intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần5 - Đề 11

Chia sẻ: Van Tho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học khối b sinh 2013 - phần5 - đề 11', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần5 - Đề 11

  1. HASỞ GD - ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II Môn: Sinh học Trường THPT Trần Phú Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 145 (đề có 4 trang) I. PhÇn chung cho tÊt c¶ c¸c thÝ sinh (40 c©u, tõ c©u 1 ®Õn c©u 40) Câu 1. Một đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân trong tế bào tồn tại ở dạng mạch đơn. Trong quá trình dịch mã nó liên kết với mỗi riboxom trong thời gian rất ngắn. vật chất đó là: A. ADN B. tARN C. mARN D. protein Câu 2. Sinh vật thích nghi rộng về một nhân tố sinh thái nào đó là sinh vật có: A. khoảng giới hạn sinh thái rộng. B. khoảng thuận lợi rộng. C. khoảng chống chịu rộng. D. giới hạn dưới thấp hoặc giới hạn trên cao. Câu 3. Trong quá trình nhân đôi một phân tử ADN của tế bào nhân thực người ta thấy có 5 điểm khởi đầu tái bản, 45 đoạn Okazaki được tạo thành. Số lượt enzim ligaza xúc tác trong quá trình trên là: A. 55 B. 45 C. 47 D. 53 Câu 4. Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là: A. đột biến . B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 5. Đột biến có hậu quả lớn nhất trong các dạng sau là: A. Mất một cặp Nu ở bộ ba mã hóa thứ 9 tính từ cuối gen. B. Thay thế một cặp Nu ở bộ ba thứ 4 tính từ đầu gen. C. Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba: thứ 3, thứ 7, thứ 13 tính từ đầu gen. D. Mất 3 cặp Nu liên tiếp ở gần đầu gen. Câu 6. Theo quan niệm của Đacuyn cơ sở của chọn lọc tự nhiên là: A. dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di truyền. B. là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất. C. loài được chọn lọc theo hướng ngày càng thích nghi với điều kiện sống. D. đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. Câu 7. Ở sinh vật nhân thực câu khẳng định đúng là: A. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau B. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein khác nhau khi một gen bị đột biến. C. Hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau. D. Khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường. Câu 8. Điều không dùng để giải thích đột biến gen là nguồn nguyên liệu cơ bản cho tiến hóa là: A. đột biến gen ít gây ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật. B. đa số đột biến gen ở trạng thái lặn. C. gia trị thích nghi của đột biến gen có thể thay đổi. D. tần số đột biến gen cao hơn đột biến nhiểm sắc thể. Câu 9. Một cơ thể mang một cặp gen dị hợp ở một cặp NST. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực thì cặp NST này không phân li, còn giảm phân tạo giao tử cái bình thường. Sau thụ tinh tỷ lệ con mang tính trạng lặn là: A. 75% B. 25% C. 50% D. 0% Câu 10. Một phân tử ADN có tỷ lệ các loại nucleotit như sau A = 32%; G = 18%; T = 31%; X = 19%. Phân tử ADN này khi xử lý 5BU gây đột biến thì tạo ra đột biến sau số thế hệ là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 11. Cho con cái (XX) lông dài (D), đen (Đ) thuần chủng lai với con đực (XY) lông ngắn (N), trắng (T) được F1 đều lông dài đen. Cho con đực F1 lai phân tích được Fb : 180 con cái lông ngắn, đen : 180 con đực lông ngắn, trắng : 60 con cái lông dài, đen : 60 con đực lông dài, trắng. Cho con cái F1 lai phân tích thì kết quả của phép lai là: A. 3cái N, Đ : 3 cái N, T : 1 cái D, Đ : 1 cái D, T : 3 đực N, Đ : 3 đực N, T : 1 đực D, Đ : 1 đực D, T B. 1cái N, Đ : 1 cái N, T : 1 cái D, Đ : 1 cái D, T : 1 đực N, Đ : 1 đực N, T : 1 đực D, Đ : 1 đực D, T C. 1cái N, Đ : 1 cái N, T : 3 cái D, Đ : 3 cái D, T : 1 đực N, Đ : 1 đực N, T : 3 đực D, Đ : 3 đực D, T D. 3cái N, Đ : 3 đực N, T : 1 cái D, Đ : 1 đực D, T Câu 12. Phát biểu sau không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa là: A. giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. B. giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chon lọc tự nhiên. C. giao phối góp phân làm tăng tính đa dạng di truyền. D. giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường Câu 13. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn, gen a quy định quả vàng là lặn; gen B quy định quả tròn là trội, gen b quy định quả bầu dục là lặn. Cho cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn lai với cà chua thuần chủng quả vàng, bầu dục thu được F1 toàn quả đỏ, tròn. Cho cà chua F1 lai phân tích thu được Fa phân ly tỷ lệ 5 đỏ, tròn: 1 vàng, tròn: 5 đỏ, bầu dục: 1 vàng, bầu dục. Biết rằng các lo cút gen phân ly độc lập với nhau. Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 225 : 15 : 15: 1 C. 105 : 35 : 3 : 1 D. 1225 : 35: 35 : 1 Câu 14. Cho các cơ quan: (1) gai xương rồng; (2) gai bưởi; (3) cánh hoa trạng nguyên; (4) lá cây hồng; (5) áo bắp ngô; (6) cánh hoa đào. Những cơ quan tương đồng la: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 3, 4, 5, 6 Câu 15. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là. A. 3/32 B. 1/32 C. 3/16 D. 3/64 Câu 16. Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư là: A. các tác nhân vật lí hóa học hay virut gây nên. B. đột biến các gen điều hòa quá trình phân bào.
