TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN – TPHCM<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015– Lần 1<br />
<br />
TRUNG TÂM BDVH & LTĐH<br />
(Đề thi gồm 50 câu, 5 trang)<br />
<br />
MÔN HÓA HỌC<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Mã đề thi 314<br />
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:<br />
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al= 27; P = 31; S = 32;<br />
Cl= 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.<br />
Câu 1: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, KHCO3, ZnCl2, K2Cr2O7, FeCl2, KAlO2, CrCl2, Ca(H2PO4)2. Số chất<br />
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là<br />
A. 8.<br />
B. 5.<br />
C. 6.<br />
D. 7.<br />
Câu 2: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng<br />
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y,<br />
chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của<br />
m là<br />
A. 42,9.<br />
B. 57,0.<br />
C. 45,6.<br />
D. 48,3.<br />
Câu 3: Nếu tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn<br />
A. sắt đóng vai trò catot và bị khử.<br />
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.<br />
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.<br />
D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.<br />
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol đa chức X thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. X không có<br />
khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Cho m gam X tác dụng với Na (dư) thu được<br />
V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là<br />
A. 4,48<br />
B. 3,36.<br />
C. 1,12.<br />
D. 2,24.<br />
Câu 5: Cho 3 chất: CH3NH2 (A); NH3 (B) và C6H5NH2 (anilin; C). Thứ tự tăng dần lực bazơ của 3 chất trên<br />
theo chiều từ trái sang phải là<br />
A. (A); (B); (C).<br />
B. (B); (A); (C).<br />
C. (C); (B); (A).<br />
D. (C); (A); (B).<br />
Câu 6: Cho các chất sau: HO-C6H4-CH2-OH; H2N-CH2-COOCH3; H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH;<br />
CH3COOCH3NH3; HO-C6H4-CH2-NH2 (-C6H4- gốc hóa trị 2 của benzen). Số chất lưỡng tính là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 7: Đun nóng hỗn hợp gồm Glyxin và Alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc của Glyxin<br />
và Alanin là 21. Số tripeptit phù hợp được tạo ra là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 8: Để phân biệt 3 chất hữu cơ mất nhãn là: CH3COOH; NH2CH2COOH và C2H5NH2 ta chỉ cần dùng<br />
A. dung dịch HCl.<br />
B. dung dịch HNO3.<br />
C. dung dịch NaOH.<br />
D. dung dịch quỳ tím.<br />
Câu 9: Cho 5,12 gam Cu vào 200 ml dung dịch X gồm HNO3 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được V lít NO (sản<br />
phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá tri của<br />
V và m lần lượt là<br />
A. 0,896 và 10,88.<br />
B. 0,224 và 4,16.<br />
C. 0,224 và 2,88.<br />
D. 0,896 và 9,6.<br />
Câu 10: Hỗn hợp Y gồm metan, etilen và propin có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Đốt cháy hoàn toàn 0,15<br />
mol hỗn hợp Y rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị<br />
của m là<br />
A. 16,88.<br />
B. 17,56.<br />
C. 17,72.<br />
D. 18,64.<br />
Câu 11: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm etyl axetat và phenyl axetat (có tỉ lệ mol 11) tác dụng với 800 ml<br />
dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là<br />
A. 4,88 gam.<br />
B. 6,40 gam.<br />
C. 3,28 gam.<br />
D. 5,60 gam.<br />
Câu 12: Chia m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:<br />
- Phần 1: Cho vào lượng nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.<br />
- Phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140 ml dung dịch HCl.<br />
Giá trị cùa m là<br />
A. 2,66 gam.<br />
B. 7,0 gam.<br />
C. 3,5 gam.<br />
D. 5,32 gam.<br />
Trung tâm BDVH<ĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715<br />
<br />
www.bdvh.hcmus.edu.vn 1<br />
<br />
