Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Duy Tân
lượt xem 2
download
Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Duy Tân giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Duy Tân
- SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DUY TÂN BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần : ĐỊA LÍ Thời gian làm bài : 50 phút (Đề có 06 trang) (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị có quy mô dân số từ 500001– 1000000 ở Đông Nam Bộ là A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu. C. Thủ Dầu Một. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là A. nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. B. dịch vụ, nông-lâm- thủy sản, công nghiệp-xây dựng. C. công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm- thủy sản. D. nông-lâm-thủy sản, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng. Câu 3. Cho biểu đồ Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005- 2014 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định. B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất. C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định. Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn. C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. Câu 5. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là A. thị trường có nhiều biến động. B. công nghiệp chế biến chưa phát triển. C. giống cây trồng còn hạn chế. D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm? A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn Câu 7. Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu. B. chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á. C. đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường. D. chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc. Câu 8. Khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp hằng năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm. B. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn. C. dành diện tích đất trồng để phát triển cây công nghiệp lâu năm. D. các cây hằng năm không có thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Câu 9. Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. C. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng. D. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Câu 10. Dựa vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ? A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản. C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm. D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu. Câu 11. Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương nước ta ? A. Thị trường thống nhất trong cả nước. B. Hàng hóa phong phú đa dạng. C. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ. D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Câu 12: Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 1990 VÀ 2010 (Đơn vị: %) 2010 0.9% 1990 7% 20.4% Khu vực I Khu vực I 25% Khu vực II Khu vực II 68% Khu vực III Khu vực III 78.7%
- Dựa vào biểu đồ nhận xét nào đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2010? A. Tăng tỉ trọng khu II, III và giảm tỉ trọng khu vực I B. Tăng tỉ trọng khu vực I, III và giảm tỉ trọng khu vực II C. Tăng tỉ trọng khu vực I, II và giảm tỉ trọng khu vực III D. Tăng tỉ trọng khu vực III giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II. Câu 13. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, 25 hãy cho biết tên các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ A.Pù Mát, Cù Lao Chàm. B.Cát Tiên, Rạch Giá C.Đảo Cát Bà, Xuân Thủy D.Đảo Cát Bà, Pù Mát. Câu 15. Đông Nam Á có vị trí địa-chính trị rất quan trọng vì A. khu vực này tập trung rất nhiều khoáng sản. B. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. C. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Câu 16. Cho BSL về DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha) Năm 2005 2010 2011 2012 Cao su 482,7 748,7 801,6 917,9 Cà phê 497,4 554,8 586,2 623,0 Chè 122,5 129,9 127,8 128,3 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005-2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A.biểu đồ cột. B. biều đồ kết hợp cột và đường. C.biểu đồ đường. D. biều đồ tròn. Câu 17. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là A. Thế mạnh về trồng cây lương thực. B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn. C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm. Câu 18:Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ vì A.tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ rất hạn chế. B.Đông Nam Bộ có khí hậu với một mùa khô sâu sắc. C.thủy lợi tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. D.Đông Nam Bộ có khí hậu với một mùa khô sâu sắc và thủy lợi đảm bảo tưới tiêu làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm,.. Câu 19: Lâm nghiệp là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên vì A.Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này. B. đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Tây Nguyên.
- C.Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, nhiều lâm sản, dược liệu và thú quý,.. D.lâm nghiệp sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển. Câu 20.Thế mạnh đặc biệt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới bắt nguồn từ A. đất feralit trên đá vôi có diện tích rộng. B. các cao nguyên tương đối bằng phẳng. C. khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có một đông lạnh. D. có nhiều giống cây công nghiệp tốt. Câu 21: Vùng nội thủy là: A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí. B. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí. Câu 22. Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc A. Sơn La. B. Tà Phình C. Mộc Châu D. Hủa Phan Câu 24: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là: A. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. B. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông. C. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Gồm các khối núi và cao nguyên đất đỏ ba dan xếp tầng. Câu 25: Nhận định khái quát về biển Đông: - Là biển lớn thứ 2 trong các biển ở Thái Bình Dương. - Giàu tài nguyên thiên nhiên. - Là biển tương đối kín. - Có nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhận định trên có bao nhiêu ý đúng? A. 2 ý B. 3 ý C. 4 ý D. 5 ý Câu 26. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là: A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 27. Cho BSL: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4
- Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội. A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ cột và đường D. Biểu đồ cột nhóm Câu 28. Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học: 1. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ. 2. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. 3. giao đất giao rừng cho người dân. 4. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. Có bao nhiêu biện pháp đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29.Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh. D. Lối sống văn minh đô thị. Câu 30.Tác động nào là đúng nhất của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội? A. Dân số đông tăng nhanh tạo ra nguồn LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. B. Dân số đông, tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. C. Dân số đông tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn là động lực cho kinh tế phát triển mạnh. D. Dân số tăng nhanh đáp ứng nhu cầu lao động và củng cố an ninh quốc phòng. Câu 31. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với BTB là do A. phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khan. B. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam. C. lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển. D. không có khả năng phát triển công nghiệp. Câu 32. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải là A. thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển. B. chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit. C. đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô. D. góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. Câu 33. Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng? A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ. B. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ. C. khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. D. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Câu 34. Cho bảng số liệu: Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Vùng 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0 Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm, sản lượng tăng. B. Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng, sản lượng tăng. C. Đồng bằng sông Cửu Long: tốc độ tăng diện tích nhanh hơn sản lượng. D. Đồng bằng sông Cửu Long tăng sản lượng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 35. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Câu 36. Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố. B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh. C. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước. D. cố định về ranh giới theo thời gian. Câu 37: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Đơn vị: %) Năm 1995 2012 Tiêu chí Khai thác 97,64 90,2 Nuôi trồng 2,36 9,8 Tổng cộng 100 100 Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995 và năm 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ tròn Câu 38. Dựa vào Atlat trang 28, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu GDP ở Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu phầm trăm? A. 42,8% B. 43,8% C . 44,8% D. 45,8% Câu 39. Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. có nguồn lao động với số lượng lớn , chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. B. vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kĩ thuật tương đối phát triển. D. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước Câu 40: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở A. lượng mưa từ 1400 – 1800 mm/năm, độ ẩm trên 80%. B. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%. C. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%. D. lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
- SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DUY TÂN BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần : ĐỊA LÍ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D C A D C B C B C D B C D C C D C C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C A D A D C C C D A C B B C D D D A D C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn