Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 220
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 220" để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 220
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2018 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 220 Họ, tên thí sinh: ................................................. Số báo danh: .................... Câu 41: Cho các chất sau: CH2=CH–CH=O, CH3CH2CHO, CH2=CH–CH2OH, CH3COCH3, CH≡C– CH=O, CH3CH=CHCOOH. Số chất khi phản ứng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng tạo ra cùng một sản phẩm là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 42: Tính chất hóa học đặc trưng của anken: A. phản ứng crackinh. B. phản ứng oxi hóa hoàn toàn. C. phản ứng thế. D. phản ứng cộng. Câu 43: Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa? A. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô. C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl. D. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. Câu 44: Cho các thí nghiệm với một số hiện tượng sau: (1) Khi thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. (2) Khi thêm từ từ dung dịch hỗn hợp H2SO4 loãng và FeSO4 vào dung dịch chứa K2Cr2O7, thì dung dịch từ màu da cam chuyển dần thành màu xanh. (3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu sau đó tan dần cho đến hết trong dung dịch NaOH (dư). (4) Thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH) 4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan hoàn toàn tạo dung dịch trong suốt. Số hiện tượng được mô tả đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 45: Công thức nào sau đây là của chất béo? A. CH3COOC2H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 46: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 47: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch KMnO4? A. Có kết tủa trắng. B. Không có hiện tượng gì. C. Dung dịch KMnO4 bị mất màu. D. Sủi bọt khí. Câu 48: Trong các tơ sau: tơ xenlulozơ triaxetat, tơ capron, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron, bông, tơ nilon 6,6. Có bao nhiêu tơ là tơ hóa học? A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 49: Cho 7,5 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng, khối l ượng muối thu được là A. 9,9 gam. B. 9,7 gam. C. 9,8 gam. D. 7,9 gam. Câu 50: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy... là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là A. NO2, CO2, CO. B. SO2, CO, NO2. C. SO2, CO, NO. D. NO, NO2, SO2. Câu 51: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? Trang 1/5 Mã đề thi 220
- A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+. Câu 52: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4 (các điều kiện phản ứng có đủ)? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 53: Cho dãy các chất sau: Etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, AlaGlyGlu, AlaGly, anbumin. Số chất trong dãy có phản ứng với Cu(OH)2 là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 54: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện và nhiệt. Câu 55: Cho dãy các chất: axit fomic, ancol etylic, glixerol, tristearin và etyl axetat. Số chất trong dãy phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 56: Cho các phát biểu sau: (1) Crom, sắt, thiếc khi tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng cho muối có hóa trị II. (2) Nhôm, sắt, crom bị thụ động bởi dung dịch axit HNO3 đặc nguội. (3) Ở nhiệt độ thường Be, Ca, Ba đều khử được nước giải phóng hidro. (4) Các hiđroxit của nhôm, crom, kẽm đều là chất lưỡng tính. (5) Nhôm hidroxit tan được trong dung dịch amoniac. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 57: Cho phenol lỏng lần lượt vào các ống nghiệm chứa các chất riêng biệt sau: Na, NaOH, dung dịch HCl, dung dịch Br2, CaCO3 và CH3COOH. Số ống nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 58: Cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 1M. Muối nào sau đây thu được sau phản ứng? A. Chỉ có Na2HPO4. B. Na2HPO4 và NaH2PO4. C. Na3PO4 và Na2HPO4. D. Chỉ có NaH2PO4. Câu 59: Cho 6,6 gam CH3CHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 64,8. B. 32,4. C. 16,2. D. 21,6. Câu 60: Cho các chất: (1) NaHCO3; (2) Ca(OH)2; (3) HCl; (4) Na3PO4; (5) NaOH. Chất nào trong số các chất trên không có khả năng làm giảm độ cứng của nước? A. (2), (4). B. (1), (3). C. (3), (5). D. (2), (5). Câu 61: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa HCl và Al 2(SO4)3, kết quả đồ thị như sau: Trang 2/5 Mã đề thi 220
