SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II, NĂM 2018<br />
Bài thi: Khoa học xã hội<br />
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br />
<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
ĐẾ THI CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 05 trang)<br />
<br />
Mã đề thi 001<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:................................................ Số báo danh………………………<br />
Câu 1: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào<br />
giải phóng dân tộc thế giới?<br />
A. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản.<br />
B. Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.<br />
C. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.<br />
D. Tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa.<br />
Câu 2: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX do tầng lớp nào lãnh đạo?<br />
A. Tướng lĩnh triều đình.<br />
B. Giới sĩ phu tiến bộ.<br />
C. Quan lại địa phương.<br />
D. Văn thân, sĩ phu.<br />
Câu 3: Một trong những nguyên tắt hoạt động của Liên hợp quốc là gì?<br />
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.<br />
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
Câu 4: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới đã xuất hiện<br />
các trung tâm kinh tế-tài chính nào?<br />
A. Mĩ, Liên Xô, Tây Âu.<br />
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.<br />
C. Mĩ, Nhật Bản, Đông Âu.<br />
D. Mĩ, Tây Âu, Đông Âu.<br />
Câu 5: Một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh<br />
thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối là<br />
A. thành lập Hội quốc liên.<br />
B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.<br />
C. mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.<br />
D. kết thúc chiến tranh ở châu Âu.<br />
Câu 6: Chiến thắng nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã làm phá sản hoàn<br />
toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam?<br />
A. Chiến thắng Bình Giã.<br />
B. Chiến thắng Phước Long.<br />
C. Chiến thắng Vạn Tường.<br />
D. Chiến thắng Ấp Bắc.<br />
Câu 7: Ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng<br />
Việt Nam?<br />
A. Tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.<br />
B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br />
D. Là yếu tố quyết định cho những bước phát triển về sau của lịch sử dân tộc.<br />
Câu 8: Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến<br />
chống Mĩ cứu nước của quân dân ta?<br />
A. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công.<br />
B. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.<br />
C. Chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược<br />
trên toàn chiến trường miền Nam.<br />
D. So sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta.<br />
<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 001<br />
<br />
Câu 9: Chiến thắng nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) đã tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi?<br />
A. Chiến thắng Biên Giới (1950).<br />
B. Chiến thắng Việt Bắc (1946).<br />
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).<br />
D. Chiến thắng Tây Bắc (1952).<br />
Câu 10: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam năm 1930 có tên gọi chung là<br />
A. Luận cương chính trị tháng 10-1930.<br />
B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br />
C. Chương trình hành động của Đảng.<br />
D. Đường Kách mệnh.<br />
Câu 11: Chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô đánh dấu bước ngoặt của tiến trình<br />
Chiến tranh thế giới thứ hai vì<br />
A. phát xít Đức đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.<br />
B. tạo điều kiện để quân Anh-Mĩ phản công quân Đức-Italia ở Bắc Phi.<br />
C. từ đây Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công ở mặt trận Xô-Đức.<br />
D. ưu thế trên chiến trường chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh.<br />
Câu 12: Vào đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam cho rằng việc cứu nước phải gắn<br />
liền với duy tân đất nước vì<br />
A. Nhật Bản đã đánh thắng Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1905).<br />
B. Nhật Bản là nước “đồng chủng, đồng văn” với Việt Nam.<br />
C. Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.<br />
D. Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản trở thành một cường quốc và bảo vệ được nền độc<br />
lập.<br />
Câu 13: Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc vì<br />
A. nêu rõ mục đích hoạt động của Liên hợp quốc.<br />
B. đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.<br />
C. đã thiết lập bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.<br />
D. đã được các nước thành viên phê chuẩn.<br />
Câu 14: Một trong những nguyên nhân dẫn đến Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là<br />
gì?<br />
A. Liên bang Xô viết đã tan rã nên Mĩ không còn đối trọng.<br />
B. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã thu được nhiều thành tựu to lớn.<br />
C. Phong trào giải phóng dân tộc đã thủ tiêu hệ thống thuộc địa của phương Tây.<br />
D. Cuộc chạy đua vũ kéo dài làm cho hai nước suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các<br />
cường quốc khác.<br />
Câu 15: Tại sao nói: Trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay, khoa học trở thành một<br />
lực lượng sản xuất trực tiếp?<br />
A. Nhờ khoa học-kĩ thuật sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.<br />
B. Những sáng kiến về khoa học đã mở ra khả năng thúc đẩy sản xuất phát triển.<br />
C. Nhờ những phát minh khoa học con người đã khám phá được các nguồn năng lượng mới.<br />
D. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc của tiến bộ kĩ thuật và<br />
công nghệ.<br />
Câu 16: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1954) của nhân dân ta kết thúc bằng sự<br />
kiện nào?<br />
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.<br />
C. Hội nghị quốc tế triệu tập ở Giơnevơ năm 1954 để lập lại hòa bình ở Đông Dương.<br />
D. Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ năm 1954 thảo luận về vấn đề hòa bình ở Đông Dương.<br />
<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 001<br />
<br />
Câu 17: Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến<br />
công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì<br />
A. đã giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn.<br />
B. mở đầu quá trình khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn.<br />
C. tạo thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam.<br />
D. chuyển từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược.<br />
Câu 18: Tại sao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 Đảng ta chủ trương tiến hành<br />
kháng chiến chống Pháp?<br />
A. Để giành thế chủ động trên chiến trường, tiêu diệt một bộ phận quân Pháp.<br />
B. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng Pháp càng lấn tới.<br />
C. Quân Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ<br />
hai.<br />
D. Để giam chân địch trong thành phố để hậu phương chuẩn bị lực lượng chống Pháp.<br />
Câu 19: Tại sao nói: Xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931?<br />
A. Bước đầu hình thành khối liên minh công-nông.<br />
B. Tinh thần đấu tranh quyết liệt của quần chúng nhân dân.<br />
C. Từ trong phong trào đã hình thành lực lượng tự vệ Đỏ.<br />
D. Đã thủ tiêu chính quyền của thực dân-phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng.<br />
Câu 20: Bộ Chính trị Trung ương Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công mở đầu cho<br />
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 vì<br />
A. Tây Nguyên xa hậu phương lớn miền Bắc.<br />
B. đường Trường Sơn đã vươn tới mặt trận Tây Nguyên.<br />
C. Tây Nguyên là địa bàn hiểm trở giáp với chiến trường Lào và Campuchia.<br />
D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch bố phòng có nhiều sơ hở.<br />
Câu 21: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX so với phong trào<br />
yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX là gì?<br />
A. Con đường cứu nước.<br />
B. Lực lượng tham gia.<br />
C. Phương pháp đấu tranh.<br />
D. Tinh thần đấu tranh.<br />
Câu 22: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là<br />
A. bất hợp tác với Pháp.<br />
B. thực hiện “vườn không, nhà trống”.<br />
C. khởi nghĩa võ trang.<br />
D. phòng ngự tích cực.<br />
Câu 23: Vào thập niên 60,70 của thế kỉ XX, khu vực Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng<br />
cháy” vì<br />
A. chế độ phân biệt chủng tộc bị thủ tiêu.<br />
B. nhiều quốc gia tuyên bố độc lập.<br />
C. phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm .<br />
D. phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra mạnh mẽ.<br />
Câu 24: Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường quốc kinh tế từ những<br />
năm 60 của thế kỉ XX là nhân tố nào?<br />
A. Vai trò quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài.<br />
C. Nguồn nhân lực có chất lượng cao.<br />
D. Chi phí cho quốc phòng thấp.<br />
Câu 25: Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thực dân Pháp từ ngày 2/9/1945<br />
đến trước ngày 6/3/1946 là gì?<br />
A. Hòa với Pháp.<br />
B. Hợp tác với Pháp.<br />
C. Chống Pháp.<br />
D. Nhân nhượng Pháp.<br />
<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 001<br />
<br />
Câu 26: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những<br />
năm 1925-1930 là gì?<br />
A. Đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.<br />
B. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br />
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
Câu 27: Một trong những điểm khác biệt chủ yếu giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 21930) so với Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng ta là<br />
A. xác định phương pháp đấu tranh.<br />
B. tính chiến lược của các mạng.<br />
C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.<br />
D. xác định lực lượng cách mạng.<br />
Câu 28: Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ có viết:…“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất<br />
kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam thì<br />
phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”<br />
Đoạn trích trên thể hiện tính chất gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của<br />
nhân dân ta?<br />
A. Tính toàn diện.<br />
B. Tính trường kì.<br />
C. Tính nhân dân.<br />
D. Tính dân chủ.<br />
Câu 29: Lực lượng tham gia chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là<br />
A. công nhân và nông dân.<br />
B. công nhân, nông dân, trí thức.<br />
C. đông đảo các tầng lớp nhân dân.<br />
D. tiểu tư sản, tư sản dân tộc.<br />
Câu 30: Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc ta vì<br />
A. đã làm cho chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.<br />
B. đã giành được độc lập dân tộc, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<br />
C. Việt Minh đã phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
D. góp phần vào chiến thắng của Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
Câu 31: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX của nhân dân ta diễn ra<br />
A. chủ yếu ở Bắc kì và Trung kì.<br />
B. chỉ ở Bắc kì và Trung kì.<br />
C. sôi nổi trên phạm vi toàn quốc.<br />
D. chỉ ở Trung kì.<br />
Câu 32: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884) của Triều Nguyễn thất bại đã để<br />
lại cho dân tộc ta bài học kinh nghiệm gì?<br />
A. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp để giành thắng lợi.<br />
B. Đoàn kết và phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến.<br />
C. Thương lượng để với Pháp để chuộc lại những vùng đất đã mất.<br />
D. Thực hiện chính sách “bế quan, tỏa cảng” để bảo vệ đất nước.<br />
Câu 33: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo<br />
vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?<br />
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.<br />
B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa và hợp tác quốc tế.<br />
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.<br />
D. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
Câu 34: Hội nghị Ianta năm 1945 có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến<br />
tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Nảy sinh tranh chấp phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc.<br />
B. Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực trên thế giới.<br />
C. Quan hệ Xô-Mĩ chuyển từ liên minh sang đối đầu gay gắt.<br />
D. Trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới và chi phối quan hệ quốc tế những năm sau<br />
đó.<br />
Trang 4/5 - Mã đề thi 001<br />
<br />
Câu 35: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của quân dân ta ở miền Nam mang<br />
tính chất gì?<br />
A. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.<br />
B. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.<br />
C. Là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. D. Là cuộc chiến tranh nhân dân.<br />
Câu 36: Một trong những bài học kinh nghiệm Đảng ta rút ra từ thực tế lãnh đạo cách mạng<br />
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 là gì?<br />
A. Nhân dân Đông Dương đoàn kết chống kẻ thù chung.<br />
B. Nhân dân ta đoàn kết một lòng đấu tranh vì độc lập của dân tộc.<br />
C. Sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với Việt Nam.<br />
D. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.<br />
Câu 37: Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới 1986-1990 do Đảng ta lãnh đạo đã chứng tỏ<br />
điều gì?<br />
A. Công cuộc đổi mới mang tính chất như một cuộc cách mạng.<br />
B. Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.<br />
C. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.<br />
D. Kinh tế đối ngoại của Việt Nam phát triển nhanh, vốn đầu tư của nước ngoài tăng.<br />
Câu 38: Những thay đổi của Đảng và Chính phủ ta trong đối sách với quân Trung Hoa dân quốc<br />
và thực dân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 xuất phát từ quan điểm<br />
A. giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.<br />
B. kiên quyết chống lại sự xâm lược của Pháp.<br />
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.<br />
D. trừng trị theo pháp luật các phần tử phản cách mạng.<br />
Câu 39: Phong trào cách mạng 1936-1939 để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm gì?<br />
A. Xây dựng mặt trận, tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp.<br />
B. Đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
C. Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.<br />
D. Vận động quần chúng, hình thành khối liên minh công nông.<br />
Câu 40: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như<br />
A. chiến công hiển hách của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống phát xít.<br />
B. cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất vì hòa bình của nhân loại.<br />
C. chiến thắng to lớn của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.<br />
D. một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỉ XX.<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 001<br />
<br />