  2. C. do di truyền từ đời này qua đời khác. D. Do sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu,... Câu 17. Cho P: gà trống chân ngắn, lông vàng x gà mái chân ngắn, lông đốm. Thu được F1: Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm : 30 con chân dài, lông đốm. Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng. Biết một gen quy định một tính trạng. Các quy luật di truyền chi phối hai tính trạng chiều cao chân và màu sắc lông lần lượt là: A. có tổ hợp gen gây chết và gen nằm trên NST giới tính X. B. tương tác và gen nằm trên NST giới tính X. C. cả hai tính trạng đều do gen nằm trên NST giới tính X. D. tính trạng trung gian và tổ hợp gen gây chết. Câu 18. Thế hệ xuất phát trong quần thể ngẫu phối là: 0,16 DD: 0,32 Dd: 0,52dd. Biết khả năng sinh sản của kiểu gen DD là 75%, dd là 50%. Ở thế hệ con tỷ lệ kiểu gen của quần thể này là: A. 0,36dd: 0,48Dd: 0,16DD B. 0,16DD: 0,48Dd: 0,36dd C. 10,24%DD: 43,52%Dd :46,24%dd D. 49%DD: 42%Dd: 9%dd Câu 19. Ở mèo gen D quy định lông đen d quy định lông vàng cơ thể di hợp có màu tam thể, cặp alen này nằm trên NST giới tính X. Hiện tượng cơ thể dị hợp có màu tam thể là do: A. có đột biến xảy ra. B. có đột biếm tam nhiểm ở cặp NST giới tính C. trội không hoàn toàn. D. sự bất hoạt của 1 trong 2 NST X ở cơ thể cái. Câu 20. Giả thiết trong một quần thể người có tỷ lệ các kiểu hình về nhóm máu như sau: nhóm A = 0,45; nhóm AB = 0,30; nhóm B = 0,21; nhóm O = 0,04. Tần số tương đối của các alen IA : IB : IO lần lượt là: A. 0,50 : 0,30 : 0,20. B. 0,30 : 0,50 : 0,20. C. 0,40 : 0,40 : 0,20. D. 0,35 : 0,450 : 0,20. Câu 21. Có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn (quần thể chính) và quần thể nhỏ nằm ở hòn đảo (quần thể đảo). Xét một gen gồm hai alen: A và a. Ở quần thể chính có pA = 1, quần thể đảo có pA= 0,6. Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 20% số cá thể là của quần thể chính. Tần số tương đối của các alen trong quần thể mới sau di cư là: A. pA = 0,8; qa=0,2. B. pA= 0,68; qa= 0,32 C. pA= 0,62; qa= 0,38. D. pA= 0,78; qa= 0,22. Câu 22. Gen thứ nhất có 2 alen là A và a. Gen thứ hai có hai alen B và b. Cả hai gen trên đều nằm trên NST X. Gen thứ 3 có 3 alen(IA, IB, IO) nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về ba gen này là: A. 84 B. 120. C. 60 D. 54 Câu 23. Khi mang giống rau lang đem trồng trong vườn người nông dân thấy có những cây lá to gấp 1,5 lần so với giống ban đầu. Giải thích hợp lí nhất cho hiện tượng trên là: A. có đột biến tam bội xảy ra với những cây đó. B. xảy ra đột biến ở gen quy định kích thước lá ở những cây đó. C. những chổ trồng những cây đó có nhiều phân. D. kích thước lá là tính trạng đa gen tác động cộng gộp. Câu 24. Điều không phải ưu điểm của phương pháp nuôi cấy hạt phấn là: A. tạo điều kiện cho các gen lặn biểu hiện ra kiểu hình. B. tạo ra được thế hệ cây giống thuần chủng 100%. C. có thể chon và tạo được những giống cây có khả năng chống chịu tốt. D. nhân nhanh giống cây trồng quý để cung cấp giống cho người dân. Câu 25. Một cơ thể có kiểu gen ABD/abd biết có hai điểm trao đổi chéo không đồng thời xảy ra thì số loại giao tử của nó là: A. 8 loại B. 4 loại