SỞ GD & ĐT BẮC GIANG<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm 04 trang, 40 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI - THPT<br />
Phân môn: LỊCH SỬ 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút; (Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:............................................ SBD: ........................Phòng thi: ………<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
<br />
Mã đề thi<br />
122<br />
<br />
Câu 1: Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?<br />
A. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng.<br />
B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết nên bị thất bại.<br />
C. Tỏ ra run sợ, chấp nhận hạ vũ khí đầu hàng thực dân Pháp.<br />
D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào của nhân dân ta.<br />
Câu 2: Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong văn kiện nào sau đây?<br />
A. Văn kiện về quyền con người.<br />
B. Hiến chương Liên hợp quốc.<br />
C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.<br />
D. Công ước Liên hợp quốc.<br />
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ<br />
hai là<br />
A. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.<br />
B. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.<br />
C. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự đơn cực.<br />
D. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.<br />
Câu 4: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:<br />
1. Hiệp ước Hác Măng;<br />
2. Hiệp ước Nhâm Tuất;<br />
3. Hiệp ước Pa tơ nốt;<br />
4. Hiệp ước Giáp Tuất.<br />
A. 3-2-4-1<br />
B. 2-3-1-4<br />
C. 2-4-1-3<br />
D. 1-2-3-4<br />
Câu 5: Kết quả và tác động lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đối với các quan hệ<br />
quốc tế là<br />
A. giành được độc lập; làm thay đổi căn bản tình hình và bộ mặt khu vực cũng như trên thế giới, bản đồ<br />
chính trị thế giới có những biến đổi khác trước.<br />
B. giành thắng lợi; các nước Đông Nam Á cũng đóng góp vai trò quan trọng trong diễn đàn quốc tế lớn<br />
nhất hành tinh-Liên hợp quốc.<br />
C. giành thắng lợi; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã góp phần làm lộn chiến<br />
lược toàn cầu của Mĩ.<br />
D. giành được độc lập; góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho cách mạng thế giới.<br />
Câu 6: Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng<br />
giải phóng dân tộc Việt Nam là<br />
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.<br />
B. Đường Kách mệnh.<br />
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.<br />
D. Luận cương Chính trị.<br />
Câu 7: Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?<br />
A. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con<br />
người.<br />
B. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái.<br />
C. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.<br />
D. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.<br />
Câu 8: Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là<br />
A. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh<br />
tế, tài chính quốc tế và khu vực.<br />
B. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc<br />
gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 122<br />
<br />
C. sự gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các<br />
khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.<br />
D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, sự phát triển và tác động to lớn của công ty<br />
xuyên quốc gia.<br />
Câu 9: Sắp xếp các tác phẩm hoặc sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian xuất hiện.<br />
1. Đường Kách mệnh.<br />
2. Bản án chế độ thực dân Pháp.<br />
3. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.<br />
4. Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.<br />
A. 2, 3, 1, 4.<br />
B. 4, 1, 3, 2.<br />
C. 3, 2, 1, 4.<br />
D. 3, 4, 2, 1.<br />
Câu 10: ASEAN là tổ chức<br />
A. hợp tác phát triển về kinh tế, chính trị.<br />
B. hợp tác phát triển chính trị, ngoại giao.<br />
C. hợp tác phát triển kinh tế, ngoại giao.<br />
D. hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa.<br />
Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam, giai cấp, tầng lớp nào đã nhanh chóng vươn lên<br />
thành động lực của phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng tiên tiến của thời đại?<br />
A. nông dân.<br />
B. tư sản.<br />
C. tiểu tư sản.<br />
D. công nhân.<br />
Câu 12: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại<br />
A. hòa bình, trung lập, không liên kết.<br />
B. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.<br />
C. bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.<br />
D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.<br />
Câu 13: Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
A. nhiều nước đạt tộc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.<br />
B. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.<br />
C. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.<br />
D. thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).<br />
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam diễn ra sôi nổi và có<br />
bước phát triển mới là do<br />
A. tình hình thế giới có những bước phát triển mới.<br />
B. tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp.<br />
C. xuất hiện nhiều tổ chức chính trị tiến bộ, lãnh đạo phong trào dân tộc, dân chủ.<br />
D. ảnh hưởng của tình hình thế giới và tác động của những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.<br />
Câu 15: Vì sao nói, cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu sự chuyển biến từ tự<br />
phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam?<br />
A. Kết quả đấu tranh đòi tăng 20% lương, công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc.<br />
B. Đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.<br />
C. Đấu tranh có tổ chức, vì mục đích chính trị, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.<br />
D. Lần đầu tiên có sự đoàn kết đấu tranh vì nhân dân Trung Quốc, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.<br />
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của<br />
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?<br />
A. Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.<br />
B. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển khá nhanh chóng.<br />
C. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.<br />
D. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.<br />
Câu 17: Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?<br />
A. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.<br />
B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa.<br />
C. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br />
D. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại, quyết tâm xâm lược nước ta.<br />
Câu 18: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh nào?<br />
A. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu, Pháp tham chiến.<br />
B. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.<br />
C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.<br />
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.<br />
Câu 19: Toàn bộ những quyết định của ...(1)... cùng những thỏa thuận sau đó của ...(2)... đã trở thành khuôn<br />
khổ của ...(3)... thường gọi là ...(4)...<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 122<br />
<br />