Câu 13: Dụng cụ dưới đây được dùng để điều chế và nghiên cứu phản ứng của SO2 với dung dịch bazơ:<br />
<br />
Các chất A, B, C và D lần lượt là:<br />
A. Na2SO3, H2SO4, SO2, Ca(OH)2.<br />
C. HCl, Na2SO3, SO2, Ca(OH)2.<br />
<br />
B. HCl, Na2CO3, CO2, Ca(OH)2.<br />
D. HCl, FeS, SO2, Ca(OH)2.<br />
<br />
Câu 14: Kim loại tạo được cả oxit bazơ; oxit axit và oxit lưỡng tính là<br />
A. Crôm.<br />
B. Kẽm.<br />
C. Đồng.<br />
<br />
D. Nhôm.<br />
<br />
Câu 15: Chất hữu cơ Y chứa C, H, O có khả năng tác dụng với Na giải phóng H2, tham gia phản ứng tráng<br />
gương và hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. Khi đốt cháy 0,1 mol Y thu được không quá 0,2 mol sản<br />
phẩm. Công thức phân tử của Y là<br />
A. C2H4O2.<br />
B. CH2O3.<br />
C. CH2O2.<br />
D. CH2O.<br />
Câu 16: Cu(OH)2 không tan được trong<br />
A. lòng trắng trứng.<br />
B. ancol etylic.<br />
<br />
C. axit axetic.<br />
<br />
D. glixerol.<br />
<br />
Câu 17: Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn<br />
trên đồ thị sau:<br />
<br />
Số mol CaCO3<br />
<br />
0,3<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Số mol<br />
CO2<br />
Dựa vào đồ thị trên, khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện tương ứng là<br />
A. 0,85 mol.<br />
B. 0,45 mol.<br />
C. 0,50 mol.<br />
D. 0,35 mol.<br />
Câu 18: Nguyên tố X có Z = 26, cấu hình electron của ion X2+ là<br />
A. [Ar] 3d6.<br />
B. [Ar] 3d5 4s1.<br />
C. [Ar] 3d8 4s2.<br />
<br />
D. [Ar] 3d4 4s2.<br />
<br />
Câu 19: Thủy phân este E (môi trường axit) được hỗn hợp chỉ gồm axit cacboxylic đa chức, mạch hở X và<br />
anđehit đơn chức no mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO2 nH2O n X . Este E có công thức chung là<br />
A. CnH2n - 4O4.<br />
<br />
B. CnH2n - 6O4.<br />
<br />
C. CnH2n - 2O4.<br />
<br />
D. CnH2n - 4O6.<br />
<br />
Câu 20: Cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch A chứa FeCl 3 0,2M và CuSO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra<br />
hoàn toàn thu được 3,68 gam chất rắn. Giá trị của m là<br />
A. 3,96.<br />
B. 3,84.<br />
C. 1,98.<br />
D. 1,92.<br />
Câu 21: Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường,<br />
phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là<br />
A. saccarozơ.<br />
B. mantozơ.<br />
C. xenlulozơ.<br />
D. glucozơ.<br />
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử<br />
duy nhất). Mối quan hệ giữa x và y là<br />
A. x = 17y.<br />
B. y =15x.<br />
C. x = 15y.<br />
D. y =17x.<br />
<br />
Trung tâm BDVH<ĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715<br />
<br />
www.bdvh.hcmus.edu.vn 2<br />
<br />
Câu 23: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm<br />
Ala; Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 6,3 mol O2 . Giá trị m gần với giá trị<br />
nào nhất dưới đây?<br />
A. 143,70.<br />
B. 130,88<br />
C. 160,82.<br />
D. 138,20.<br />
Câu 24: Hòa tan m gam kim loại M trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,46 gam muối. Mặt khác, khi cho m<br />
gam kim loại M tác dụng với Cl2 (dư) thu được 3,17 gam muối. Kim loại M là<br />
A. Al.<br />
B. Cu.<br />
C. Cr.<br />
D. Fe.<br />
Câu 25: Cho các chất: etylamin, phenylamin, amoniac, alanin, lysin, p-crezol. Số chất làm đổi màu quỳ ẩm là<br />
A. 6.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 26: Cho các chất:<br />
(1) CH2=CH−CH=CH2;<br />
(2) CH3-CH2-CH=C(CH3)2;<br />
(4) CH3-CH=CH2;<br />
(5) CH3-CH=CH-CH3;<br />
Số chất có đồng phân hình học là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
<br />
(3) CH3-CH=CH-CH=CH2;<br />
(6) CH3-CH=CH-COOH.<br />
<br />
Câu 27: Trong dung dịch, cặp chất nào không phản ứng với nhau?<br />
A. NaHSO4 và KHCO3. B. Fe(NO3)2 và NaHSO4. C. NaHCO3 và CaCl2.<br />
<br />
D. 3.<br />
D. MgCl2 và K2CO3.<br />
<br />
Câu 28: Để làm khô khí X bị ẩm, người ta dẫn khí X bị ẩm qua bình đựng H2SO4 đặc, nóng. Khí X là<br />
A. Cl2.<br />
B. NH3.<br />
C. HI.<br />