C. 6 loại D. 2 loại Câu 26. Nhận xét không đúng về bằng chứng tiến hóa là: A. cơ quan tương đồng phản sự tiến hóa phân ly. B. cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. C. bằng chứng phôi sinh học phản ánh về nguồn gốc chung các loài. D. cơ quan thoái hóa phản ánh tác động của môi trường lên cấu tạo cơ thể. ABD abd Câu 27. Ở một loài thực vật cho Pt/c: x , tạo ra F1, cho F1 tự thụ phấn số kiểu gen tối đa ở F2 là: ABD abd A. 64 B. 27 C. 36 D. 40 Câu 28. Quan điểm dưới đây không phải của Lamac là: A. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên biến đổi là nguyên nhân làm cho loài biến đổi dần dần và liên tục. B. Những biến đổi nhỏ được tích lũy qua thời gian dài để tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật. C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền lại cho thế hệ sau. D. Sự thich nghi của sinh vật là kết quả của quá trình đào thải những dạng có hại và tích lủy các biến dị có lợi. Câu 29. Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB, nếu biết trong quá trình giảm phân của cơ thể này đã có 10% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn nhiễm sắc thể tại một điểm giữa 2 cặp gen trên. Thì tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra là: A. Ab = aB = 47,5% và AB = ab = 2,5%. B. Ab = aB = 45% và AB = ab = 5%. C. Ab = aB = 47% và AB = ab = 3%. D. Ab = aB = 40% và AB = ab = 10%. Câu 30. Tập hợp các cá thể được xem là quần thể giao phối là: A. những con ong mật đang lấy mật ở một vườn hoa. B. một tổ mối ở dưới nền nhà. C. những con cá trắm sống trong một ao. D. những con gà trong một chợ quê.
  3. Câu 31. Kết luận đúng khi lai hai cơ thể P thuần chủng khác nhau về một tính trạng thì ở thế hệ con là: A. tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 1:2:1 hoặc 3:1. B. F1 hoàn toàn mang tính trạng trội C. F1 đồng tính, F2 phân tính. D. tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình không xác định Câu 32. Cho các yếu tố: (1) đột biến; (2) giao phối; (3) giao phối không ngẫu nhiên; (4) chon lọc tự nhiên; (5) di nhập gen; (6) các yếu tố ngẫu nhiên; (7) các cơ chế cách li. Các yếu tố chính chi phối quá trình hình thành loài mới là: A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 2, 4, 7. C. 1, 2, 4, 6. D. 1, 3, 4, 5, 6, 7. Câu 33. Một phân tử mARN dài 4080Ao có X + U=30% và G – U =10% s ribonucleotit c a m ch. Gen tổng hợp nên mARN này sau khi bị đột biến tiến hành nhân đôi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit mổi loại là A = T = 722; G = X = 478. Dạng đột biến gen trên là: A. mất 2 cặp G – X B. Thêm 2 cặp A – T C. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T D. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X Câu 34. Tốc độ loại bỏ alen ra khỏi quần thể giao phối lệ thuộc vào: (1) kích thước của quần thể; (2) alen trội hay lặn; (3) thời gian vòng đời dài hay ngắn; (4) bộ nhiểm sắc thể đơn bội hay lưỡng bội; (5) sức sinh sản của quần thể. Đáp án đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 5 Câu 35. Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở cá thể đực và cơ thể cái. Bộ NST lưỡng bội của loài là: A. 2n = 8 B. 2n = 18 C. 2n = 16 D. 2n = 20 Câu 36. ThuyÕt tiÕn hãa cña Kimura được đề xuất dựa trên cơ sở của những phát hiện khoa học nào? A. Mã di truyền có tính thoái hóa nên đa số đột biến gen là trung tính. B. Quần thể có tính đa hình, mỗi gen gồm nhiều alen với tần số cân bằng. C. Đa số c¸c ®ét biÕn ë cÊp ®é ph©n tö lµ kh«ng cã lîi vµ còng kh«ng cã h¹i. D. Các đột biến có hại đã bị đào thải, trong quần thể chỉ còn đột biến không có hại. Câu 37. Một gen có 4 intron. Gen này có thể làm khuôn mẫu để tổng hợp nên tối đa số loại phân tử mARN trưởng thành là: A. 1 B. 10 C. 24 D. 120 Câu 38. Sinh vật chuyển từ nước lên cạn được là vì: A. Mật độ sinh vật đưới nước quá cao do biển thu hẹp lục địa nổi lên. B. Tiến hóa tạo ra được những sinh vật thích nghi với đời sống trên cạn. C. Thực vật đã tạo ra oxi tích lũy trong khí quyển tạo tầng ozon. D. Thực vật đã tạo ra nguồn chất hữu cơ trên cạn khi nước biển rút. Câu 39. Trong quá trình nhân đôi ADN để tổng hợp nên các mạch mới cần phải có đoạn ARN mồi là: A. ADN – pol chỉ kéo dài mạch khi có ARN mồi. B. ADN – pol chỉ kéo dài mạch khi có đầu 3’ OH tự do C. cần có ARN mồi để khởi động quá trình tái bản. D. ARN mồi tạo nơi bám cho ADN – pol hoạt động. Câu 40. Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo: A. Tích lỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi. B. Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật. C. Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng. D. Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi. II. PhÇn riªng (10 c©u) ThÝ sinh chØ ®­îc lµm mét trong hai phÇn (PhÇn A hoÆc B) A.Theo ch­¬ng tr×nh chuÈn (Tõ c©u 41 ®Õn c©u 50) Câu 41. Một tế bào bị đột biến ở một cặp NST, nguyên phân liên tiếp 4 đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 105 NST đơn. Số loại đột biến có thể có dạng này của loài là: A. 4 B.8 C. 16 D. 32 Câu 42. Các locut gen dưới đây cùng tham gia vào Operon Lac: z = gen cấu trúc mã hoá enzim β galactosidase; p = vùng khởi động; o = operator; r = gen điều hòa. Một chủng vi khuẩn có kiểu gen r-p+o+z+. (+) ở trạng thái hoạt động, (-) ở trạng thái không hoạt động. Vi khuẩn này: A. đang tổng hợp được enzim β galactosidase vì trong môi trường có lactozo B. không tổng hợp được enzim β galactosidase vì môi trường không có lactozo C. không tổng hợp được enzim β galactosidase vì gen điều hòa không hoạt động. D. đang tổng hợp được enzim β galactosidase vì z ở trạng thái hoạt động. Câu 43. Ở loài chim người ta cho hai cơ thể bộ lông không có vằn ở cổ lai với nhau thế hệ con thu được 1 trống lông có vằn : 2 mái lông không vằn : 1 trống lông không vằn. Xuất hiện tỷ lệ này là do: A. có đột biến trội xãy ra. B. tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. C. tính trạng do 2 cặp gen tương tác quy định. D. do sự tác động của môi trường sống. Câu 44. Khi cho cây thuần chủng lưỡng bội có hoa đỏ lai với cây hoa trắng. Ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình như sau: 1 : 6 : 15 : 20 : 15 : 6 : 1. Tính trạng màu sắc hoa chịu sự chi phối của: A. tương tác bổ sung gữa hai cặp gen. B. gen nằm trên lạp màu (sắc lạp). C. tương tác cộng gộp giữa 3 cạp gen. D. tương tác bổ sung gữa ba cặp gen.
