Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 0
download
Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Ngô Gia Tự giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Ngô Gia Tự
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ TỔ SỬ - GDCD ĐỀ THI THPT LỚP 12 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) TRẮC NGHIỆM (10,00 điểm) Câu 1: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là A. lao động B. sức lao động. C. khả năng lao động. D. năng lực lao động. Câu 2: Yếu tố nào dưới đây của sản phẩm làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng? A. Chất liệu. B. Giá cả. C. Giá trị D. Công dụng. Câu 3: Trong lưu thông, hàng hóa này có thể trao đổi với hàng hóa kia là do chúng có A. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau. B. chất lượng và thời gian lao động như nhau. C. giá trị sử dụng và mẫu mã như nhau. D. mẫu mã và chất lượng tương đương nhau. Câu 4: Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân thể hiện nội dung nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? A. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí . B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. Chuyển dịch thành công cơ cấu lao động. D. Củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất. Câu 5: Em sẽ hoặc đã làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn. B. Khóa các cửa ra vào. C. Tắt hết các thiết bị điện. D. Đóng các cửa sổ. Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng với phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? A. Thực hiện công bằng trong mọi lĩnh vực xã hội. B. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng khó khăn nhất. C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Câu 7: Việc Việt Nam tích cực tham gia vòng đàm phán thứ 19 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) từ ngày 24 -28/7/ 2017, tại Ấn Độ là minh chứng cho việc Nhà nước ta A. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân. C. chủ động mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. D. tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Câu 8: Là học sinh, em có thể làm việc gì dưới đây để góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội? A. Tham gia làm nghĩa vụ quân sự B. Tham gia đội tuần tra nhân dân vào các buổi tối. C. Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường. D. Tham gia lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Câu 9: Pháp luật mang bản chất xã hội,vì pháp luật A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. bắt nguồn từ sự chỉ đạo của của nhà nước. C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền Câu 10: Pháp luật mang bản chất giai cấp,vì pháp luật do A. nhân dân ban hành B. nhà nước ban hành. C. chính quyền các cấp ban hành. D. các đoàn thể quần chúng ban hành. Câu 11: Quản lí xã hội bằng pháp luật là Nhà nước đưa pháp luật vào đời sống của A. mỗi cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền . B. từng người dân của toàn xã hội . 1
- C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội. D. những người cần được giáo dục giúp đỡ. Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. mọi quyền lợi của mình. C. quyền tự do tuyệt đối của mình. D. mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình. Câu 13: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có lỗi,do người A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. không có ý thức thực hiện. D. có chủ mưu xúi giục. Câu 14: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là A. nghi phạm B. tội phạm C. vi phạm D. xâm phạm Câu 15 : Tuổi thấp nhất phải chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi vi phạm pháp luật của mình là bao nhiêu ? A. Đủ 12 tuổi B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 16 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 16: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ B. Bình đẳng về thành phần xã hội C. Bình đẳng tôn giáo D. Bình đẳng dân tộc Câu 18: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông . Câu 19: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc A. giao kết bằng thỏa thuận miệng B. giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động . C. giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp D. giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động. Câu 20: Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân. C. quan hệ chính trị. D. quan hệ xã hội. Câu 21: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau. C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác. D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh tất cả các mặt hàng. Câu 22: Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây? A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động. C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động. Câu 23: Giám đốc công ty và chị M giao kết hợp đồng lao động về việc chị M phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào ? A. Tự do tự nguyện . B. Bình đẳng. C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp Câu 24: Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền về đề nghị này. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền đề nghị? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong hưởng lương. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong tuyển dụng. Câu 25: Bình đẳng giữa các dân tộc có nghĩa là A. truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy. B. dân tộc ít người không được duy trì văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình C. bất kì phong tục, tập quán nào của các dân tộc cũng cần được duy trì. D. chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc thiểu số. 2
- Câu 26: Việc nhà nước ta quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện bình đẳng về A. kinh tế . B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 27: Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, ông K là bố chị H đã kịch liệt ngăn cản chị lấy chồng khác với tôn giáo của gia đình mình. Hành vi này của ông K đã xâm phạm quyền bình đẳng A. giữa các địa phương B. giữa các giáo hội. C. giữa các tôn giáo D. giữa các gia đình Câu 28: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Tự ý vào chỗ ở của nhà hàng xóm để tìm đồ vật bị mất. B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép. D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy. Câu 29: Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe. D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng. Câu 30: Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? A. Dân quân tự vệ ở địa phương. B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. C. Cơ quan thanh tra các cấp. D. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 31: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền chính trị. D. Quyền văn hóa – xã hội. Câu 32: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. A. Tự tiện bắt người. B. Đánh người gây thương tích. C. Tự tiện giam người. D. Đe dọa đánh người. Câu 33: Người nào dưới đây mới có quyền tự do ngôn luận ? A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức nhà nước. C. Người đủ 18 tuổi trở lên. D. Các cơ quan báo chí. Câu 34: N bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng. K chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về N. Hành vi của K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bí mật đời tư. B. Quyền được bảo đảm an toàn về danh dự của cá nhân. C. Quyền được pháp luận bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống. Câu 35: Nhân lúc trong siêu thị đông người, H đã móc túi lấy trộm tiền của T nhưng bị anh Q là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh Q cần xử sự thế nào theo các giải pháp dưới đây cho đúng pháp luật? A. Đánh cho H một trận. B. Đánh H, xong giải đến cơ quan công an. C. Giam H lại trong phòng kín của siêu thị. D. Giải ngay đến cơ quan công an . Câu 36: Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình? A. Chửi M một trận cho hả giận. B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình. C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh họat lớp cuối tuần. D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều nói xấu về mình. 3
- Câu 37: Nhà M ở gần trường mẫu giáo xã T, em thường xuyên chứng kiến bảo mẫu đánh các em nhỏ. Theo em, M cần làm gì để thực hiện quyền tố cáo của công dân? A. Báo ngay cho cô giáo chủ nhiệm lớp. B. Báo cho bạn bè cùng biết . C. Báo cho ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. D. Báo cho Uỷ ban nhân dân xã T. Câu 38 : Bà X là cán bộ sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bị Giám sở này ra quyết định kỉ luật “Chuyển công tác khác”. Bà X có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật? A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. B. Thanh tra Chính phủ C. Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. D. Cơ quan công an tỉnh Câu 39 : Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây? A. Hệ chính quy hoặc hệ giáo dục thường xuyên. B. Hệ chính thức và không chính thức . C. Hệ học tập và hệ lao động. D. Hệ công khai và không công khai. Câu 40 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, T xin mở của hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí doanh nghiệp từ chối . Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật? A. Do T mới học xong trung học phổ thông . B. Do T chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. C. Do T chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược. D. Do T chưa nộp thuế. ------Hết------ Họ tên thí sinh.............................................................SBD.......................................... Chữ kí giám thị 1:..............................................Chữ kí giám thị 2:............................... 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn