intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THCS và THPT VÕ THỊ SÁU Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 05 trang) Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Thái Bình. C. Sông Đà. D. Sông Cả. Câu 2: Những nguồn tài nguyên của châu Phi đang bị suy giảm mạnh là A. đất đai, nguồn nước. B. khoáng sản, nguồn nước. C. khoáng sản, rừng. D. đất đai, rừng. Câu 3: Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. B. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. C. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. D. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. Câu 4: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do A. rửa trôi các chất badơ dễ tan. B. quá trình tích tụ mùn phát triển. C. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. D. quá trình phong hóa mạnh. Câu 5: Địa danh sản xuất nước mắm ngon nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Cát Hải. B. Vân Đồn. C. Phú Quốc. D. Phan Thiết. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng? A. Tây Nguyên. B. Đông Bắc Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 7: Về mặt kinh tế, các con sông ở miền Tây Trung Quốc có giá trị nổi bật về A. giao thông. B. thủy điện. C. nuôi trồng thủy sản. D. thủy lợi. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La thuộc vùng núi nào? A. Đông Bắc . B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc.
  2. Câu 9: Liên bang Nga có thế mạnh trồng cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới chủ yếu do nhân tố tự nhiên nào sau đây? A. Đất trồng. B. Sông ngòi. C. Khí hậu. D. Địa hình. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta? A. Cả dân số thành thị và dân số nông thôn đều tăng. B. Dân số thành thị nhiều hơn dân số nông thôn. C. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn. D. Dân số nông thôn nhiều hơn dân số số thành thị. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào. C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? A. Trong năm có một mùa đông lạnh. B. Thời tiết diễn biến phức tạp. C. Có một mùa khô sâu sắc. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. Câu 14: Người dân của các nước thành viên EU có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước khác trong khối là biểu hiện của tự do A. lưu thông tiền vốn. B. lưu thông dịch vụ. C. lưu thông hàng hóa. D. di chuyển. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất cả nước? A. Bà Rịa - Vũng Tàu. B. Bình Thuận. C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất xám trên phù sa cổ. B. Đất mặn. C. Đất phèn. D. Đất phù sa sông. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 18: Việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ở Bắc Trung Bộ còn hạn chế chủ yếu do A. mức sống dân cư thấp. B. có nhiều thiên tai. C. cơ sở hạ tầng còn yếu. D. chính sách thu hút đầu tư chưa hợp lí. Câu 19: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. B. Vị trí địa lí mang tính chiến lược. C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. D. Các thế lực bên ngoài cạnh tranh ảnh hưởng. Câu 20: Vùng biển bao quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn chủ yếu do A. là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. B. có đường bờ biển dài với nhiều vụng, vịnh kín gió.
  3. C. nằm ở vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm nước không đóng băng. D. có nhiều đảo ven bờ là nơi tập trung nhiều loại hải sản. Câu 21: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 22: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp thuỷ điện ở nước ta là A. trữ năng thủy điện nhỏ. B. sự phân mùa của chế độ nước sông. C. hầu hết sông nhỏ và ngắn. D. sông nhiều phù sa. Câu 23: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2000 2001 2004 2009 2016 Xuất khẩu 479,2 403,5 565,7 581,0 645,0 Nhập khẩu 379,0 349,1 454,5 502,0 607,0 Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2016? A. Giai đoạn 2000 - 2001 giá trị xuất khẩu giảm nhanh hơn nhập khẩu. B. Giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu. C. Giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn xuất khẩu. D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Câu 24: Phát biểu nào sau đây thể hiện rõ nhất tác động của già hóa dân số đến các nước phát triển? A. Tăng chi phí phúc lợi xã hội. B. Tăng tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp. C. Đầu tư cho giáo dục, y tế giảm sút. D. Chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Câu 25: Ngành giao thông vận tải đường sông phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 26: Hình thức du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. cộng đồng. B. mạo hiểm. C. nghỉ dưỡng. D. sinh thái. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết các trạm khí hậu nào ở nước ta có chế độ mưa vào thu - đông tiêu biểu nhất? A. Hà Nội, Điện Biên. B. Lạng Sơn, Hà Nội. C. Cần Thơ, Cà Mau. D. Đà Nẵng, Nha Trang. Câu 28: Cho biểu đồ: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
  4. Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích cây cà phê tăng nhiều nhất. B. Diện tích cây cao su tăng liên tục. C. Diện tích cây chè tăng mạnh nhất. D. Diện tích cả 3 loại cây luôn tăng. Câu 29: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây là do A. ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt. B. phát triển công nghiệp chế biến. C. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. D. tăng số lượng và công suất tàu thuyền. Câu 30: Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014 Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn) 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7 Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8 Giày, dép da (triệu đôi) 107,9 218,0 192,2 222,1 246,5 Xi măng (nghìn tấn 13298,0 30808,0 55801,0 56353,0 60982,0 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000 - 2014 ? A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều tăng. B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm. D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014. Câu 31: Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, biện pháp quan trọng nhất là A. cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển. B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. C. tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa. D. khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 32: Nhân tố quan trọng nhất tác động đến tính ổn định của diện tích cây công nghiệp ở nước ta là A. mạng lưới cơ sở chế biến. B. thị trường tiêu thụ. C. kinh nghiệm của lao động. D. điều kiện tự nhiên. Câu 33: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào sau đây có ảnh hưởng căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp? A. Đất trồng. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Sông ngòi. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2000 đến 2007? A. Gia súc tăng, gia cầm giảm. B. Gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt giảm. C. Gia súc tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm. D. Gia súc tăng, gia cầm tăng. Câu 35: Tây Nguyên có thể trồng được cây chè do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Diện tích đất badan lớn. B. Nguồn nước dồi dào. C. Công nghiệp chế biến chè phát triển. D. Khí hậu phân hóa theo độ cao. Câu 36: Vấn đề nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta? A. Tránh khai thác quá mức các đối tượng có giá trị kinh tế cao. B. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt. C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra. D. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
  5. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm nền kinh tế nước ta? A. GDP bình quân đầu người của các tỉnh Tây Nguyên năm 2007 dưới 6 triệu đồng. B. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. C. Tổng GDP giai đoạn 2000 - 2007 tăng liên tục. D. Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế có quy mô nhỏ là chủ yếu. Câu 38: Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN cần đạt được là A. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước. B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước. C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. D. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định. Câu 39: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng nào sau đây? A. Năng lượng mới. B. Than. C. Dầu nhập nội. D. Khí đốt. Câu 40: Cho bảng số liệu: Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của nước ta giai đoạn 1943 - 2013 (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2005 2011 2013 Diện tích rừng tự nhiên 14,3 6,8 10,2 10,3 10,4 Diện tích rừng trồng 0 0,4 2,5 2,9 3,6 Để thể hiện diễn biến về diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của nước ta giai đoạn 1943 - 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Cột ghép. D. Kết hợp. ----------- HẾT ---------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C B C D D B B C B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A C A D C D C A A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C B C A B D D B D C 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B B C D D C A C B C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1