intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Phú Yên

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Phú Yên dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Phú Yên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 PHÚ YÊN MÔN: HÓA HỌC ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Giáo viên ra đề: Nguyễn Nho Lộc Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (12 CÂU: CÂU 1 ĐẾN CÂU 12) Câu 1: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất trong nước? A. Môi trường điện li. B. Dung môi không phân cực. C. Dung môi phân cực. D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì: A. N2 nhẹ hơn không khí. B. N2 rất ít tan trong nước. C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp. Câu 3: Quy tắc macopnhicop áp dụng cho trường hợp nào sau đây? A. Phản ứng cộng Brom vào anken đối xứng. B. Phản ứng cộng Brom vào anken bất đối xứng. C. Phản ứng cộng HBr vào anken đối xứng. D. Phản ứng cộng HBr vào anken bất đối xứng. Câu 4: Axit propionic có công thức cấu tạo nào? A. CH3 – CH2 – CH2 – COOH B. CH3 – CH2 –COOH C. CH3 – COOH D. CH3 – [CH2]3 – COOH Câu 5: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là: A. Cu, Zn, Mg. B. Zn, Mg, Cu. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn. Câu 6: Chất không có tính lưỡng tính là A. NaHCO3 B. AlCl3 C. Al2O3 D. Al(OH)3 Câu 7: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch KOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 là: A. Không có hiện tượng chuyển màu. B. Xuất hiện kết tủa trắng. C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam. D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng. Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường  kiềm là: A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Ba, Fe, K. Câu 9: Mưa axit chủ yếu là do những chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng  không được xủ lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây? A. CO2, SO2. B. H2S, Cl2. C. NH3, HCl. D. SO2, NO2. Câu 10: Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm ­OH và có nhóm A. cacboxyl. B. amin. C. anđehit. D. cacbonyl. Câu 11: Nilon­6,6 là một loại A. tơ axetat. B. polieste. C. tơ visco. D. tơ poliamit. Câu 12: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
  2. A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3. B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3. C. (CH3)2NH và CH3OH. D. (CH3)3COH và (CH3)2NH. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (12 CÂU: CÂU 13 ĐẾN CÂU 24) Câu 13: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch? A. Na+, Cl­ , S2­, Cu2+. B. K+, OH­, Ba2+, HCO3­. C. Ag , Ba , NO3 , OH . + 2+ ­ ­ D. HSO4­ , NH4+, Na+, NO3­. Câu 14: Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày, trong đó nguyên nhân phổ biến là dư axit  trong dạ dày. Để làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, người ta thường dùng thuốc chứa chất nào sau đây A.  NaCl. B. CaCO3. C. NaHCO3. D.  HCl. Câu 15: Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết vai trò  của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.      Bông và CuSO4(khan) Hợp chất hữu cơ dung dịch  Ca(OH)2 A. Định tính nguyên tố C và màu  CuSO4  từ màu trắng sang màu xanh. B. Định tính nguyên tố H và màu  CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. C. Định tính nguyên tố O và màu  CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. D. Định tính nguyên tố H và màu  CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. Câu 16: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt ba chất lỏng: phenol, stiren và ancol benzylic là: A. Na. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Br2. D. Quỳ tím. Câu 17. Khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 thì tại anot xảy ra: A. Sự khử các phân tử H2O B. Sự oxi hóa các ion Cu2+ C. Sự oxi hóa các phân tử H2O  D. Sự khử các ion Cu2+ Câu 18: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là: A. Loại bỏ ion SO42­ trong nước. B. Làm giảm ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước. C. Khử ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước. D. làm giảm ion HCO3­ trong nước. Câu 19: Đồng kim loại không tan được trong A. dung dịch HCl có mặt O2. B. dung dịch H2SO4 (loãng, nóng). C. dung dịch Fe2(SO4)3. D. dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4. Câu 20: Một số vùng đất canh tác thường bị chua cây trồng khó phát triển do không thể thích ứng với  môi trường có pH  thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây A. phân lân. B. đá vôi. C. phân đạm. D. vôi tôi. Câu 21: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín,  thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí  than. Nếu trong phòng kín khi ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa  cho không khí lưu thông. Chất nên hiện tượng ngộ độc khí than là A. CO B. CH4 C. H2O D. CO2 Câu 22: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. Câu 23: Sắp xếp các hợp chất sau: (1) metyl amin; (2)  đimetyl amin; (3) benzyl amin; (4) anilin theo trình  tự tính bazơ giảm dần A. (1) > (4) > (2) > (3) B. (1) > (2) > (3) > (4)
  3. C. (2) > (1) > (4) > (3) D. (2) > (1) > (3) > (4) Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ   X   Y   Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2. C. CH2CH2OH và CH3­CH=CH­CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH­CH=CH2. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (12 CÂU: CÂU 25 ĐẾN CÂU 36) Câu 25: Cho 100ml dung dịch chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung  dịch H3PO4 0,3M. Dung dịch thu được gồm:  A. Muối photphat và muối đihiđrophotphat. B. Chỉ chứa muối photphat. C. Muối đihiđrophotphat và muối hiđrophotphat. D. Chỉ chứa muối đihiđrophotphat. Câu 26: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều  trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau  bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh … Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu  được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%.  Công thức phân tử của Capsaicin là A. C8H8O2 B. C9H14O2 C. C8H14O3 D. C9H16O2 Câu 27: Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất).  Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần  chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp  hai  muối này trong oxi thì thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối  lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 45%. B. 30%. C. 40%. D. 35%. Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3  đến khi các phản ứng xảy ra  hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết dung dịch X có  khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong X là A. Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Fe(NO3)2, Zn(NO3)2 và AgNO3. C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2. Câu 29: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol  Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau                            Tỉ số x : y có giá trị gần nhất với A. 0,35.  B. 0,25.  C. 0,65.  D. 0,15.  Câu 30: X là một hợp chất của sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung  dịch Y. Cho  bột Cu vào dung dịch Y thu được dung dịch có màu xanh. Mặt khác, cho dung dịch KMnO4  vào dung dịch Y thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Vậy X có thể là chất nào sau đây? A. Fe(OH)2  B. Fe(OH)3  C. Fe3O4  D. FeO Câu 31: Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống sứ mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng như  sau:   Những ống sứ có phản ứng hóa học xảy ra là: A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 32:   Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí(đkc) gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với Hydro bằng 4,5 qua ống  chứa 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO nung nóng ở nhiệt độ cao.Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy chất rắn 
  4. còn lại trong ống cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thì được V lít NO( sản phẩm khử duy  nhất). Giá trị của V? A. 34,72. B. 3,73. C. 20,90 D. 7,467. Câu 33: Cho các chuyển hoá sau:         xúc tác, t o   X + H 2O Y Ni, t o Y + H2 Sobitol                                                          to Y + 2AgNO3 + 3NH 3 + H 2O Amoni gluconat + 2Ag + 2NH 4 NO 3 Y Xúc tác  E + Z                                                    Z + H2O a� nhsa� cha� ng tdie� plu� c X + G       X, Y và Z lần lượt là : A. Xenlulozơ, frutozơ và khí cacbonic B. Xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit C. Tinh bột, glucozơ và khí cacbonic D. Tinh bột, glucozơ và ancol etylic Câu 34: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C2H8O3N2 và C3H7O2N đều tác  dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc 1 thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về  hai hợp chất hữu cơ trên?  A. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom  B. Chúng đều là chất lưỡng tính  C. Phân tử của chúng đều có liên kết ion  D. Chúng đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng)  Câu 35: Cho 15,2 gam chất hữu cơ X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung  dịch Y. Cô cạn dung dịch Y chỉ thu được hơi nước và 23,6 gam hỗn hợp muối khan Z. Đốt cháy hoàn  toàn Z thu được Na2CO3, 14,56 lít CO2 (đkc) và 6,3 gam H2O (biết X có công thức phân tử trùng với công  thức đơn giản nhất). Công thức phân tử của X là A. C8H10O3.  B. C8H8O3.  C. C8H8O.  D. C9H8O2.  Câu 36: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất:  HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 250C đo được như sau:   Chất X Y Z T pH 6,48 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Z có phản ứng với kim loại Cu B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. T tạo kết tủa trắng với nước brom. D. Y có phản ứng tráng bạc. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO (04 CÂU: CÂU 37 ĐẾN CÂU 40) Câu 37. Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm  NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí  Y gồm N2O và H2. Khí Y có tỷ khối so vơi H2 bằng 11,5. Giá trị của m gần nhất với A. 239.  B. 240.  C. 241.  D. 242.  Câu 38. Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y  vào lượng vừa đủ dd chứa 0,56 mol KHSO4 được dd Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam  hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết  thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đên khối  lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,52  B. 2,7  C. 3,42  D. 3,22  Câu 39. X là hỗn hợp gồm HOOC­COOH, OHC­COOH, OHC­C≡C­CHO, OHC­C≡C­COOH; Y là axit  cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu  được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy  hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là
  5. A. 8,8.  B. 4,6.  C. 6,0.  D. 7,4.  Câu 40. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng  thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m +  15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được  Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng  dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí  duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.  Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X gần nhất với A. 53,1%.  B. 55,9%.  C. 30,9%.  D. 35,4%.  ­­­ HẾT ­­­
  6. GỢI Ý GIẢI CÁC CÂU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO (04 CÂU) Câu 37. Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm  NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí  Y gồm N2O và H2. Khí Y có tỷ khối so vơi H2 bằng 11,5. Giá trị của m gần nhất với A. 239.  B. 240.  C. 241.  D. 242.  Câu 37: B Ta có nZn = nMg = 0,35 mol Gọi số mol của N2O và H2 lần lượt là a,b mol Ta có hệ  →  Bảo toàn electron → nNH4+ =  = 0,05 mol Do sinh ra H2 nên toàn bộ lượng NO3­ chuyển hóa thành N2O và NH4+ → nNaNO3 = 0,1.2 + 0,05 = 0,25 mol Luôn có nHSO4­ = 2nH2+10 nN2O + 10nNH4+ = 1,7 mol Dung dịch X chứa Zn2+: 0,35 mol , Mg2+: 0,35 mol , Na+: 0,25 + 1,7 = 1,95 mol, SO42­ : 1,7 mol, NH4+: 0,05  mol → m = 31,15 + 1,95. 23 + 1,7. 96 + 0,05. 18= 240,1 gam. Câu 38. Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO 3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y  vào lượng vừa đủ dd chứa 0,56 mol KHSO4 được dd Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam   hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ  muối sắt chuyển hết   thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đên khối  lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,52  B. 2,7  C. 3,42  D. 3,22  Câu 38: C 10,17  khí T  + dd Z  ↓  11,5 g  Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch Z thu được dung dịch chứa K2SO4: 0,28 mol , Na2SO4 : 0,28 mol  và NaAlO2 : 0,57­ 0,28­0,28 = 0,01 mol Gọi số mol Fe(NO3)2 : x mol và Al : y mol.  Ta có hệ  → 
  7. Có NH4+ =  = 0,02 mol Bảo toàn nguyên tố H → nH2O =  = 0,23 mol Bảo toàn khối lượng → m = 10,17 + 4,64 + 0,56. 136­83,41­0,23. 18 = 3.42 gam. Câu 39. X là hỗn hợp gồm HOOC­COOH, OHC­COOH, OHC­C≡C­CHO, OHC­C≡C­COOH; Y là axit  cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu  được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy  hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là A. 8,8.  B. 4,6.  C. 6,0.  D. 7,4.  Câu 39:   A Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 thì nCHO = 0,2nAg =0,11 mol Cho X tác dụng với NaHCO3 dư thì nCOOH = nCO2 =0,07 mol CO2 Quy hỗn hợp X về  và Y là CnH2nỞ2  Có nH2O do X sinh ra = 0,5 (nCHO + nCOOH ) = 0,09 mol Gọi số mol H2Ở đó Y sinh ra là y mol → sô mol CO2 đó Y sinh ra y mol ( do Y là axit no đơn chức Ta có hệ  →  → m = 0,11. 29 + 0,07. 45 + 0,205.12 = 8,8 gam Câu 40. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng  thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m +  15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được  Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng  dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí  duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.  Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X gần nhất với A. 53,1%.  B. 55,9%.  C. 30,9%.  D. 35,4%.  Câu 40:  A Gọi số mol của A (CnH2n­2N4O5 với 8 ≤ n ≤ 12) và B (CmH2m­3N5O6 với 10 ≤ m ≤15 )lần lượt là x, y Bảo toàn khối lượng trong phản ứng thủy phân → m + 40. ( 4x + 5y) = m + 15,8 + 18 ( x+ y) Bảo toàn nguyên tố N → 4x + 5y = 2. ( 4,928 : 22, 4) = 0,44 Giải hệ → x = 0,06 và y = 0,04  Hỗn hợp peptit được cấu tạo bởi các aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH → muối hình thành  trong quá trình thủy phân có công thức CaH2aNO2Na : 0,44 mol . Gọi số mol CO2 và H2O lần lượt là a, b
  8. Khi đó có hệ  →  Bảo toàn nguyên tố C → ∑ nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,22 + 0,84 = 1,06 mol Ta có 0,06n + 0,04m = 1,06 → 3n+ 2m = 53 Với điều kiện 10 ≤ m ≤15 thấy chỉ có 2 cặp thỏa mãn nghiệm nguyên Khi m= 10 (Gly­Gly­Gly­Gly­Gly) → n = 11 ( Ala­Ala­Ala­Gly) → %m Y =  ×100% = 58,77% Khi m = 13 ( Gly­Gly­Ala­Ala­Ala)→ n = 9 ( Gly­GLy­GLy­Ala)  → %mY =  ×100% = 53,06%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2