- Nếu rót vào dung dịch X ở trên 500 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 229,35 gam. B. 215,6 gam. C. 226,75 gam. D. 208,55 gam. Câu 62: Cho 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 48 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X và giải phóng khí Y. Để tác dụng vừa đủ với chất rắn X cần một thể tích dung dịch HCl 2M là A. 300 ml. B. 1200 ml. C. 600 ml. D. 900 ml. Câu 63: Cho sơ đồ phản ứng: axit glutamic + HCl X + NaOHdu Y. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng, Y là chất nào sau đây? A. NaOOCCH2CH(NH3Cl)COONa. B. NaCOOCCH2CH2CH(NH3Cl)COONa. C. NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa. D. NaOOCCH2CH(NH2)COONa. Câu 64: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2. Khí Y có tỷ khối so vơi H2 bằng 11,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 241. B. 240. C. 239. D. 242. Câu 65: Khi cho 7,75 gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 13,225 gam hỗn hợp muối. Nếu đốt cháy lượng X trên bằng không khí vừa đủ (xem không khí gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích) thu được 17,6 gam CO 2 và V lít (đktc) khí N2. Giá trị của V là A. 56,56. B. 5,04. C. 1,68. D. 54,88. Câu 66: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu Thí nghiệm Hiện tượng Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Có màu xanh lam. X Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng. Thêm tiếp Tạo kết tủa Ag. dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để Tạo dung dịch màu xanh Y nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. lam. Z Tác dụng với quỳ tím. Quỳ tím chuyển màu xanh. T Tác dụng với nước Brom. Có kết tủa trắng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. saccarozơ, etyl axetat, glyxin, anilin. B. saccarozơ, triolein, lysin, anilin. C. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol. D. xenlulozơ, vinyl axetat, natri axetat, glucozơ. Câu 67: Khi cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch gồm Na2CO3 1M và KHCO3 0,5M vào 375 ml dung dịch HCl 1M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 3,92. B. 5,04. C. 5,6. D. 5,32. Câu 68: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch chứa AgNO 3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong X là A. Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Fe(NO3)2, Zn(NO3)2 và AgNO3. C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2. Câu 69: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít (đktc) khí O2, thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là A. 6,42 gam. B. 5,36 gam. C. 6,36 gam. D. 8,24 gam. Câu 70: Cho các nhận xét sau: 1. Xenlulozơ có cấu trúc không nhánh và không xoắn. 2. Độ ngọt: fructozơ > saccaarozơ > glucozơ. 3. Tinh bột do nhiều gốc βglucozơ tạo nên. Trang 3/5 Mã đề thi 220
- 4. Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α glucozơ và một gốc β fructozơ. 5. Dung dịch glucozơ, saccarozơ, fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. 6. Để nhận biết dung dịch glucozơ và saccarozơ có thể dùng phản ứng tráng gương. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 71: Để phân biệt H2 và CO người ta dùng thí nghiệm nào sau đây? A. Dùng quỳ tím ẩm để thử. B. Đốt khí trong ống nghiệm rồi dẫn sản phẩm cháy qua nuớc vôi trong. C. Dẫn qua nước vôi trong. D. Dẫn từng khí qua CuO đun nóng. Câu 72: Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của oxi (nguyên tử) gấp 2 lần số mol M (nguyên tử). Hòa tan hết 48 gam X trong dung dịch HNO 3 loãng dư, thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít (đktc) khí NO duy nhất. Phần trăm khối lượng của M là A. 10,00%. B. 20,00%. C. 11,25%. D. 15,00%. Câu 73: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít (đktc) khí H2 và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO 3 2M, thu được 3,36 lít (đktc) khí NO và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 95. B. 103. C. 113. D. 110. Câu 74: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là A. 2x = y + 2z. B. x = y – 2z. C. 2x = y + z. D. y = 2x. Câu 75: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 750 ml dung dịch KOH 0,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Tên gọi của X là A. trilinolein. B. tripanmitin. C. triolein. D. tristearin. Câu 76: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 5H6O3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y và Z, trong đó chất Z (chứa C, H, O) có mạch phân nhánh. Khi cho 1 mol Z phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4 mol Ag. Nhận xét nào sau về X và Y là đúng? A. Y phản ứng với NaOH (có mặt CaO, to) thu được hidrocacbon. B. X tác dụng được với Na tạo thành H2. C. X là hợp chất đa chức. D. 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Câu 77: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no, có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO 2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử chất T là A. 25. B. 19. C. 23. D. 21. Câu 78: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO 4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là A. 0,8. B. 0,4. C. 0,10. D. 0,12. Câu 79: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 50 và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H 2O và 4,032 lít (đktc) khí CO2. Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO 3 dư, thu được 1,568 lít (đktc) khí CO2. Mặt Trang 4/5 Mã đề thi 220
- khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Có các kết luận sau: (1) X, Y, Z không thể là HCHO, HCOOH. (2) Giá trị m
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 238 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 53 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 89 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn