intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Lý Sơn

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

23
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Lý Sơn tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Lý Sơn

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI      ĐỀ GIỚI THIỆU THI THPT QUỐC GIA 2018 TRƯỜNG THPT LÝ SƠN     MÔN: GDCD     Thời gian: 50 phút  Câu 1. Tính quyền lực của pháp luật được thể hiện ở     A. sức mạnh quyền lực nhà nước.            B. kỷ luật của Đảng.    C.tổ chức công Đoàn.                       D.ý thức tự giác của công dân. Câu 2. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để  được hiểu đúng, thực hiện chính xác là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?    A. tính quy phạm phổ biến. B. tính quyền lực của pháp luật.    C. tính bắt buộc chung của pháp luật.               D. tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 3. Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?   A. Giai cấp thống trị.               B. Công nhân.                   C. Tư sản. D.  Nông dân. Câu 4. Học sinh đi học muộn bị thầy (cô) giáo nhắc nhở nhưng không ăn năn nhận lỗi  mà còn cãi lại thầy (cô) là hành vi vi phạm      A. pháp luật.                  B. dân sự.     C. đạo đức.                        D. hành chính. Câu 5. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo   hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò     A. bảo vệ công dân.              B. bảo vệ lợi ích của mình.   C. quản lý công dân.              D. quản lý xã hội. Câu 6. Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí là:    A. xử lí nghiêm minh các hành vi phạm luật.   B. quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.   C. truy cứu trách nhiệm hình sự.   D. thực hiện các tố tụng cần thiết. Câu 7. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực  hiện pháp luật theo hình thức nào?   A. áp dụng pháp luật.               B. sử dụng pháp luật.   C. tuân thủ pháp luật.                D. thi hành pháp luật. Câu 8. Bình đẳng về quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn:   A. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình.   B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình. Trang 1
  2.   C. thời gian làm việc theo điền kiện của mình.   D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Câu 9.  Bình đẳng trong kinh doanh là công dân được tự  do lựa chọn hình thức kinh  doanh   A. tùy theo điều kiện và khả năng của mình.          B. đặc điểm của địa phương.   C. nhu cầu của xã hội.                                             D. mong muốn của gia đình. Câu 10. Anh N và chị  H vào làm việc tại công ty A cùng một thời điểm. Anh N được  trả  lương       cao hơn chị  H. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ  vào tiêu  chuẩn nào?   A. giới tính.    B. Dân tộc.            C. trình độ chuyên môn.             D. nguồn gốc gia  đình. Câu 11. Giám đốc công ty B sa thải chị  D trong thời gian chị D nghỉ chế độ  thai sản.  Trong trường hợp này giám đốc đã vi phạm nội dung nào?   A. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.   B. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.   C. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.   D. bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ lao động. Câu 12.  C  mồ  côi cha mẹ  được bà  Nội  nuôi ăn học. Từ  khi có việc làm  ổn định,  C  không về thăm bà và thường chốn tránh khi bà lên thăm. Nếu là C em sẽ chọn cách ứng  xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?    A. biếu bà một khoản tiền.    B. chuyển chỗ ở để bà không tìm được.    C. chuyển cả chỗ ở và chỗ làm để bà không tìm được.    D. đón bà lên sống cùng để tiện cho việc chăm sóc. Câu 13. Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ  sở của sự bình đẳng về văn hóa và cũng là    A. công cụ để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.        .              B. cơ hội để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.     C. cơ sở để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.                        D. cách thức để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.           Câu 14.  Các tôn giáo  ở  Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ  của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ  tự  tín ngưỡng, tôn giáo  được pháp luật bảo hộ là nội dung khái niệm nào dưới đây?    A. bình đẳng giữa các tôn giáo.            B. bình đẳng giữa các dân tộc.    C. bình đẳng giữa các đạo giáo.             D. bình đẳng giữa các công giáo.  2
  3. Câu 15. Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không  trái với quyền bình đẳng nào dưới đây?     A. chính trị. B. kinh tế.                C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 16. Bố chị T không cho Chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên   Chúa còn chị  theo Đạo Phật. Trong trường hợp này, bố  chị  T đã vi phạm vào quyền   bình đẳng giữa các tôn giáo. Nếu em là chị T em sẽ ứng xử như thế nào?     A. nghe theo lời của bố.            B. giải thích cho bố hiểu    C. rủ anh A cùng nhau bỏ trốn.            D. giận dỗi không nói chuyện với  bố. Câu 17. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người      A. kính trọng.              B. trân trọng. C. tôn trọng.     D. tôn tạo. Câu 18. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng     A. quy trình, thủ tục.                                              B. trình tự, thủ tục.     C. quy cách, thủ tục.                                   C. tuần tự, thủ tục. Câu 19. Pháp luật do cơ quan quyền lực nào ban hành:     A. Quốc hội       B. Nhà nước             C. Tòa án                        D. Viện kiểm sát Câu 20. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:      A. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của đảng  trong từng thời kì.        B.  Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các cơ  quan quyền lực nhà nước, bộ  máy   chính quyền ở từng địa phương.    C. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng cách đào tạo và giới thiệu những Đảng viên ưu tú  vào cơ quan nhà nước.    D. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và văn bản luật, các quy định  về luật. Câu 21. Nhà nước sử  dụng các công cụ  chủ  yếu nào để khuyến khích các hoạt động   kinh doanh trong những ngành nghề  có lợi cho sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội của đất   nước:   A. tỉ giá ngoại tệ. B. thuế.                      C. lãi suất ngân hàng.   D. tín dụng. Câu 22. Đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội và văn hóa được xem là:   A. điều kiện.            B. cơ sở.                     C. tiền đề.                      D. động lực. Câu 23.Theo em trường hợp nào sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử:  A. Người tàn tật không tự bỏ phiếu nên nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng.  B. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu nhưng yêu cầu phải đảm bảo bí  mật. Trang 3
  4.  C. đến ngày bầu cử, Ông A yêu cầu cả nhà đưa phiếu, để ông A xem qua trước và tự  mình đem đến tổ bầu cử.  D. Người già ốm đau yêu cầu tổ bầu cử mang thùng phiếu đến nhà để bỏ phiếu. Câu 24. Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta có mấy bản hiến pháp, đó là những   bản hiến pháp (HP) nào?  A. 5 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013).  B. 4 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1992).  C. 4 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992).  D. 5 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1991, HP 2013). Câu 25.  Bản hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt   Nam thông qua ngày 28/11/2013 (HP 2013) có hiệu lực năm nào?  A. 2015.                  B. 2013.                              C. 2016.           D. 2014. Câu 26.So với khu vực và thế giới, nền chính trị nước ta :  A. luôn luôn bị đe doạ.                                                     B. tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cao.   C. ổn định.                                  D. bất ổn. Câu 27. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất nên:   A. nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái luật định.   B. nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái quy định.   C. nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được sửa đổi.   D. nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp. Câu 28. Quyền học tập của công dân được quy định cụ  thể  trong văn bản pháp luật   nào dưới đây?   A. Luật sở hữu trí tuệ.                                   B. Luật Giáo dục.   C. Luật Khoa học và công nghệ.                    D. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ  em. Câu 29.Giá trị  xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau  đây?   A. trung bình.             B. xấu.                       C. tốt.                         D. đặc biệt. Câu 30.  Trong các kiểu nhà nước. Nhà nước nào khác về  chất so với các nhà nước   trước đó?   A. Chiếm hữu nô lệ.                                             B. Phong kiến.             C. Xã hội chủ nghĩa.            D. Tư bản. Câu 31.Toàn bộ  năng lực thể  chất và tinh thần của con người được vận dụng vào  trong quá trình sản xuất được gọi là gì? 4
  5.   A. sức lao động. B. lao động. C. sản xuất của cải vật chất. D.  hoạt  động. Câu 32. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố  của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?   A. sản xuất của cải vật chất. B. hoạt động.            C. tác động.               D. lao  động. Câu 33. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?   A. kinh tế nhiều thành phần.                          B. kinh tế xã hội chủ nghĩa.   C. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.               D. Chế dộ  công hữu về tư  liệu sản  xuất. Câu 34. Theo em, để  nền dân chủ  nước ta ngày một tốt hơn, đều quan trọng nhất là  cần phải làm gì?   A. đào tạo nhân lực.             B. bồi dưỡng nhân tài.   C. nâng cao dân trí.                                                        D. phát huy quyền làm chủ. Câu 35. Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?   A. yếu tố thể chất.                        B. yếu tố trí tuệ.   C. yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần.                           D. yếu tố thể chất và tinh  thần. Câu 36. Tài nguyên thiên nhiên thường chia làm mấy loại?   A. 3 loại.                    B. 4 loại                             C. 5 loại.          D.  6 loại. Câu 37. Luật bảo vệ môi trường  của nước ta ra đời vào năm?    A. 2003.                          B. 2004.                         C. 2005.                          D. 2006. Câu 38. ………..là hệ  quần thể  sinh vật trong một khu vực địa lí tự  nhiên nhất định   cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau    A. môi trường sống.             B. hệ sinh thái.                C. đa dạng sinh học.         D.  rừng. Câu 39. Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay?    A. giữ nguyên hiện trạng.    B. không khai thác và sử dụng tài nguyên, chỉ làm cho môi trường tốt hơn.    C. nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường.     D. sử  dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại   đang diễn ra nghiêm trọng.  Câu 40. Trong hệ thống chính trị nước ta yếu tố nào giữ vai trò là hạt nhân lãnh đạo? Trang 5
  6.   A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.                         B. Đảng Cộng sản Việt  Nam.   C. Hệ thống Nhà nước.                                                   D. Tổ chức công đ ……………………………….Hết…………………………………………. 6
  7. ĐÁP ÁN CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN A D B C D B D D A C CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁP ÁN A D C A A B C B A A CÂU 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐÁP ÁN B D C A D C D B A C CÂU 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐÁP ÁN A D D C B A C B D B Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0