A. (1) Hội nghị Ianta; (2) ba cường quốc; (3) trật tự hai cực Ianta; (4) trật tự thế giới mới.<br />
B. (1) Hội nghị Ianta; (2) ba cường quốc; (3) trật tự thế giới mới; (4) trật tự hai cực Ianta.<br />
C. (1) Hội nghị Ianta; (2)trật tự thế giới mới; (3) trật tự hai cực Ianta; (4) ba cường quốc.<br />
D. (1) Hội nghị Ianta; (2) trật tự thế giới mới ; (3) ba cường quốc; (4) trật tự hai cực Ianta.<br />
Câu 20: Sự kiện nổi bật đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc<br />
thắng lợi là<br />
A. Hiệp định Giơnevơ.<br />
B. Chiến dịch Điên Biên Phủ.<br />
C. Hiệp định Pari.<br />
D. Hiệp định Viêng Chăn.<br />
Câu 21: Đâu là nhận xét không đúng khi nói về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?<br />
A. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
B. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng.<br />
C. Là cơ quan chính trị, quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên.<br />
D. Có 5 Ủy viên thường trực gồm Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc.<br />
Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về kết quả của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở<br />
các nước Mĩ Latinh?<br />
A. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.<br />
B. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách chống lại Mĩ.<br />
C. Tất cả các nước đều được độc lập và trở thành các nước công nghiệp mới.<br />
D. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ.<br />
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90<br />
(thế kỉ XX)?<br />
A. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.<br />
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.<br />
C. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm.<br />
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch.<br />
Câu 24: Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là<br />
A. trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.<br />
B. trở thành đồng minh trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.<br />
C. ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.<br />
D. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.<br />
Câu 25: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp<br />
chuyển sang lối đánh nào?<br />
A. “Chinh phục từng gói nhỏ”<br />
B. “ Đánh lâu dài”<br />
C. “ Đánh chắc, tiến chắc”<br />
D. “ Chinh phục từng địa phương”<br />
Câu 26: Ý nào không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Thu được món lợi lớn nhờ chiến tranh.<br />
B. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút trầm trọng.<br />
C. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế.<br />
D. Đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng.<br />
Câu 27: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải<br />
A. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng KHKT của thế giới.<br />
B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
C. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.<br />
D. tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.<br />
Câu 28: Điểm mới trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là<br />
A. chú trọng vơ vét tài nguyên thiên nhiên.<br />
B. tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực thu lợi nhuận cao.<br />
C. đầu tư vào hai ngành đồn điền cao su và khai thác mỏ.<br />
D. đầu tư vào giao thông vận tải và ngân hàng.<br />
Câu 29: Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc là Chủ nhiệm, kiêm chủ bút của báo<br />
A. Đời sống công nhân.<br />
B. Người cùng khổ.<br />
C. Thanh niên.<br />
D. Nhân đạo.<br />
Câu 30: Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp<br />
đánh Bắc kì lần thứ nhất?<br />
A. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.<br />
B. Chiến thắng ở Nam Định.<br />
C. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng.<br />
D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 122<br />
<br />
Câu 31: Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là<br />
A. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.<br />
B. mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.<br />
C. mâu thuẫn giữa các giai cấp cũ với các giai cấp, tầng lớp mới.<br />
D. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.<br />
Câu 32: Điểm giống nhau nổi bật về kết quả của chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất (1773) và lần thứ hai<br />
(1783) là<br />
A. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng.<br />
B. làm nức lòng quân dân ta và củng cố quyết tâm đánh Pháp.<br />
C. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng kí Hiệp ước đầu hàng.<br />
D. quân Pháp hoang mang, lo sợ tìm cách thương lượng.<br />
Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây<br />
Âu phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới?<br />
A. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.<br />
B. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.<br />
C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.<br />
D. Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.<br />
Câu 34: Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước?<br />
A. Hoang mang, dao động.<br />
B. Sợ mất quyền lợi giai cấp.<br />
C. Sợ mất quyền lợi dân tộc.<br />
D. Lực lượng của Pháp quá mạnh.<br />
Câu 35: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động<br />
phong trào Cần vương dựa trên cơ sở<br />
A. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh, sự ủng hộ của nhân dân.<br />
B. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và sự suy yếu của Pháp.<br />
C. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc, sự quyết tâm của phái chủ chiến.<br />
D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.<br />
Câu 36: Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt ngọn cờ theo trào lưu tư sản trong phong trào dân tộc đầu thế kỷ<br />
XX?<br />
A. Phong trào Duy tân.<br />
B. Khởi nghĩa Yên Bái.<br />
C. Phong trào của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.<br />
D. Phong trào công nhân Vinh- Bến Thủy.<br />
Câu 37: Nhận xét nào sau đây là đúng về tính chất của phong trào Cần vương?<br />
A. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.<br />
B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.<br />
C. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.<br />
D. mang tính tự phát, kết quả thất bại.<br />
Câu 38: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có những chuyển biến quan trọng nào về<br />
chính trị?<br />
A. Đạt được sự tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.<br />
B. Quan hệ đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.<br />
C. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.<br />
D. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền.<br />
Câu 39: Những giai cấp nào ở Việt Nam có thể tập hợp vào phong trào dân tộc, dân chủ sau Chiến tranh thế<br />
giới thứ nhất?<br />
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ, tư sản.<br />
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ.<br />
C. Công nhân, nông dân, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản, tiểu tư sản.<br />
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản dân tộc.<br />
Câu 40: Vào cuối thế kỉ XIX, trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ<br />
trương<br />
A. chấn hưng thực nghiệp<br />
B. bài trừ ngoại hóa<br />
C. chống độc quyền<br />
D. đẩy mạnh xuất khẩu<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 122<br />
<br />