Mã đề thi<br />
743<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm 05 trang.<br />
———————<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................<br />
Câu 1: Cơ quan Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là<br />
A. Đại hội đồng.<br />
B. Hội đồng Bảo an.<br />
C. Tòa án Quốc tế.<br />
D. Hội đồng Quản thác.<br />
Câu 2: Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội<br />
<br />
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?<br />
A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự<br />
chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.<br />
B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, văn hóa, chính trị để thoát<br />
khỏi sự chi phối, ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.<br />
C. Ban đầu khi mới thành lập chỉ có 6 nước thành viên.<br />
D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.<br />
Câu 3: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:<br />
A. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.<br />
B. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.<br />
C. bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.<br />
D. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.<br />
Câu 4: Những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông<br />
là<br />
A. chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải và trao đổi sản phẩm giữa các vùng.<br />
B. làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại và thương mại.<br />
C. chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, làm đồ kim loại và thương mại.<br />
D. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, dệt vải và chăn nuôi gia súc.<br />
Câu 5: Hiện nay, Ấn Độ là một trong những cường quốc đứng đầu thế giới về<br />
A. sản xuất vũ khí.<br />
B. sản xuất nông nghiệp.<br />
C. sản xuất công nghiệp.<br />
D. sản xuất phần mềm.<br />
Câu 6: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là:<br />
A. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.<br />
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh cho cách mạng Việt Nam.<br />
C. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.<br />
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.<br />
Câu 7: Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên<br />
toàn lãnh thổ Việt Nam?<br />
A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược.<br />
B. Sự cản trở quyết liệt của triều đình nhà Nguyễn.<br />
C. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác.<br />
D. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.<br />
Câu 8: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác<br />
với các nhà yêu nước đi trước là gì?<br />
A. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.<br />
B. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 743<br />
<br />
C. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc<br />
lột dã man.<br />
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.<br />
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ<br />
hai là<br />
A. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.<br />
B. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”<br />
C. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.<br />
D. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa<br />
của Mĩ.<br />
Câu 10: Bốn “con rồng” kinh tế của châu Á gồm<br />
A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Ma Cao.<br />
B. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Xingapo.<br />
C. Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo và Thái Lan.<br />
D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công và Xingapo.<br />
Câu 11: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần<br />
thứ hai?<br />
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.<br />
B. Nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân.<br />
C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi<br />
trường,bệnh tật.<br />
D. Nạn khung bố, gây nên tình hình căng thẳng.<br />
Câu 12: Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau Chiến tranh thế giới<br />
thứ hai là cuộc đấu tranh<br />
A. chống chính sách phân biệt chủng tộc của Mĩ<br />
B. chống chế độ tay sai Batixta<br />
C. chống chế độ độc tài thân Mĩ<br />
D. chống chủ nghĩa thực dân<br />
Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bắt tay khôi phục kinh tế và xây dựng<br />
CNXH trong hoàn cảnh.<br />
A. được sự giúp đỡ của các nước trong phe XHCN.<br />
B. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh giúp đỡ lẫn nhau.<br />
C. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả Hội nghị Ianta.<br />
D. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.<br />
Câu 14: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước khi cách mạng tư<br />
sản nổ ra là gì?<br />
A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.<br />
B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.<br />
C. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp.<br />
D. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.<br />
Câu 15: Bài học chủ yếu mà Việt Nam rút ra được từ sự phát triển của kinh tế Nhật Bản là:<br />
A. thực hiện cải cách nền kinh tế.<br />
B. vai trò quản lí của nhà nước.<br />
C. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.<br />
D. coi trọng yếu tố con người.<br />
Câu 16: Thành tựu đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 đến 1950) có ý<br />
nghĩa như thế nào?<br />
A. Góp phần giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc.<br />
B. Tạo điều kiện vật chất, kĩ thuật cho Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Đạt thế cân bằng chiến lược quân sự với Mĩ.<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 743<br />
<br />
D. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich.<br />
Câu 17: Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong<br />
<br />
những năm 1950-1973 là<br />
A. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để tăng năng suất lao<br />
động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.<br />
B. ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng thấp, chủ yếu đầu tư phát triển kinh tế.<br />
C. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng<br />
đồng châu Âu.<br />
D. Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.<br />
Câu 18: Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ<br />
nhất so với các nước khác ở châu Á là gì?<br />
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản. B. Đấu tranh chính trị.<br />
C. Bất hợp tác, bất bạo động.<br />
D. Đấu tranh vũ trang.<br />
Câu 19: Từ năm 1953 đến năm 1970, Campuchia do Quốc vương Xihanúc đứng đầu thực hiện<br />
đường lối<br />
A. liên minh với Liên Xô và Trung Quốc.<br />
B. hòa bình, trung lập.<br />
C. liên minh chỉ với Ấn Độ và Trung Quốc. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.<br />
Câu 20: Câu nào dưới đây không nằm trong đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện<br />
đại?<br />
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.<br />
B. Khoa học không tham gia trực tiếp vào sản xuất.<br />