  4. Câu 45. Trong một quần thể của một loài chim, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó tính trạng lông màu nâu do alen lặn (a) quy định tìm thấy ở 40% con cái và 16% con đực. Tần số của alen a là: A. 0,20 B. 0,40 C. 0,75 D. 0, 60 Câu 46. Véc tơ chuyển gen phải có đặc điểm là: A. ADN nhỏ dạng vòng có trong vi khuẩn, ti thể và lục lạp. B. ADN nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhân. C. ADN mach đơn hoặc mạch kép có trong vi khuẩn, virut. D. ADN nhỏ có khả năng gắn với các đoạn ADN khác. Câu 47. Giả sử gen a liên kết với giới tính là gen gây chết. Một người phụ nữ mang gen này lấy chồng thì tỷ lệ con trai : gái của cặp vợ chồng này là: A. 1 : 1 B. 1 : 2 C. 2 : 1 D. 100% con gái. Câu 48. Đơn vị tiến hóa cơ sở là: A. cá thể. B. quần xã. C. quần thể. D. cá thể và quần thể. Câu 49. Phát biểu nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan điểm di truyền hiện đại? A. CLTN chỉ tác động ở cấp độ cá thể, không tác động ở mức độ dưới cá thể và trên cá thể. B. Cơ thể thích nghi trước hết phải có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường. C. CLTN sẽ tác động lên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. D. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Câu 50. Hai loài cạnh tranh mạnh mẽ khi: A. có trùng nhau về nơi ở. B. cùng loại thức ăn. C. cùng phương thức bắt mồi. D. có trùng nhau về ổ sinh thái. B. Theo chương trình nâng cao (Tõ c©u 51 ®Õn c©u 60) Câu 51. Cho phả hệ bên, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a) lặn so với alen bình thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này. Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là: A. 0,125 B. 0,25 C. 0,50 D. 0,0625 Câu 52. Ở một loài sâu đục thân lúa khi sống ở 200C có vòng đời là 28 ngày đêm còn khi sống ở 280C có vòng đời là 18 ngày đêm. Loài sâu này có tổng nhiệt hữu hiệu là: A. 560 0/ngày. B. 504 0/ngày. C. 403,2 0/ngày. D. 304,8 0/ngày. Câu 53. chức năng không phải của protein histon trong cấu trúc NST là: A. trung hòa tính axit của ADN. B. tạo lỏi cho ADN quấn quanh. C. tạo liên kết hiđro trong cấu trúc bậc 2 của NST. D. truyền đạt thông tin di truyền. Câu 54. Trên một phân tử mARN dài 4355,4Ǻ có một số riboxom dịch mã với khoảng cách đều nhau 81,6Ǻ. Thời gian cả quá trình dịch mã bằng 57,9s. Vận tốc dịch mã 10aa/s (kể cả yếu tố kết thúc). Tại thời điểm riboxom thứ 6 dịch mã được 422aa, môi trường đã cung cấp cho các riboxom số aa là: A. 7000aa. B. 7720aa. C. 6980aa D. 7620aa. Câu 55. Khi cho lai cà chua thuần chủng thân cao (A), hoa đỏ (B), quả tròn (D) với thân thấp (a), hoa vàng (b), quả bầu dục (d) được F1. Cho lai phân tích F1 thu được Fa với số lượng như sau: 250 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 255 cây thân thấp, hoa vàng, quả bầu dục; 62 cây thân cao, hoa đỏ, quả bầu dục; 60 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn; 40 cây thân cao, hoa vàng, quả bầu dục; 48 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 6 cây thân thấp, hoa đỏ, quả bầu dục; 5 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn. Quy luật di truyền chi phối 3 tính trạng này là: A. phân li độc lập và liên kết gen. B. Aa phân li độc lập BD liên kết không hoàn toàn với tần số f=20% C. hoán vị gen với tần số A/B = 18,3%, B/C = 13,6% D. hoán vị gen với tần số A/B = 17,5%, B/C = 12,9% Câu 56. Ở gà gen A quy định mào hình hạt đậu, gen B quy định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 là: (1) AABb x aaBb; (2) AaBb x AaBb; (3) AaBb x aabb; (4) Aabb x aaBb; (5) AABb x aabb. Các phép lai đúng là: A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 3, 4 D. 3, 4, 5 Câu 57. Giống cà chua có quả không chín là thành tựu của phương pháp: A. loại bỏ gen gây chín trong hệ gen. B. làm bất hoạt gen gây chín trong hệ gen. C. đưa một gen bảo quản quả vào hệ gen. D. làm biến đổi gen gây chín trong hệ gen. Câu 58. Khó khăn nhất trong công tác tạo vắc xin phòng bệnh AIDS là: (1) ADNvirut HIV cài xen vào hệ gen người. (2) HIV kí sinh vào trong các tế bào bạch cầu. (3) hệ gen của HIV rất dễ bị đột biến. (4) HIV gây suy giảm hệ thống miển dịch. (5) HIV có khả năng tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu. Đáp án đúng là: A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 59. Theo quan niệm hiện nay, quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở bởi vì: A. nó là đơn vị tồn tại thực của loài trong tự nhiên. B. nó là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. C. nó vừa là đơn vị tồn tại vừa là đơn vị sinh sản của loài. D. nó là một hệ gen mở, có một vốn gen đặc trưng chung. Câu 60. Câu khẳng định không đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là: A. cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời. B. cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh. C. cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời. D. cây ưa bóng thường sống dưới tán cây ưa sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2