D. Con đường địa lí, đa bội cùng nguồn bằng đột biến lớn Câu 41. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hoá của mã di truyền? A. Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin B. Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp Lơxin C. Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin. D. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtiônin và mở đầu dịch mã. Câu 42. Một gen có chiều dài 4080 AO và 900 Ađênin. Sau khi bị đột biến chiều dài của gen vẫn không đổi nhưng số liên kết hiđrô là 2703. Đây là loại đột biến A. mất một cặp nuclêôtit B. thêm 1 cặp nuclêôtit C. thay thế một cặp nuclêôtit D. thay thế 3 cặp AT bằng 3 cặp GX. Câu 43. Một loại thuốc trừ sâu đã bị kháng thuốc, nếu cứ sử dụng tiếp thì càng dùng sâu bọ càng phát triển mạnh. Đó là kết quả của A. chọn lọc phân hoá B. chọn lọc ổn định C. chọn lọc vận động D. cả A, B và C. Câu 44. Vì sao hiện nay chỉ ở châu Úc mới có thú mỏ vịt và thú có túi? A. Vì chúng phát sinh khi châu Úc đã tách khỏi các lục địa khác B. Vì châu úc tách rời khỏi châu Á khi chưa có thú bậc cao C. Vì chỉ có môi trường châu Úc phù hợp D. Cả B và C Câu 45. Ở lúa nước khi lai 2 thứ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn với cây chưa biết kiểu gen, kiểu hình được F2 phân li theo tỉ lệ: 67,5% cao vàng : 17,5% thấp, trắng : 7,5% cao trắng : 7,5% thấp, vàng. Cho biết cây cao do gen A; cây thấp (a); hạt vàng B; hạt trắng (b), cấu trúc NST ở tế bào sinh hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây F1, cây chưa biết kiểu gen, kiểu hình và tần số hoán vị gen f là A. Đều có kiểu gen là Ab/aB và f = 0,3 B. Đều có kiểu gen là Ab/aB và f = 0,25 C. Đều có kiểu gen là AB/ab và f = 0,25 D. Đều có kiểu gen là AB/ab và f = 0,3 Câu 46. Gen A nằm trên NST (X) có 5 alen, gen B nằm trên NST thường có 8 alen, gen D nằm tren NST (Y) có 2 alen. Trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 900 B. 360 C. 1440 D. 720 Câu 47. Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là A. sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài B. sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể C. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể D. sự phân hoá khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể. Câu 48. Nguyên nhân tiến hoá theo Đacuyn là A. khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật B. sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động của động vật. C. chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người D. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua 2 đặc tính là: biến dị và di truyền. Câu 49. Vai trò của phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên A. hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới B. hình thành các nhóm phân loại dưới loài C. hình thành các nhóm phân loại trên loài
- D. hình thành các loài sinh vật từ một nguồn gốc chung Câu 50. ở một loài động vật khi cho con đực F1 có lông đỏ, chân cao lai phân tích, đời con có 50% con đực (XY) lông đen; chân thấp : 25% con cái lông đỏ, chân cao : 25% con cái lông đen, chân cao. Cho biết tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen quy định. Cho con đực F1 giao phối với con cái lông đen, chân cao ở FA, trong số các cá thể cáI được sinh ra thì theo lí thuyết số cá thể có lông đỏ, chân cao có tỉ lệ A. 25% B. 12,5% C. 75% D. 50%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 268 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 241 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 202 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 213 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 553 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 193 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 213 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 172 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 194 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 178 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 406 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 383 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 208 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 283 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 123 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 227 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
5 p | 213 | 16
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn