SỞ GD&ĐT BẮC GIANG<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
(Đề thi gồm có 03 trang)<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4<br />
Năm học 2016- 2017<br />
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
Phân môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Họ và tên HS:..............................................................SBD……………Phòng………….<br />
<br />
Mã đề thi<br />
357<br />
<br />
Câu 1: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói đến nội dung<br />
nào?<br />
A. Đoàn kết.<br />
B. Nhân nghĩa.<br />
C. Hòa nhập.<br />
D. Hợp tác.<br />
Câu 2: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một<br />
hệ thống các<br />
A. nề nếp, thói quen xác định.<br />
B. quy định mang tính bắt buộc của nhà nước.<br />
C. quy ước, thoả thuận đã có.<br />
D. quy tắc, chuẩn mực nhất định.<br />
Câu 3: Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề<br />
A. quan tâm của nhân loại.<br />
B. cơ bản của nhân loại.<br />
C. quan trọng của nhân loại.<br />
D. cấp thiết của nhân loại.<br />
Câu 4: Theo em, học sinh cần làm gì để phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo?<br />
A. Ăn uống thật nhiều để có sức khỏe.<br />
B. Ngủ đủ giấc để tinh thần thoải mái.<br />
C. Rèn luyện thân thể, tập thể dục, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh.<br />
D. Dùng các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.<br />
Câu 5: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào ?<br />
A. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai.<br />
B. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.<br />
C. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác.<br />
D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.<br />
Câu 6: Đặc trưng nào của nhân nghĩa dưới đây là sai?<br />
A. Thể hiện lòng nhân ái, sự yêu thương con người.<br />
B. Biết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn khó khăn, không đắn đo tính toán.<br />
C. Biết tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.<br />
D. Sẵn sàng giúp đỡ người khác để gây tiếng vang.<br />
Câu 7: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên<br />
A. lành mạnh hơn.<br />
B. tốt đẹp hơn.<br />
C. cao thượng hơn.<br />
D. thanh thản hơn.<br />
Câu 8: Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Theo em, bạn<br />
A nên chọn cách ứng xử nào sau đây để lương tâm của mình được thanh thản?<br />
A. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường.<br />
B. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường.<br />
C. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường làm gì.<br />
D. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được.<br />
Câu 9: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là<br />
A. vô tư và thương cảm, ái ngại.<br />
B. thanh thản và cắn rứt.<br />
C. thanh thản và sung sướng.<br />
D. hứng khởi và buồn phiền.<br />
Câu 10: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được<br />
tính<br />
A. tích cực trong hành vi của mình.<br />
B. tự giác trong hành vi của mình.<br />
C. chủ động trong hành vi của mình.<br />
D. sáng tạo trong hành vi của mình.<br />
Câu 11: Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là gì?<br />
A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng.<br />
B. Hôn nhân phải đúng lễ nghi, đúng pháp luật giữa một nam và một nữ.<br />
C. Hôn nhân giữa một nam và một nữ.<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 357<br />
<br />
D. Hôn nhân đúng pháp luật.<br />
Câu 12: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với<br />
A. làng xóm.<br />
B. toàn thế giới.<br />
C. tổ quốc.<br />
D. quê hương.<br />
Câu 13: Các dịch bệnh hiểm nghèo đang ảnh hưởng xấu đến<br />
A. hoạt động sản xuất của con người.<br />
B. sự sống của động vật.<br />
C. sự phát triển của tự nhiên.<br />
D. sức khỏe và tính mạng của toàn nhân loại.<br />
Câu 14: Nam nữ khi đăng ký kết hôn nên đến nơi nào sau đây?<br />
A. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trong hai người sinh sống.<br />
B. Toà án nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống.<br />
C. Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống.<br />
D. Khu phố, thôn ấp nơi hai người yêu nhau sinh sống.<br />
Câu 15: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói tới phạm trù đạo đức nào sau đây?<br />
A. Nhâm phẩm.<br />
B. Nghĩa vụ.<br />
C. Nhân nghĩa.<br />
D. Trách nhiệm.<br />
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt<br />
Nam?<br />
A. Cần cù, sáng tạo trong lao động.<br />
B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.<br />
C. Tình thương yêu nhân loại.<br />
D. Tình yêu quê hương, đất nước.<br />
Câu 17: Những câu tục ngữ nào nói đến danh dự của con người?<br />
A. Chia ngọt sẻ bùi.<br />
B. Tối lửa tắt đèn có nhau.<br />
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.<br />
D. Gắp lửa bỏ tay người.<br />
Câu 18: Tình yêu chân chính là<br />
A. tính yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ.<br />
B. tình yêu bắt nguồn từ những người có cùng lý tưởng.<br />
C. tình yêu được sự ủng hộ của cha mẹ và họ hàng.<br />
D. tình yêu được pháp luật và mọi người công nhận.<br />
Câu 19: Danh dự của mỗi người là do<br />
A. xã hội xây dựng nên.<br />
B. bản thân người đó tự đánh giá và công nhân.<br />
C. cộng đồng thừa nhận.<br />
D. nhân phẩm của người đó được xã hội coi trọng, đánh giá và công nhận.<br />
Câu 20: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập?<br />
A. Chung lưng đấu cật.<br />
B. Đồng cam cộng khổ.<br />
C. Tức nước vỡ bờ.<br />
D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.<br />
Câu 21: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy<br />
A. có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.<br />
B. đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.<br />
C. tự tin, cởi mở, chan hòa.<br />
D. hạnh phúc và tự hào hơn.<br />
Câu 22: Đảng ta xác định:“Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức ở nước ta hiện nay có ý nghĩa<br />
to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại, mà còn góp phần<br />
xây dựng, phát triển”là<br />
A. nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.<br />
C. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.<br />
D. nền dân chủ XHCN Việt Nam.<br />
Câu 23: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của<br />
A. Đảng, Nhà nước ta.<br />
B. các cơ quan chức năng.<br />
C. toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.<br />
D. thế hệ trẻ.<br />
Câu 24: Hệ thống những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của<br />
mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội, được gọi là<br />
A. phong tục, tập quán. B. chính sách.<br />
C. pháp luật.<br />
D. đạo đức.<br />
Câu 25: Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?<br />
A. Cá lớn nuốt cá bé.<br />
B. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.<br />
C. Đèn nhà ai nấy rạng.<br />
D. Cháy nhà ra mặt chuột.<br />
Câu 26: Gia đình có những chức năng nào?<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 357<br />
<br />
A. Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dạy và giáo dục con cái.<br />
B. Duy trì nòi giống, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng con cái.<br />
C. Chăm lo nuôi dạy con nên người.<br />
D. Duy trì nòi giống, kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.<br />
Câu 27: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là<br />
A. lịch sử oai hùng của dân tộc ta.<br />
B. thế mạnh của dân tộc ta.<br />
C. một truyền thống quý báu của dân tộc ta.<br />
D. giá trị truyền thống quý báu của ta.<br />
Câu 28: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có<br />
A. tinh thần tự chủ.<br />
B. ý chí vươn lên.<br />
C. lòng tự trọng.<br />
D. tính tự tin.<br />
Câu 29: Nền đạo đức của nước ta hiện nay kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa<br />
kết hợp và phát huy<br />
A. những năng lực của mọi người trong xã hội. B. những chuẩn mực XHCN.<br />
C. những tinh hoa văn hoá nhân loại.<br />
D. những đóng góp của mọi người cho đất nước.<br />
Câu 30: Hàng vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mực của xã hội?<br />
A. Không vứt rác bừa bãi.<br />
B. Trồng cây xanh.<br />
C. Xả rác bừa bãi.<br />
D. Giữ vệ sinh nơi công cộng.<br />
Câu 31: Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người mang tính<br />
A. bắt buộc.<br />
B. tự do.<br />
C. nghiêm minh.<br />
D. tự giác.<br />
Câu 32: Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra hậu quả<br />
A. thiếu chỗ ở<br />
B. dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái.<br />
C. thất nghiệp.<br />
D. thất học.<br />
Câu 33: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những<br />
A. biến cố, thử thách.<br />
B. thiên tai khắc nghiệt.<br />
C. thử thách.<br />
D. khó khăn.<br />
Câu 34: Chúng ta phấn đấu phát triển xã hội đạt tới mục đích là<br />
A. con người được phát triển tự do mà không bị ràng buộc.<br />
B. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do.<br />
C. con người được tự do làm theo ý mình thích.<br />
D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng, tự do và phát triển toàn diện.<br />
Câu 35: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?<br />
A. Chia ngọt sẻ bùi.<br />
B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.<br />
C. Nhường cơm sẻ áo.<br />
D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.<br />
Câu 36: Trong dịp kỉ niệm thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn trường phát động<br />
phong chào thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, giờ học tốt. Đó là biểu hiện của<br />
A. sự hợp tác.<br />
B. nhân nghĩa.<br />
C. hạnh phúc.<br />
D. hòa nhập.<br />
Câu 37: Để trở thành người có lương tâm mỗi học sinh chúng ta cần phải<br />
A. cố gắng học thật tốt, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.không vi phạm pháp luật.<br />
B. tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ học tập tốt, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, kỷ luật.<br />
C. đừng bao giờ đụng chạm đến ai, phê bình ai, không quan tâm đến việc ai đúng ai sai.<br />
D. tích cực rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỷ luật và thực hiện tốt nghĩa vụ bản thân.<br />
Câu 38: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?<br />
A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.<br />
B. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.<br />
C. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.<br />
D. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.<br />
Câu 39: Pháp luật nước ta quy định tuổi kết hôn của nam, nữ là bao nhiêu ?<br />
A. Nam, nữ đủ 20 tuổi trở lên.<br />
B. Nam nữ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
C. Nữ đủ 20 tuổi trở lên, nam đủ 22 tuổi trở lên. D. Nữ đủ 18 tuổi trở lên, nam đủ 20 tuổi trở lên.<br />
Câu 40: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là câu nói<br />
của ai?<br />
A. Hồ Chí Minh.<br />
B. Phạm Văn Đồng.<br />
C. Lê Duẩn.<br />
D. Trường Chinh.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 3/3 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Trang 4/3 - Mã đề thi 357<br />
<br />