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.<br />
D. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.<br />
Câu 21: Tại sao gọi năm 1960 là “Năm Châu Phi”?<br />
A. Vì chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ.<br />
B. Vì cả Châu Phi vùng dậy đấu tranh giành độc lập.<br />
C. Vì chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.<br />
D. Vì 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.<br />
Câu 22: Một trong những thách thức đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa<br />
A. sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới.<br />
B. nguồn nhân lực dư thừa.<br />
C. sự khống chế của các nước lớn.<br />
D. vấn đề an ninh quốc gia.<br />
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách ngoại giao của Việt Nam trong<br />
việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết<br />
vấn đề biển Đông?<br />
A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, liên kết với các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản<br />
cùng giải quyết.<br />
B. Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp.<br />
C. Tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải<br />
quyết bằng biện pháp hòa bình.<br />
D. Đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối<br />
với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<br />
Câu 24: Sự khác biệt căn bản giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diến ra<br />
trong thế kỉ XX là<br />
A. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.<br />
B. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.<br />
C. chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô.<br />
D. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và<br />
Liên Xô.<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 743<br />
<br />
Câu 25: Phong trào cách mạng ở các quốc gia Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới<br />
(1918-1939) nhằm thực hiện mục tiêu chung là<br />
A. chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.<br />
B. chống chế độ phong kiến, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.<br />
C. chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.<br />
D. chống Mĩ và các thế lực tay sai, phản động trong nước.<br />
Câu 26: Trong những thành tựu về văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến, thành tựu nào có<br />
ảnh hưởng đến sự phát triển của văn minh phương Tây?<br />
A. Sử học.<br />
B. Kĩ thuật.<br />
C. Văn học<br />
D. Tư tưởng, tôn giáo.<br />
Câu 27: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh ngay sau Chiến tranh thế<br />
giới thứ hai là<br />
A. lôi kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).<br />
B. khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.<br />
C. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.<br />
D. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.<br />
Câu 28: Hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, đó là đặc điểm của phong<br />
trào giải phóng dân tộc ở<br />
A. Châu Á<br />
B. châu Phi<br />
C. Nam Phi.<br />
D. khu vực Mĩ la tinh<br />
Câu 29: Từ những hiểu biết về khoa học của các quốc gia cổ đại phương Tây, đâu là một trong<br />
những bài học rút ra cho sự phát triển khoa học kĩ thuật ở Việt Nam hiện nay?<br />
A. Đẩy mạnh phát triển văn hóa làm cơ sở cho sự phát triển của đất nước.<br />
B. Đẩy mạnh phát triển quân sự để Việt Nam trở thành một nước hùng mạnh.<br />
C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức.<br />
D. Đẩy mạnh phát triển chính trị, hoàn thiện bộ máy nhà nước.<br />
Câu 30: Cho các sự kiện sau :<br />
1. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất<br />
2. Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà<br />
3. Hiệp ước Hác măng<br />
4. Hiệp ước Giáp Tuất<br />
Hãy sắp xếp theo tiến trình thời gian<br />
A. (2),(1),(4), (3)<br />
B. (2),(1),(3), (4)<br />
C. (1),(2),(3),(4)<br />
D. (3),(2),(1), (4)<br />
Câu 31: Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.<br />
B. Anh , Pháp, Mĩ hợp tác với Liên Xô chống Chủ nghĩa phát xít.<br />
C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.<br />
D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).<br />
Câu 32: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm<br />
2000 là<br />
A. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.<br />
B. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.<br />
C. triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.<br />
D. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.<br />
Câu 33: Từ nửa sau thế kỉ XIX, trong khu vực Đông Nam Á quốc gia vẫn giữ được độc lập là<br />
A. Việt Nam.<br />
B. Miến Điện.<br />
C. Xiêm.<br />
D. Mã Lai.<br />
Câu 34: Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là gì?<br />
A. Sự bùng nổ dân số.<br />
B. Sự tàn phá của chiến tranh.<br />
C. Tác động của biến đổi khí hậu.<br />
D. Sự tàn phá môi trường.<br />
Trang 4/5 - Mã đề thi 743<br />
<br />
Câu 35: Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Mao-bát-tơn”, chia cắt Ấn Độ thành hai quốc gia<br />
tự trị Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ<br />
A. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.<br />
B. thực dân Anh đã hoàn thành cai trị và bóc lột Ấn Độ.<br />
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.<br />
D. thực dân Anh đã nhượng bộ, là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.<br />
Câu 36: Mục đích chính của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là gì?<br />
A. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.<br />
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.<br />
C. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây.<br />
D. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.<br />
Câu 37: Sự tham chiến của Liên Xô tác động như thế nào đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Buộc Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.<br />
B. Kết thúc chiến tranh ở châu Âu.<br />
C. Phe đồng minh chuyển sang phản công.<br />
D. Làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự.<br />
Câu 38: Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”?<br />
A. Vì tất cả các nước châu Á có nền kinh tế phát triển.<br />
B. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.<br />
C. Vì chế độ phong kiến không còn tồn tại ở châu Á.<br />
D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.<br />
Câu 39: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành<br />
A. siêu cường kinh tế- chính trị của thế giới.<br />
B. trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.<br />
C. một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính thế giới.<br />
D. trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.<br />
Câu 40: Đỉnh cao của sự đối đầu giữa hai cường quốc Xô-Mĩ và hai phe TBCN và XHCN là sự<br />
kiện nào?<br />
A. Chiến tranh lạnh.<br />
B. Sự hình thành khối NATO và Vác-sa-va<br />
C. Chiến lược toàn cầu.<br />
D. Trật tự hai cực Ianta<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 743<br />
<br />