intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 2 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Mã đề 003

Chia sẻ: Tuyensinhlop10 Hoc247 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 2 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Mã đề 003 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi cũng như kiến thức của mình trong môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 2 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Mã đề 003

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 2 – NĂM 2018 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; (Không kể thời gian giao   đề) (Đề thi gồm có 05 trang ­ 40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi  003 Họ, tên thí sinh:..................................................................... S ố báo danh: ............................. Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng về nền nông nghiệp của các nước Đông Nam Á? A. Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất. B. Có truyền thống về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. C. Chăn nuôi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. D. Có thế mạnh về cây công nghiệp. Câu 2: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng Đông Bắc và Tây Bắc là A. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. B. cao hướng tây bắc thấp dần xuống đông  nam. C. có nhiều khối núi cao đồ sộ. D. đồi núi thấp chiếm ưu thế. Câu 3: Cho bảng số liệu  CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2012                                                                                                         (Đơn vị: %)                                  Năm  2000 2003 2005 2009 2012 Thành phần kinh tế  Nhà nước  9,3 9,9 9,5 10,0 10,4 Ngoài Nhà nước  90,1 88,8 88,9 87,1 86,3 Có vốn đầu tư nước ngoài  0,6 1,3 1,6 2,9 3,3 Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào say đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành   phần kinh tế nước ta? A. Tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước tăng nhẹ và không ổn định. B. Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm liên tục. C. Tỉ trọng thành phần kinh có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm nhất. D. Tỉ trọng thành phần kinh có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định Câu 4: Định hướng chính để tạo nên thể kinh tế liên hoàn ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền. B. kết hợp mặt biển với rừng ngập mặn và đất liền. C. kết hợp mặt biển với rừng ngập mặn và đảo, quần đảo. D. kết hợp mặt biển với rừng ngập mặn và đồng bằng. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công   nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% (năm 2007) tập trung chủ yếu tại A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 003
  2. Câu 6: Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở  nước ta là do A. sản lượng khai thác lớn. B. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Câu 7: Ở ĐBSH, rau vụ đông được phát triển mạnh là do A. ít có thiên tai. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. C. nguồn nước phong phú. D. đất đai màu mỡ. Câu 8: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa ở nước ta? A. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. B. Dân số thành thị tăng nhanh. C. Trình độ đô thị hoá thấp. D. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm. Câu 9: Trở ngại lớn nhất của phân bố dân cư không đều là A. chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền. B. nhiều vùng dân số tăng nhanh. C. khai thác tài nguyên và sử dụng lao động không hợp lý. D. tạo sức ép lớn đối với nền kinh tế. Câu 10: Nguyên nhân sâu xa để  Tây Nam Á và Trung Á trở  thành nơi cạnh tranh  ảnh hưởng   của nhiều cường quốc là do A. nguồn lao động có trình độ cao. B. nền kinh tế phát triển mạnh. C. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn, vị trí địa lý­ chính trị quan trọng. D. nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm… Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây là thế mạnh của các nước trong khu vực Tây Nam Á? A. Công nghiệp chế biến, lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử. B. Công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ. C. Công nghiệp dệt may, giày da. D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp. Câu 12: Cho biểu đồ                     Biểu đồ trên thể hiện A. cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. B. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. C. sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. D. quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 003
  3. Câu 13: Một trong những vấn đề  mang tầm cỡ quốc tế đang được Nhà nước ta rất quan tâm  để phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở vùng biển đảo là A. bảo vệ môi trường biển. B. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. C. giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông. D. thăm dò và khai thác dầu khí. Câu 14: Dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh do A. tỉ lệ gia tăng cơ học cao. B. tuổi thọ trung bình tăng cao. C. tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm. D. có quy mô dân số đông. Câu 15: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do A. sự phát triển của nền kinh tế trong nước và đổi mới trong cơ chế quản lí. B. tăng cường nhập khẩu dây truyền máy móc, thiết bị. C. thị trường thế giới ngày càng mở rộng. D. đa dang hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất , nhập khẩu. Câu 16: Điểm khác biệt của Bắc Trung Bộ so với các vùng khác trong nước chịu  ảnh hưởng   nặng của A. cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng. B. ngập lụt. C. hạn hán. D. bão. Câu 17: Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do A. nguồn lợi cá đang bị suy thoái. B. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. C. