intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020

  1. ĐỀ THI THPT MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2019-2020 Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp: A. sản xuất phân tán trong không gian. B. sản xuất bao gồm hai giai đoạn. C. sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. D. sản xuất có tính tập trung cao độ. Câu 2. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là: A. Vận chuyển sản phẩm của ngành công nghiệp và nông nghiệp. B. Sự vận chuyển người và hàng hóa. C. Vận chuyển tin tức, thư từ. D. Vận chuyển hành khách đủ mọi lứa tuổi, giới tính. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân cư Hoa Kì ? A. Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức lớn. B. Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì nguồn lao động lớn. C. Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì nguồn vốn lớn. D. Dân nhập cư đa số là người châu Phi. Câu 4. Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Kon Ka Kinh. B. Ngọc Linh. C. Lang Biang. D. Bà Đen. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng ven biển duyên hải miền Trung nước ta được giới hạn từ tỉnh nào........đến.........tỉnh nào ? A. Thanh Hóa/ Bình Thuận. B. Nghệ An/ Bà Rịa-Vũng Tàu C. Thanh Hóa/ Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Nghệ An/ Bình Thuận. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc nước ta là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Trường Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Ngọc Linh. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất (theo giá thực tế năm 2007) từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ? A. Thái Nguyên. B. Cẩm Phả. C. Hạ Long. D. Bắc Ninh. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường bộ theo hướng Đông – Tây nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ ? A. Đường số 6. B. Đường số 7. C. Đường số 8. D. Đường số 9. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất cả nước ? A. Cần Thơ. B. Sóc Trăng. C. Trà Vinh. D. An Giang.
  2. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng ? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu. C. Hà Nội, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào ? A. Tây Trang, Lệ Thanh. B. Cha Lo, Lao Bảo. C. Nậm Cắn, Hoa Lư. D. Nậm Cắn, Lệ Thanh. Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta ? A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh. B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. D. Lực lượng lao động có trình độ cao rất đông đảo. Câu 13. Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây ? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 14. Đây là một trong những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta: A. Vịnh Hạ Long. B. Phố cổ Hội An. C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Quần thể di tích cố đô Huế. Câu 15. Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. phát triển thủy điện. B. có các vũng, vịnh để xây dựng cảng. C. có một mùa đông lạnh. D. có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. Câu 16. Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A là: A. nối liền hai đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi. C. tạo thuận lợi cho giao lưu khu vục và quốc tế. D. tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng trong nước. Câu 17. Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là A. địa hình thấp. B. có một số vùng trũng. C. không ngừng được mở rộng. D. có hệ thống đê ngăn lũ. Câu 18. Bão hoạt động ở nước ta thường gây hậu quả nặng nề nhất ở khu vực nào ? A. Vịnh Bắc Bộ. B. Ven biển miền Trung. C. Vịnh Thái Lan. D. Ven biển Nam Bộ. Câu 19. Đâu không phải là biểu hiện đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta ? A. trình độ đô thi hóa ở nước ta thấp. B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. C. phân bố đô thị đồng đều giữa các vùng. D. tỉ lệ dân thành thị tăng. Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á ? A. Có dân số đông, mật độ dân số cao. B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay đang có chiều hướng tăng. C. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.
  3. D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Câu 21. Cho bảng số liệu; Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1999 và 2005. (Đơn vị: %) Độ tuổi 1999 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 Chọn loại biểu đồ thích hợp từ bảng số liệu đã cho. A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ cột. D. biểu đồ đường. Câu 22. Cho bảng số liệu: cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1990-2005. (Đơn vị:%) Năm 1990 1995 2000 2003 2005 Khu vực Thành thị 19,5 20,8 24,2 25,8 26,9 Nông thôn 80,5 79,2 75,8 74,2 73,1 Nhận xét đúng từ bảng số liệu trên A. số dân nông thôn chiếm tỉ lệ thấp hơn số dân thành thị (73.1% so với 26,9% năm 2005). B. số dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn số dân thành thị (73.1% so với 26,9% năm 2005). C. số dân nông thôn chiếm tỉ lệ thấp hơn hoặc gần bằng số dân thành thị (73.1% so với 26,9% năm 2005). D. số dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn số dân thành thị (80,5% so với 26,9% năm 2005). Câu 23. Loại hình giao thông vận tải mới ra đời và đang phát triển mạnh ở nước ta là: A. đường sông. B. đường biển. C. đường hàng không. D. đường bộ (đường ô tô). Câu 24. Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là : A. Tất cả các tỉnh đều có biển. B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu. D. Vùng trung du trải dài. Câu 25. Cho bảng số liệu: Tỉ trọng GDP của các ngành kinh tế Hoa Kì năm 1960 và năm 2004 . (Đơn vị: %). Năm 1960 2004 Ngành Nông nghiệp 4,0 0,9 Công nghiệp 33,9 19,7 Dịch vụ 62,1 79,4 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế của Hoa Kì năm 1960 và năm 2004 ?
