intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Ngô Sĩ Liên - Mã đề 570

Chia sẻ: Man Hinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Ngô Sĩ Liên - Mã đề 570 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Ngô Sĩ Liên - Mã đề 570

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG<br /> TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br /> <br /> ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1<br /> Năm học 2018 - 2019<br /> Bài thi: Lịch sử 11<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề gồm 04 trang, 40 câu trắc nghiệm)<br /> <br /> Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> Họ, tên thí sinh:............................................ SBD: ........................Phòng thi: ………<br /> (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br /> <br /> Mã đề thi<br /> 570<br /> <br /> Câu 1: Đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến<br /> quân phiệt vì<br /> A. Nhật tiến lên chủ nghĩa đế quốc nhưng tầng lớp quý tộc võ sĩ chiếm ưu thế chính trị và chủ<br /> trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.<br /> B. Nhật tiến lên chủ nghĩa đế quốc nhưng tầng lớp quý tộc phong kiến lớn chiếm ưu thế chính trị và<br /> chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.<br /> C. Nhật tiến lên chủ nghĩa đế quốc nhưng vẫn duy trì chế độ phong kiến dựa vào tầng lớp quý tộc<br /> võ sĩ.<br /> D. Nhật vẫn duy trì chế độ phong kiến với quyền hành tuyệt đối trong tầng lớp quý tộc võ sĩ.<br /> Câu 2: Sắp xếp các cuộc cách mạng tư sản sau đây theo trình tự thời gian:<br /> 1. Cách mạng tư sản Pháp;<br /> 2. Cách mạng Hà Lan;<br /> 3. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.<br /> A. 1, 2, 3.<br /> B. 1, 3, 2.<br /> C. 2, 1, 3.<br /> D. 2, 3, 1.<br /> Câu 3: Sự cường thịnh của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến các sĩ phu yêu<br /> nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng<br /> A. đổi mới đất nước .<br /> B. dân chủ tư sản<br /> C. phong kiến.<br /> D. vô sản.<br /> Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc của các nước Mĩ Latinh<br /> với các nước châu Phi là<br /> A. có đường lối chủ trương rõ ràng hơn.<br /> B. có sự liên kết chặt chẽ với thế giới.<br /> C. các nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập.<br /> D. nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn.<br /> Câu 5: Yếu tố nào là nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc các nước Đông Nam Á bị xâm lược và đô<br /> hộ?<br /> A. Phong trào đấu tranh chống chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ.<br /> B. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế TBCN đòi hỏi nhu cầu thị trường nguyên liệu lớn.<br /> C. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng triền miên.<br /> D. Các nước tư bản đã căn bản hoàn thành cách mạng tư sản.<br /> Câu 6: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là<br /> A. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.<br /> B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br /> C. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.<br /> D. mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước với phe Liên minh.<br /> Câu 7: Một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu<br /> thế kỉ XX theo khuynh hướng mới là<br /> A. ảnh hưởng từ các sách báo Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản.<br /> B. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi.<br /> C. ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng vô sản ở Nga.<br /> D. sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.<br /> Câu 8: Những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, các nước phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi<br /> A. kênh đào Amsterdam hoàn thành.<br /> B. kênh đào Xuy-ê hoàn thành.<br /> C. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành.<br /> D. kênh đào Stockholm hoàn thành.<br /> Câu 9: Nội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?<br /> A. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.<br /> B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 570<br /> <br /> C. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.<br /> D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.<br /> Câu 10: Cải cách ở Xiêm (1868) có tính chất là cuộc<br /> A. cách mạng tư sản không triệt để.<br /> B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br /> C. cách mạng tư sản triệt để.<br /> D. cách mạng vô sản.<br /> Câu 11: Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ Latinh tiếp tục<br /> phải đương đầu với chính sách bành trướng của<br /> A. Pháp.<br /> B. Đức.<br /> C. Mĩ.<br /> D. Anh.<br /> Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và<br /> Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?<br /> A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.<br /> B. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.<br /> C. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.<br /> D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.<br /> Câu 13: Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là<br /> A. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.<br /> B. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.<br /> C. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.<br /> D. một trật tự thế giới mới được thiết lập.<br /> Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thế giới đến cuối giai đoạn thứ nhất<br /> của Chiến tranh thế giới thứ nhất?<br /> A. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến vô cùng sâu sắc.<br /> B. Nhân dân các nước thuộc địa đồng loạt đấu tranh và giành được chính quyền.<br /> C. Bọn trùm công nghiệp giàu lên nhanh chóng.<br /> D. Tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.<br /> Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam - Campuchia trong cuộc<br /> đấu tranh chống thực dân Pháp trong những năm giữa thế kỉ XIX?<br /> A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.<br /> B. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.<br /> C. Khởi nghĩa A-cha-xoa.<br /> D. Khởi nghĩa Ong kẹo.<br /> Câu 16: “Người ta gọi đó là cuộc Đại cách mạng thật là xứng đáng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc<br /> cho giai cấp của nó, giai cấp mà nó phục vụ - giai cấp tư sản, đến nỗi toàn bộ thế kỷ XIX, thế kỷ đã<br /> đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã trôi qua dưới dấu hiệu của cuộc cách mạng<br /> ấy”. Lê-nin đề cập đến cuộc cách mạng nào trong nhận xét trên?<br /> A. Cuộc Duy tân Minh Trị.<br /> B. Cách mạng tư sản Anh.<br /> C. Cách mạng Hà Lan.<br /> D. Cách mạng tư sản Pháp.