intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia (lần 2) năm học 2016-2017 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: Tuyết Sương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia (lần 2) năm học 2016-2017 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được biên soạn theo đúng cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT nhằm giúp học sinh có thể nắm được cấu trúc và các nội dung cơ bản của bài thi, làm bài và căn thời gian hợp lý trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia (lần 2) năm học 2016-2017 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

TRƯỜNG THPT<br /> HUỲNH THÚC KHÁNG<br /> <br /> ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 2)<br /> NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> Môn thi: Ngữ văn<br /> Thời gian 120 phút ( không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> (Đề gồm 01 trang)<br /> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:<br /> Rất nhiều người tìm kiếm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ<br /> rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng<br /> là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự<br /> công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn. Tư duy số đông cho rằng<br /> Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành<br /> tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và nhũng hành tinh khác trong thái<br /> dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không<br /> cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong<br /> các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng<br /> người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những<br /> người như Emmeline Pankhurst và Susan B. Anthony đã đấu tranh và giành được quyền<br /> đó. Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết<br /> hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một<br /> sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn<br /> trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.<br /> (John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt. NXB Lao động xã hội, 2012, tr.130 - 131)<br /> <br /> Câu 1. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?<br /> Câu 2. Đoạn trích trình bày theo cách nào?<br /> Câu 3. Nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc câu “Tư duy số đông…”.<br /> Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là “Tư duy số đông”? Anh/chị<br /> ứng xử với “Tư duy số đông” như thế nào?<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1. (2,0 điểm)<br /> Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?<br /> Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều này.<br /> Câu 2. (5,0 điểm)<br /> Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh<br /> Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say<br /> mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ<br /> Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người. Từ cảm nhận<br /> của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.<br /> --- HẾT ---<br /> <br /> TRƯỜNG THPT<br /> HUỲNH THÚC KHÁNG<br /> <br /> ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM<br /> ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 2)<br /> NĂM HỌC 2016 - 2017<br /> Môn thi: Ngữ văn<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Câu<br /> <br /> Nội dung cần đạt<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là: Bác bỏ.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> Đoạn trích trình bày theo cách: Tổng - phân - hợp<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tác dụng của phép lặp cấu trúc “Tư duy số đông …”:<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> - Tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn.<br /> - Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận.<br /> - Tạo nên giọng điệu hùng biện hấp dẫn lôi cuốn, thể hiện nhiệt huyết<br /> của người viết<br /> 4<br /> <br /> Thế nào là “Tư duy số đông” và cách ứng xử với “Tư duy số đông”.<br /> <br /> 0,5<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 1,0<br /> <br /> - “Tư duy số đông” là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số,<br /> của đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội về một vấn đề, hiện tượng<br /> nào đó.<br /> - Cách ứng xử với “Tư duy số đông”:<br /> + Bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng.<br /> + Không a dua theo đám đông mà thiếu sự suy nghĩ, phân tích thấu<br /> đáo, khách quan.<br /> + “Tư duy số đông” không hẵn luôn đúng nhưng con người cũng cần<br /> lắng nghe, xem xét, phân tích để từ đó xác lập cho mình một cách<br /> nghĩ, cách làm đúng.<br /> (Học sinh chỉ cần nêu một trong những cách ứng xử trên)<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu<br /> 1<br /> <br /> Nội dung cần đạt<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công? Viết một đoạn 2,0<br /> văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề này.<br /> 1.1. Yêu cầu về hình thức:<br /> Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ và cấu trúc đoạn văn theo<br /> một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng - phân - hợp.<br /> Trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> 1.2. Yêu cầu về nội dung:<br /> 1.2.1. Giải thích: “Tư duy số đông” là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh<br /> giá của đa số, của đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội về một vấn<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> đề, hiện tượng nào đó.<br /> 1.2.2. Phân tích:<br /> Trên thực tế “Tư duy số đông” có không ít ảnh hưởng đến con<br /> người. Có người a dua nghe theo, tin theo mà không cần suy nghĩ. Họ<br /> luôn tin “Tư duy số đông” là đúng. Cũng có người bình tĩnh sáng suốt<br /> nhìn nhận vấn đề, có người thì phân vân, do dự…<br /> 1.2.3. Bàn luận: “Tư duy số đông” có phải là lực cản của sự thành<br /> công? (HS có thể đồng tình hoặc phản đối, cũng có thể vừa đồng tình<br /> vừa phản đối)<br /> - Đồng tình: Nếu quan niệm thành công là khác biệt, là sáng tạo thì<br /> “Tư duy số đông” nhiều khi tạo ra đường mòn, hạn chế sự tìm tòi,<br /> sáng tạo, lối riêng trong suy nghĩ và hành động của con người. Vì thế<br /> sẽ là lực cản của sự thành công.