  4. A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. Câu 26. Cho bảng số liệu TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Tăng GDP 5,1 1,5 1,9 0,8 0,4 2,7 2,5 Nhận xét đúng nhất về tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn từ 1990 – 2005. A. Giai đoạn 1990-2005, tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. B. Tốc độ tăng GDP cao nhất vào năm 1990, thấp nhất vào năm 1999. C. Giai đoạn từ năm 1990 – 2001 GDP có tốc độ tăng trưởng trở lại. D. Giai đoạn 1990-2005, tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và không ổn định. Câu 27. Vấn đề không được đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là A. mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. B. quan tâm tới vấn đề môi trường. C. hạn chế phát triển các khu công nghiệp. D. tránh làm tổn hại đến ngành du lịch. Câu 28. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là: A. các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu. B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu. C. diễn biến về chất lượng môi trường ở một số vùng biển. D. nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế. Câu 29. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là: A. lãnh hải. B. thềm lục địa. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 30. Hoạt động xuất khẩu của nước ta được đẩy mạnh và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây chủ yếu do A. vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương với các nước. B. có nhiều tài nguyên có giá trị xuất khẩu cao. C. nhiều sản phẩm công nghiệp nhẹ có giá cạnh tranh. D. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Câu 31. Nhóm cây trồng nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay ? A. Cây ăn quả. B. Cây công nghiệp lâu năm. Câu 32. Loại cây trồng nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ ? A. Cao su. B. Chè. C. Điều. Cà phê. C. Cây lương thực. D. Cây công nghiệp hằng năm.
  5. Câu 33. Việc khai thác khoảng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp nhiều khó khăn là do A. thiếu đội ngũ lao động lành nghề, kĩ thuật cao. B. đa số các mỏ khoáng sản phân tán, địa hình đồi núi khó khai thác. C. thiếu hụt nguồn năng lượng thủy điện, nhiệt điện. D. thị trường tiêu thụ khoáng sản giảm, có nhiều biến động. Câu 34. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tình trạng dân số nước ta gia tăng hằng năm nhiều, mặc dù tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm ? A. Tỉ lệ tử ngày càng giảm. B. Thực hiện không tốt chính sách dân số. C. Quy mô dân số lớn. D. Tỉ lệ người già ngày càng tăng. Câu 35. Sự khác nhau chủ yếu về hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là do: A. truyền thống sản xuất. B. Điều kiện sinh thái nông nghiệp. C. cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Điều kiện giao thông vận tải. Câu 36. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây. Chủ yếu là do: A. đẩy mạnh khai thác gỗ quý. B. tăng cường khai thác dược liệu. C. có nhiều vụ cháy rừng. D. nạn phá rừng gia tăng. Câu 37. Hướng phát triển của ngành bưu chính trong thời gian tới của nước ta là: A. cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. B. tăng cường xây dựng các cơ sở văn hóa tại vùng nông thôn. C. mở các hoạt động kinh doanh mới, mở rộng thị trường. D. đẩy mạnh các hoạt động công ích phục vụ xã hội. Câu 38. Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay ? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 39. Nhận xét nào sau đây đúng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng ? A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, nhất là ngành dịch vụ. B. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn chậm. C. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến nhanh chóng, tuy nhiên nông nghiệp còn cao. D. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên lâm nghiệp còn cao. Câu 40. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước ? A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. B. Trữ lượng thủy sản lớn. C. Diện tích mặt nước rộng lớn. D. Lao động có trình độ cao.
  6. ĐÁP ÁN 1 A 6 C 11 B 16 D 21 A 26 D 31 C 36 D 2 B 7 C 12 D 17 D 22 B 27 C 32 B 37 A 3 D 8 A 13 B 18 B 23 C 28 D 33 B 38 A 4 B 9 D 14 A 19 C 24 C 29 B 34 C 39 B 5 A 10 A 15 C 20 B 25 A 30 D 35 B 40 C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2