<br /> Câu 17: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải<br /> phóng dân tộc là mâu thuẫn giữa<br /> A. giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động.<br /> B. nhân dân thuộc địa với đế quốc.<br /> C. giai cấp tư sản với nhân dân các nước thuộc địa.<br /> D. đế quốc với đế quốc.<br /> Câu 18: Ngày 1/5/1886, công nhân dệt Si-ca-gô tổng bãi công đòi ngày làm 8 giờ đã đi vào lịch sử là<br /> ngày<br /> A. Quốc tế phụ nữ.<br /> B. Quốc tế lao động.<br /> C. Quốc tế công nhân.<br /> D. Hiến chương các nhà giáo.<br /> Câu 19: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là đặc điểm của đế quốc<br /> A. Pháp.<br /> B. Mĩ.<br /> C. Anh.<br /> D. Nhật.<br /> Câu 20: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ<br /> XIX - đầu thế kỉ XX?<br /> A. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.<br /> B. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây.<br /> C. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.<br /> D. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.<br /> Câu 21: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 570<br /> <br /> A. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.<br /> B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.<br /> C. thành lập Trung Hoa Dân quốc.<br /> D. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.<br /> Câu 22: Thái độ hung hăng của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở châu Âu đầu thế kỉ XX<br /> như thế nào?<br /> A. Bình thường.<br /> B. Hợp tác cùng phát triển.<br /> C. Căng thẳng, đối đầu.<br /> D. Hòa hoãn.<br /> Câu 23: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX?<br /> A. Vô sản và tư sản.<br /> B. Nông dân.<br /> C. Tư sản.<br /> D. Vô sản.<br /> Câu 24: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc bùng nổ?<br /> A. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội.<br /> B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.<br /> C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.<br /> D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc.<br /> Câu 25: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?<br /> A. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.<br /> B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.<br /> C. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.<br /> D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.<br /> Câu 26: Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ được<br /> đề ra bởi chính quyền được thành lập sau<br /> A. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.<br /> B. cách mạng Tân Hợi.<br /> C. phong trào Duy Tân.<br /> D. nội chiến Quốc - Cộng.<br /> Câu 27: Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển<br /> biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?<br /> A. Mĩ tham chiến.<br /> B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.<br /> C. Chiến thắng Véc- đoong.<br /> D. Thất bại thuộc về phe liên minh.<br /> Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc với sự thất bại của phe<br /> A. Hiệp ước.<br /> B. Đồng minh.<br /> C. Liên minh.<br /> D. phát xít.<br /> Câu 29: Trong cách mạng công nghiệp, phát minh nào đã khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh?<br /> A. Máy hơi nước của Giêm Oát.<br /> B. Máy kéo sợi Gien-ni.<br /> C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa.<br /> D. Máy dệt chạy bằng sức nước.<br /> Câu 30: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước<br /> thực dân phương Tây trừ<br /> A. Xiêm.<br /> B. Việt Nam.<br /> C. Phi-lip-pin.<br /> D. In-đô-nê-xi-a.<br /> Câu 31: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất đế quốc phi nghĩa vì<br /> A. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.<br /> B. gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.<br /> C. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.<br /> D. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.<br /> Câu 32: Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa nhất ở châu Phi?<br /> A. Pháp.<br /> B. Bồ Đào Nha.<br /> C. Anh.<br /> D. Tây Ban Nha.<br /> Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX –<br /> đầu thế kỉ XX là<br /> A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br /> B. mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân.<br /> C. chính sách bóc lột của tư sản với công nhân.<br /> D. chính sách cai trị hà khắc của thực dân phương Tây.<br /> Câu 34: Trong các biện pháp sau của phái Giacôbanh (Pháp), biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết<br /> thực nhất cho nông dân?<br /> A. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.<br /> B. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.<br /> C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 570<br /> <br /> D. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.<br /> Câu 35: Yếu tố khách quan chung nào đã dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm?<br /> A. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.<br /> B. Sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.<br /> C. Đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.<br /> D. Mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.<br /> Câu 36: Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là<br /> A. chống đế quốc.<br /> B. chống đế quốc, chống phong kiến.<br /> C. chống liên quân 8 nước đế quốc.<br /> D. chống phong kiến.<br /> Câu 37: Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh của quốc gia nào có tác dụng cổ vũ mạnh<br /> mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?<br /> A. Haiti.<br /> B. Bra-xin.<br /> C. Cuba.<br /> D. Cô-lôm-bia.<br /> Câu 38: Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đã ở vào tình trạng<br /> A. bắt đầu suy yếu.<br /> B. đỉnh cao.<br /> C. khủng hoảng.<br /> D. khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.<br /> Câu 39: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa<br /> thế kỉ XIX là<br /> A. góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.<br /> B. thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.<br /> C. làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.<br /> D. hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.<br /> Câu 40: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược những nước nào ở Đông Nam<br /> Á?<br /> A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.<br /> B. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.<br /> C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.<br /> D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.<br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ---------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 570<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0