<br /> - Phản đối: Thành công là đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống.<br /> Trên con đường thực hiện mục tiêu, con người phải biết lắng nghe và<br /> khi đó cách nhìn nhận, đánh giá của số đông cũng có những tác dụng<br /> nhất định: Thể hiện xu hướng, trào lưu phổ biến nào đó; cảnh báo tính<br /> khả thi của mục tiêu đặt ra; từ sự nhìn nhận đối với “Tư duy số đông”<br /> con người tự xác lập cho mình một cách nghĩ, cách làm đúng. Vậy<br /> nên tư duy số đông không hề cản trở thành công.<br /> - Vừa đồng tình, vừa phản đối:<br /> + “Tư duy số đông” sẽ là lực cản nếu con người chưa đủ năng lực<br /> tìm tòi cái mới, cái riêng cho suy nghĩ và hành động của mình, bị lệ<br /> thuộc vào cách nghĩ, cách làm của số đông. Khó mang lại thành công.<br /> + “Tư duy số đông” cũng có thể là lực đẩy thôi thúc người ta tìm<br /> kiếm cách nghĩ, cách làm riêng; nổ lực tìm tòi, sáng tạo những giá trị<br /> mới… Thành công là kết quả tất yếu của sự lao động nghiêm túc,<br /> không ngại khó, giàu nhiệt tình và đam mê.<br /> 1.2.4. Bài học nhận thức và hành động: Cần phải bình tĩnh nhìn<br /> nhận và có chính kiến riêng, có lập trường kiên định và tinh thần sáng<br /> tạo, có khát khao và niềm tin thì mới thành công.<br /> 2<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> Từ cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền 5,0<br /> ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bình luận các ý kiến nêu trong đề.<br /> 2.1. Về kỹ năng:<br /> - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận có đủ mở bài, thân bài, kết bài.<br /> - Sáng tạo: Suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.<br /> - Chính tả, dùng từ, đặt câu đúng nguyên tắc.<br /> - Xác định đúng yêu cầu nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập<br /> luận.<br /> 2.2. Về kiến thức:<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> <br /> 2.2.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt hai ý kiến<br /> nêu ở đề bài<br /> 2.2.2. Giải thích ý kiến:<br /> - Tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp là khả năng khám phá, phát<br /> hiện tinh tế và có những rung động mãnh liệt trước những vẻ đẹp<br /> phong phú trong cuộc sống.<br /> - Tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người là mối quan tâm<br /> thường trực sâu nặng dành cho những cảnh đời đau khổ, thân phận bất<br /> hạnh; là phản ứng trước những nhiễu nhương, ngang trái.<br /> 2.2.3. Cảm nhận về nhân vật Phùng và bình luận về hai ý kiến:<br /> - Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật:<br /> + Phùng có một trái tim nghệ sĩ say đắm nghệ thuật, say đắm cái<br /> đẹp, tâm hồn thăng hoa trước cái đẹp.<br /> + Khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên, tạo<br /> vật, con người khiến cho Phùng xúc động mải mê thưởng thức, vồ vập<br /> nắm bắt, háo hức ghi vào ống kính<br /> + Niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo tràn ngập tâm hồn khi<br /> chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái<br /> thiện, về sự tận thiện, tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống.<br /> - Một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người:<br /> + Phùng có một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời: Chứng kiến cảnh<br /> chồng đánh vợ, vợ nhẫn nhục cam chịu vì yêu thương chồng con, con<br /> đánh bố vì muốn bảo vệ mẹ… làm cho Phùng bất ngờ, sửng sốt, bức<br /> xúc; xót xa, trăn trở, lo âu về thân phận con người, về sự tha hóa của<br /> trẻ con khi chứng kiến bạo lực của người lớn; hành động: xông vào<br /> can thiệp để bảo vệ người đàn bà, …<br /> + Phản xạ của anh trước những sự kiện ấy là phản xạ tự nhiên của<br /> con người với bản chất thiên lương, tốt đẹp. Hành động bênh vực<br /> người phụ nữ, chống lại tình trạng bạo lực gia đình là một nghĩa cử<br /> cao đẹp, một tấm lòng luôn trăn trở, lo âu về thân phận con người.<br /> + Phùng lắng nghe,day dứt với câu chuyện cuộc đời của người<br /> đàn bà hàng chài ở tòa án huyện; ám ảnh bởi hình ảnh và thân phận<br /> người đàn bà hàng chài khi trở lại thành phố; lo âu cho tương lai của<br /> những người trong cuộc; thay đổi hẳn nhận thức của bản thân về cuộc<br /> đờì và nghệ thuật.<br /> - Nghệ thuật thể hiện:<br /> + Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể<br /> chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn; được khắc họa với đời<br /> sống nội tâm sâu sắc.<br /> + Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt liên tiếp đối mặt<br /> với hai cảnh trái ngược. Qua đó, làm nổi bật lên nhân cách của kiểu<br /> nhân vật nghệ sĩ.<br /> <br /> 0,25<br /> 0,5<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 2.2.4. Bình luận về hai ý kiến:<br /> - Hai ý kiến đã đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau trong phẩm chất<br /> của nghệ sĩ Phùng. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh phẩm chất hàng đầu<br /> của người nghệ sĩ là tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến thứ<br /> hai khẳng định phẩm chất sâu xa nhất của người nghệ sĩ chân chính là<br /> tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.<br /> - Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho<br /> nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về phẩm chất<br /> của nghệ sĩ Phùng, giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp<br /> toàn vẹn của nhân vật này, thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà<br /> văn Nguyễn Minh Châu.<br /> 2.2.5. Đánh giá chung:<br /> - Khẳng định hai ý kiến về nhân vật Phùng đều đúng.<br /> - Khẳng định ngòi bút tài hoa của Nguyễn Minh Châu trong việc<br /> khắc họa nhân vật Phùng và thể hiện ý tưởng nghệ thuật của nhà văn.<br /> <br /> 1, 0<br /> <br /> 0,25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2