D. H2S.<br />
Câu 29: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:<br />
<br />
<br />
Fe2O3 (rắn) + 3CO (khí) 2Fe (rắn) + 3CO2 (khí) H > 0<br />
<br />
Để tăng hiệu suất quá trình chuyển hóa Fe2O3 thành Fe, có thể dùng biện pháp<br />
A. tăng áp suất chung của hệ.<br />
B. nghiền nhỏ quặng Fe2O3.<br />
C. tăng nhiệt độ phản ứng. D. nén khí CO2 vào lò.<br />
Câu 30: Trong phân tử amilozơ các mắc xích glucozơ liên kết với nhau bằng các liên kết nào sau đây?<br />
A. -1,4-glicozit.<br />
B. -1,6-glicozit.<br />
C. -1,4-glicozit.<br />
D. -1,6-glicozit.<br />
Câu 31: Thủy phân 5,13 gam mantozơ với hiệu suất H% thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với<br />
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4,374 gam Ag. Giá trị của H là<br />
A. 65,7.<br />
B. 30.<br />
C. 67,5.<br />
D. 35.<br />
Câu 32: Nhúng một lá kim loại M vào dung dịch Fe(NO3)3. Sau một thời gian lấy lá kim loại M ra cân thấy khối<br />
lượng không đổi. Kim loại M là<br />
A. Mg.<br />
B. Fe.<br />
C. Zn.<br />
D. Cu.<br />
Câu 33: Khi cho dung dịch chứa a mol NaOH hoặc dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol<br />
AlCl3 đều thu được c mol kết tủa. Mối quan hệ giữa a, b, c là<br />
A. a = 0,2b + 2,5c.<br />
B. a = 1,25b + c.<br />
C. a = b + c.<br />
D. a = 0,75b – c.<br />
Câu 34: Hai nguyên tố X và Y thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng phân loại tuần hoàn (Z X < ZY). Tổng số hạt<br />
mang điện của cả hai nguyên tử X và Y là 66. Trong các phát biểu sau đây:<br />
(1) Hai nguyên tố X và Y đều là phi kim và đều nằm ở các nhóm A trong bảng phân loại tuần hoàn.<br />
(2) X và Y đều tạo được oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro.<br />
(3) Tính phi kim, độ âm điện và năng lượng ion hóa (I1) của Y đều lớn hơn X.<br />
(4) Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y có tính axit mạnh hơn so với X.<br />
(5) Ở điều kiện thường, trạng thái đơn chất đều có công thức phân tử là X2, Y2.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 5.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO<br />
(dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với hiđro là 14,5). Cho toàn<br />
bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị<br />
của m là<br />
A. 14,0.<br />
B. 10,1.<br />
C. 18,9.<br />
D. 14,7.<br />
Câu 36: X có công thức phân tử C5H10. Từ X có sơ đồ sau: X rượu A bậc 2 Y rượu B bậc 3. Với A, Y,<br />
B là các sản phẩm chính. Vậy công thức cấu tạo của X là<br />
A. CH3-CH=CH-CH2-CH3.<br />
B. CH3-CH(CH3)-CH=CH2.<br />
C. CH3-CH2-CH2-CH=CH2.<br />
D. CH3-C(CH3)=CH-CH3.<br />
Trung tâm BDVH<ĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715<br />
<br />
www.bdvh.hcmus.edu.vn 3<br />
<br />
Câu 37: Dung dịch làm phenolphtalein hóa hồng là<br />
A. Na2CO3.<br />
B. HCl.<br />
<br />
C. BaCl2.<br />
<br />
D. ZnSO4.<br />
<br />
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước thu được 500 ml dung dịch<br />
chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là<br />
A. Ba.<br />
B. Ca.<br />
C. K.<br />
D. Na.<br />
Câu 39: Hòa tan hết 11,6 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí (CO2, NO) và dung<br />
dịch X. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Hãy cho biết dung dịch Y có thể hòa tan<br />
5<br />
<br />
tối đa bao nhiêu gam bột Cu? Biết rằng sản phẩm khử duy nhất của N là khí NO.<br />
A. 16,0 gam.<br />
B. 32,0 gam.<br />
C. 48,0 gam.<br />
<br />
D. 28,8 gam.<br />
<br />
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M.<br />
Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch KOH dư rồi lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối<br />
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là<br />
A. 8,0.<br />
B. 16,0.<br />
C. 5,0.<br />
D. 10,1.<br />
Câu 41: Khi thủy phân hoàn toàn một este X (chỉ chứa một loại nhóm chức) thu được 0,92 gam glixerol; 3,02<br />
gam natri linoleat và m gam natri oleat. Giá trị của m là<br />