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. D. phương tiện khai thác còn lạc hậu. Câu 18: Với dân số đông nước ta có lợi thế về A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. mở rộng thị trường hàng xuất khẩu. C. đẩy mạnh khai thác tài nguyên. D. tăng cường tích lũy vốn. Câu 19: Ở nước ta hiện nay số dân đông không gây trở ngại cho việc A. giải quyết việc làm. B. nâng cao chất lượng cuộc sống. C. phát triển kinh tế. D. mở rộng thị trường. Câu 20:  Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư  nước ngoài vào lĩnh vực công  nghiệp ở nước ta hiện nay là A. cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng B. dân cư, nguồn lao động C. chính sách phát triển công nghiệp D. thị trường tiêu thụ sản phẩm Câu 21: Căn cứ vào biểu đồ  tròn  ở  Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào  sau đây  không đúng   về  cơ  cấu giá trị  sản xuất ngành chăn nuôi  ở  nước ta trong giai đoạn  2000 ­ 2007? A. Tỉ Trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm. B. Tỉ trọng gia cầm có xu hướng giảm khá nhanh. C. Giá trị sẩn xuất ngành chăn nuôi tăng gấp gần 1,6 lần. D. tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt thấp nhất và ít biến động. Câu 22: Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là A. cận xích đạo gió mùa. B. nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh C. cận nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh D. nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh. Câu 23:  Cho biểu đồ:                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 003
  4.                        Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  sự  thay đổi cơ  cấu giá trị  xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014? A. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất. B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất. D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. Câu 24: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về  ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu  nước ta là A. biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. B. biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía Tây đất nước. C. biển Đông làm tăng độ ẩm. D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 25: Dựa vào bảng số liệu CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2012                                                                                                          (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2000 2003 2005 2009 2012 Nhà nước 9,3 9,9 9,5 10,0 10,4 Ngoài Nhà nước 90,1 88,8 88,9 87,1 86,3 Có   vốn   đầu   tư   nước  0,6 1,3 1,6 2,9 3,3 ngoài Để  thể  hiện sự  chuyển dịch cơ  cấu lao động phân theo thành phần kinh tế  nước ta giai   đoạn 2000 – 2012 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột ghép. Câu 26: Dân số nước ta năm 2015 là 91.713,3 nghìn người, diện tích 331.212 km 2  thì mật độ  dân số A. 256,9 người/km2. B. 276,9 người/km2. C. 277,9 người/km2. D. 254,0 người/km2. Câu 27: Nông sản có sản lượng lớn nhất của Liên bang Nga là A. hướng dương. B. lúa mì. C. củ cải đường. D. rau, quả. Câu 28: Ý nào không đúng khi nói “toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu” vì A. Quá trình phát triển kinh tế tất yếu của xã hội. B. Đòi hỏi mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế C. Nhu cầu của mỗi quốc gia.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 003
  5. D. Sự giống nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia. Câu 29: Vùng ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi cho nghề làm muối là nhờ A. nhiệt độ cao, độ ẩm cao, có nhiều sông đổ ra biển. B. bờ biển bằng phẳng, nắng nhiều. C. nhiệt độ cao, thủy triều lên xuống mạnh. D. nhiệt độ cao, nhiều nắng lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. Câu 30:  Điều kiện tự  nhiên thuận lợi để  Tây Nguyên trở  thành vùng chuyên canh cây công  nghiệp là A. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm. B. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình sơn nguyên cao. C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo. D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng Câu 31: Khí hậu Việt Nam có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều theo mùa là do A. nước ta nằm trong khu vực hoạt động thường xuyên của gió mậu dịch. B. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. C. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. D. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng biển và gió mùa. Câu 32: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào ở  Đồng bằng sông   Cửu Long chiếm diện tích lớn nhất? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất phù sa ngọt. D. Các loại đất khác. Câu 33: Liên bang Nga là cường quốc thế giới về ngành công nghiệp A. luyện kim B. điện tử ­ tin học. C. khai thác vàng, kim cương. D. vũ trụ và nguyên tử. Câu 34: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam? A. Đồi núi chiếm ¾  diện tích, có sự phân bậc rõ rệt. B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m. C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam. D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 35: Tại sao nguồn lao động ở khu vực Đông Nam Á lại dồi dào? A. Tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động tăng. B. Đây là khu vực thu hút dân nhập cư. C. Dân số đông, cơ cấu dân số già. D. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước   ta (năm 2007) là A. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng. B. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. C. Hồng ngọc, Rồng, Tiền Hải. D. Lan Đỏ, Tiền Hải, Đại Hùng. Câu 37: Tác động tích cực chủ yếu nhất của quá trình đô thị hóa là A. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và địa phương B. Tạo nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp C. Phổ biến lối sống đô thị D. Cải thiện điều kiện và môi trường sống cho người dân Câu 38: Điểm giống nhau về địa hình của 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ  là A. có khí hậu cận xích đạo gió mùa. B. tất cả các tỉnh đều giáp biển. C. có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. D. tất cả các tỉnh đều giáp nước Lào Câu 39: Ý nào sau đây không phải là hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 003
  6. A. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu. B. Thúc đẩy sản xuất phát triển. C. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. D. Tăng cường sự hợp tác quốc  tế. Câu 40: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, trong hiện trạng sử dụng đất, loại đất chiếm   phần lớn diện tích ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là A. đất trồng cây lương thực thực phẩm và cây hàng năm B. đất lâm nghiệp có rừng. C. đất phi nông nghiệp. D. đất trồng cây công nghiệp lâu năm. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài   thi. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2