intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 2 - Sở GD&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu - Mã đề 003

Chia sẻ: Nguyễn Hùng Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu - Mã đề 003 dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 2 - Sở GD&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu - Mã đề 003

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU<br /> <br /> KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II, NĂM 2018<br /> Bài thi: Khoa học xã hội<br /> Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br /> <br /> Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br /> ĐẾ THI CHÍNH THỨC<br /> (Đề thi có 05 trang)<br /> <br /> Mã đề thi 003<br /> <br /> Họ, tên thí sinh:................................................ Số báo danh………………………<br /> Câu 1: Một trong những nguyên tắt hoạt động của Liên hợp quốc là gì?<br /> A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br /> B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.<br /> C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.<br /> D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br /> Câu 2: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới đã xuất hiện<br /> các trung tâm kinh tế-tài chính nào?<br /> A. Mĩ, Đông Âu, Tây Âu.<br /> B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.<br /> C. Mĩ, Nhật Bản, Đông Âu.<br /> D. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô.<br /> Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào<br /> giải phóng dân tộc thế giới?<br /> A. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản.<br /> B. Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.<br /> C. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.<br /> D. Tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa.<br /> Câu 4: Một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh<br /> thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối là<br /> A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.<br /> B. thành lập Hội quốc liên.<br /> C. mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.<br /> D. kết thúc chiến tranh ở châu Âu.<br /> Câu 5: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX do tầng lớp nào lãnh đạo?<br /> A. Tướng lĩnh triều đình.<br /> B. Giới sĩ phu tiến bộ.<br /> C. Quan lại địa phương.<br /> D. Văn thân, sĩ phu.<br /> Câu 6: Chiến thắng nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã làm phá sản hoàn<br /> toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam?<br /> A. Chiến thắng Bình Giã.<br /> B. Chiến thắng Phước Long.<br /> C. Chiến thắng Vạn Tường.<br /> D. Chiến thắng Ấp Bắc.<br /> Câu 7: Ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng<br /> Việt Nam?<br /> A. Tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.<br /> B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br /> D. Là yếu tố quyết định cho những bước phát triển về sau của lịch sử dân tộc.<br /> Câu 8: Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến<br /> chống Mĩ cứu nước của quân dân ta?<br /> A. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công.<br /> B. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.<br /> C. Chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược<br /> trên toàn chiến trường miền Nam.<br /> D. So sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta.<br /> <br /> Trang 1/5 - Mã đề thi 003<br /> <br /> Câu 9: Vào đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp vì<br /> A. sau cuộc Duy Tân, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.<br /> B. Nhật Bản đã đánh thắng Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1905).<br /> C. giới sĩ phu nhận thấy muốn dân giàu, nước mạnh thì phải duy tân theo Nhật Bản.<br /> D. Nhật Bản là một cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Á, là nước “đồng chủng, đồng văn<br /> với” Việt Nam.<br /> Câu 10: Tại sao khẳng định: Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc?<br /> A. Đã nêu rõ mục đích hoạt động của Liên hợp quốc.<br /> B. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.<br /> C. Thiết lập bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.<br /> D. Được các nước thành viên phê chuẩn.<br /> Câu 11: Chiến thắng nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) đã<br /> tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi?<br /> A. Chiến thắng Biên Giới (1950).<br /> B. Chiến thắng Việt Bắc (1946).<br /> C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).<br /> D. Chiến thắng Tây Bắc (1952).<br /> Câu 12: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng<br /> Cộng sản Việt Nam năm 1930 có tên gọi chung là gì?<br /> A. Luận cương chính trị tháng 10-1930.<br /> B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br /> C. Chương trình hành động của Đảng.<br /> D. Đường Kách mệnh.<br /> Câu 13. Tại sao sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga Xô viết thực hiện Chính<br /> sách cộng sản thời chiến?<br /> A. Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội.<br /> B. Mhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống cho nhân dân.<br /> C. Chuyển đổi nền kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần.<br /> D. Để huy động tối đa và sử dụng hợp lí các nguồn lực của đất nước để chống thù trong, giặc<br /> ngoài.<br /> Câu 14: Một trong những nguyên nhân dẫn đến Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là<br /> A. Liên bang Xô viết đã tan rã nên Mĩ không còn đối trọng.<br /> B. cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã thu được nhiều thành tựu to lớn.<br /> C. phong trào giải phóng dân tộc đã thủ tiêu hệ thống thuộc địa của phương Tây.<br /> D. vì cuộc chạy đua vũ kéo dài làm cho hai nước suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với<br /> các cường quốc khác.<br /> Câu 15: Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc ta vì<br /> A. đã làm cho chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.<br /> B. đã giành được độc lập dân tộc, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<br /> C. Việt Minh đã phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br /> D. góp phần vào chiến thắng của Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.<br /> Câu 16: Tạo sao nói: Xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931?<br /> A. Bước đầu hình thành khối liên minh công-nông.<br /> B. Tinh thần đấu tranh quyết liệt của quần chúng nhân dân.<br /> C. Từ trong phong trào đã hình thành lực lượng tự vệ Đỏ.<br /> D. Đã thủ tiêu chính quyền của thực dân-phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng.<br /> Câu 17: Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến<br /> công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì<br /> A. đã giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn.<br /> B. tạo thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam.<br /> C. mở đầu quá trình khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn.<br /> D. chuyển từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược.<br /> Trang 2/5 - Mã đề thi 003<br /> <br /> Câu 18: Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thực dân Pháp từ ngày 2/9/1945<br /> đến trước ngày 6/3/1946 là gì?<br /> A. Hòa với Pháp.<br /> B. Hợp tác với Pháp.<br /> C. Chống Pháp.<br /> D. Nhân nhượng Pháp.<br /> Câu 19: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những<br /> năm 1925-1930 là gì?<br /> A. Đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.<br /> B. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> C. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br /> D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br /> Câu 20: Tại sao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 Đảng ta chủ trương tiến hành<br /> kháng chiến chống Pháp?<br /> A. Để giành thế chủ động trên chiến trường, tiêu diệt một bộ phận quân Pháp.<br /> B. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng Pháp càng lấn tới.<br /> C. Quân Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ<br /> hai.<br /> D. Để giam chân địch trong thành phố để hậu phương chuẩn bị lực lượng chống Pháp.<br /> Câu 21: Trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay, khoa học trở thành một lực lượng<br /> sản xuất trực tiếp vì<br /> A. nhờ khoa học-kĩ thuật sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.<br /> B. những sáng kiến về khoa học đã mở ra khả năng thúc đẩy sản xuất phát triển.<br /> C. nhờ những phát minh khoa học con người đã khám phá được các nguồn năng lượng mới.<br /> D. khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc của tiến bộ kĩ thuật và<br /> công nghệ.<br /> Câu 22: Tại sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công mở đầu<br /> cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?<br /> A. Tây Nguyên xa hậu phương lớn miền Bắc.<br /> B. đường Trường Sơn đã vươn tới mặt trận Tây Nguyên.<br /> C. Tây Nguyên là địa bàn hiểm trở giáp với chiến trường Lào và Campuchia.<br /> D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch bố phòng có nhiều sơ hở.<br /> Câu 23: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX so với phong trào<br /> yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX là gì?<br /> A. Con đường cứu nước.<br /> B. Lực lượng tham gia.<br /> C. Phương pháp đấu tranh.<br /> D. Tinh thần đấu tranh.<br /> Câu 24: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là<br /> A. bất hợp tác với Pháp.<br /> B. thực hiện “vườn không, nhà trống”.<br /> C. khởi nghĩa võ trang.<br /> D. phòng ngự tích cực.<br /> Câu 25: Vào thập niên 60,70 của thế kỉ XX, khu vực Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng<br /> cháy” vì<br /> A. chế độ phân biệt chủng tộc bị thủ tiêu.<br /> B. nhiều quốc gia tuyên bố độc lập.<br /> C. phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm .<br /> D. phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra mạnh mẽ.<br /> Câu 26: Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường quốc kinh tế từ những<br /> năm 60 của thế kỉ XX là nhân tố nào?<br /> A. vai trò quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. biết tận dụng các yếu tố bên ngoài.<br /> C. nguồn nhân lực có chất lượng cao.<br /> D. chi phí cho quốc phòng thấp.<br /> Trang 3/5 - Mã đề thi 003<br /> <br /> Câu 27: Một trong những điểm khác biệt chủ yếu giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 21930) so với Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng ta là<br /> A. xác định phương pháp đấu tranh.<br /> B. tính chiến lược của các mạng.<br /> C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.<br /> D. xác định lực lượng cách mạng.<br /> Câu 28: Lực lượng tham gia chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là<br /> A. công nhân và nông dân.<br /> B. công nhân, nông dân, trí thức.<br /> C. đông đảo các tầng lớp nhân dân.<br /> D. tiểu tư sản, tư sản dân tộc.<br /> Câu 29: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1954) của nhân dân ta kết thúc bằng sự<br /> kiện nào?<br /> A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.<br /> B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.<br /> C. Hội nghị quốc tế triệu tập ở Giơnevơ năm 1954 để lập lại hòa bình ở Đông Dương.<br /> D. Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ năm 1954 thảo luận về vấn đề hòa bình ở Đông Dương.<br /> Câu 30: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo<br /> vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?<br /> A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.<br /> B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa và hợp tác quốc tế.<br /> C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.<br /> D. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.<br /> Câu 31: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX của nhân dân ta diễn ra<br /> A. chủ yếu ở Bắc kì và Trung kì.<br /> B. chỉ ở Bắc kì và Trung kì.<br /> C. sôi nổi trên phạm vi toàn quốc.<br /> D. chỉ ở Trung kì.<br /> Câu 32: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884) của Triều Nguyễn thất bại đã để<br /> lại cho dân tộc ta bài học kinh nghiệm gì?<br /> A. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp để giành thắng lợi.<br /> B. Đoàn kết và phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến.<br /> C. Thương lượng để với Pháp để chuộc lại những vùng đất đã mất.<br /> D. Thực hiện chính sách “bế quan, tỏa cảng” để bảo vệ đất nước.<br /> Câu 33: Hội nghị Ianta năm 1945 có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến<br /> tranh thế giới thứ hai?<br /> A. Nảy sinh tranh chấp phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc.<br /> B. Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực trên thế giới.<br /> C. Quan hệ Xô-Mĩ chuyển từ liên minh sang đối đầu gay gắt.<br /> D. Trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới và chi phối quan hệ quốc tế những năm sau<br /> đó.<br /> Câu 34: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của quân dân ta ở miền Nam mang<br /> tính chất gì?<br /> A. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.<br /> B. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.<br /> C. Là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. D. Là cuộc chiến tranh nhân dân.<br /> Câu 35: Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ có viết:…“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất<br /> kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam thì<br /> phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”<br /> Đoạn trích trên thể hiện tính chất gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của<br /> nhân dân ta?<br /> A. Tính toàn diện.<br /> B. Tính trường kì.<br /> C. Tính nhân dân.<br /> D. Tính dân chủ.<br /> <br /> Trang 4/5 - Mã đề thi 003<br /> <br /> Câu 36: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như<br /> A. chiến công hiển hách của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống phát xít.<br /> B. một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỉ XX.<br /> C. cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất vì hòa bình của nhân loại.<br /> D. chiến thắng to lớn của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.<br /> Câu 37: Những thay đổi của Đảng và Chính phủ ta trong đối sách với quân Trung Hoa dân quốc<br /> và thực dân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 xuất phát từ quan điểm<br /> A. giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.<br /> B. kiên quyết chống lại sự xâm lược của Pháp.<br /> C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.<br /> D. trừng trị theo pháp luật các phần tử phản cách mạng.<br /> Câu 38: Phong trào cách mạng 1936-1939 để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm gì?<br /> A. Xây dựng mặt trận, tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp.<br /> B. Đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền.<br /> C. Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.<br /> D. Vận động quần chúng, hình thành khối liên minh công nông.<br /> Câu 39: Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới 1986-1990 do Đảng ta lãnh đạo đã chứng tỏ<br /> điều gì?<br /> A. Công cuộc đổi mới mang tính chất như một cuộc cách mạng.<br /> B. Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.<br /> C. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.<br /> D. Kinh tế đối ngoại của Việt Nam phát triển nhanh, vốn đầu tư của nước ngoài tăng.<br /> Câu 40: Một trong những bài học kinh nghiệm Đảng ta rút ra từ thực tế lãnh đạo cách mạng<br /> Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 là gì?<br /> A. Nhân dân Đông Dương đoàn kết chống kẻ thù chung.<br /> B. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.<br /> C. Nhân dân ta đoàn kết một lòng đấu tranh vì độc lập của dân tộc.<br /> D. Sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với Việt Nam.<br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 5/5 - Mã đề thi 003<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2