A. 6,08.<br />
B. 4,56.<br />
C. 9,12.<br />
D. 3,04.<br />
Câu 42: Peptit A có phân tử khối là 245 và chứa 17,14% nitơ về khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn A,<br />
trong hỗn hợp sản phẩm thu được có hai đipeptit B và C. Phân tử khối tương ứng của B và C là 174 và 188. Peptit<br />
A là<br />
A. Ala-Gly-Val-Gly.<br />
B. Ala-Val-Gly.<br />
C. Gly-Ala-Val-Ala.<br />
D. Val-Gly-Ala.<br />
Câu 43: Một hiđrocacbon A khối lượng phân tử bằng 92 đvC. Cho 1,84 gam A tác dụng hết với lượng dư dung<br />
dịch AgNO3/NH3 thu được 6,12 gam kết tủa. Số công thức cấu tạo của A là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 4.<br />
Câu 44:<br />
A.<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
<br />
Hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?<br />
Nhỏ vài giọt anilin vào dung dịch HCl thấy dung dịch bị đục.<br />
Cho khí etylamin tiếp xúc giấy quỳ tím ẩm, thấy giấy quì hóa xanh.<br />
Khi cho dòng khí metylamin tiếp xúc với khí hiđro clorua thấy xuất hiện khói trắng.<br />
Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.<br />
<br />
Câu 45: Cho các phát biểu sau:<br />
(1) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.<br />
(2) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.<br />
(3) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit.<br />
(4) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.<br />
(5) Khi đun nóng hoặc cho dung dịch axit, dung dịch bazơ vào dung dịch protein thì protein sẽ đông tụ lại.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 4.<br />
Câu 46: Để nhận biết các khí: CO2, SO2, H2S, N2 cần dùng các dung dịch<br />
A. brom và NaOH.<br />
B. brom và Ba(OH)2.<br />
C. KMnO4 và NaOH.<br />
<br />
D. NaOH và Ca(OH)2.<br />
<br />
Câu 47: Hợp chất A có công thức tổng quát (CxH4Ox)n thuộc loại axit no đa chức, mạch hở. Giá trị của x và n<br />
tương ứng là<br />
A. 3 và 2.<br />
B. 2 và 3.<br />
C. 4 và 1.<br />
D. 2 và 2.<br />
Câu 48: A là hỗn hợp các muối: Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho<br />
dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam A. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được<br />
m gam chất rắn. Giá trị của m là<br />
A. 25.<br />
B. 31.<br />
C. 34.<br />
D. 27.<br />
Câu 49: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung<br />
dịch X. Lấy 300 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được<br />
dung dịch Z có pH = 2. Giá trị của V là<br />
A. 0,424.<br />
B. 0,134.<br />
C. 0,414.<br />
D. 0,214.<br />
Câu 50: Chất không cho được phản ứng trùng hợp là<br />
A. etilen.<br />
B. toluen.<br />
<br />
C. caprolactam.<br />
<br />
D. stiren.<br />
<br />
----- HẾT ----Trung tâm BDVH<ĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715<br />
<br />
www.bdvh.hcmus.edu.vn 4<br />
<br />
ÐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA NĂM 2015 – MÃ ĐỀ 314<br />
1. C<br />
<br />
2. D<br />
<br />
3. C<br />
<br />
4. D<br />
<br />
5. C<br />
<br />
6. C<br />
<br />
7. C<br />
<br />
8. D<br />
<br />
9. D<br />
<br />
10. C<br />
<br />
11. B<br />
<br />
12. D<br />
<br />
13. C<br />
<br />
14. A<br />
<br />
15. C<br />
<br />
16. B<br />
<br />
17. B<br />
<br />
18. A<br />
<br />
19. B<br />
<br />
20. D<br />
<br />
21. B<br />
<br />
22. D<br />
<br />
23. D<br />
<br />
24. C<br />
<br />
25. B<br />
<br />
26. D<br />
<br />
27. C<br />
<br />
28. A<br />
<br />
29. C<br />
<br />
30. C<br />
<br />
31. D<br />
<br />
32. A<br />
<br />
33. A<br />
<br />
34. B<br />
<br />
35. D<br />
<br />
36. B<br />
<br />
37. A<br />
<br />
38. A<br />
<br />
39. B<br />
<br />
40. A<br />
<br />
41. A<br />
<br />
42. B<br />
<br />
43. D<br />
<br />
44. A<br />
<br />
45. D<br />
<br />
46. B<br />
<br />
47. A<br />
<br />
48. A<br />
<br />
49. B<br />
<br />
50. B<br />
<br />
Trung tâm BDVH<ĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715<br />
<br />
www.bdvh.hcmus.edu.vn 5<br />
<br />