intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

99
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÈ THI TIẾP CẬN KỲ THI THPT QUÓC GIA NĂM  2018 (Đề có 8 trang) MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12      Thời gian làm bài 50 Phút; (Đề có 40 câu) Mã đề      Họ tên: ………………………………. Số báo danh: ……………… Câu 1: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đối phó với  vấn  đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. B. Giải quyết các tranh chấp  quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm  nước lớn. Câu 2: Nguyên nhân có tính  quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống  Mĩ,  cứu nước là gì? A. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng. C. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. D. Có hậu phương vững chắc miền Bắc XHCN. Câu 3: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1858 – 1859, quân ta  đã thực hiện “vườn không nhà trống” ở A. chiến trường miền Đông Nam Kì. B. chiến trường miền Tây Nam Kì. C. chiến trường Gia Định. D. chiến trường Đà Nẵng. Câu 4: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Qui mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau.  B. Hậu qủa của chiến tranh nặng nề như nhau. C. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. Câu 5: Sau Hiệp định Pari năm 1973, cách mạng miền Nam đã thực hiện được nhiệm vụ A. đánh cho ngụy nhào. B. giải phóng gần hết lãnh thổ miền Nam Việt Nam. C. đánh bại hoàn toàn đế quốc Mĩ. Trang 1/8
  2. D. đánh cho Mĩ cút. Câu 6: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  (1945­ l954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá như  là “mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử  dân tộc”? A. Chiến thắng Việt Bắc thu­ đông năm  1947. B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm l954. C. Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 đầu năm l947. D. Chiến thắng Biên Giới thu­ đông năm 1950. Câu 7: Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô khác với Mĩ là A. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. mở rộng lãnh thổ.  C. khống chế các nước khác. D. duy trì nền hòa bình thế giới.  Câu 8: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897­1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  hai  (1919­1929) của Pháp có điểm nào mới? A. Đầu tư vốn có tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ.  C. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa. D. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng. Câu 9: Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu vì A. có tham vọng làm bá chủ thế giới. B. khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa. C. có thế lực về kinh tế. D. có sức mạnh về quân sự. Câu 10: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm  1991đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế? A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành. B. Phong trào ách mạng thế giới mất chỗ dựa. Trang 2/8
  3. C. Trật tự thế giới “một cực” hình thành. D. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”. Câu 11:  Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài là do A. chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. B. âm mưu muốn xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. C. nhà Nguyễn chỉ muốn  quan  hệ với nhà Thanh. D. chính sách cô lập Việt Nam của các nước tư bản Phương Tây. Câu 12: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm  1917 ở Nga là A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng vô sản. D. cách mạng tư sản. Câu 13: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng tại sao địch lại chốt giữ ở đây một lực  lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở? A. Do lực lượng không đủ để bố trí toàn miền Nam. B. Do bất ngờ chưa chuẩn bị kịp. C. Do chủ quan cho rằng Tây Nguyên là một pháo đài không thể công phá. D. Do nhận định sai hướng tiến công của quân dân ta. Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn  cho dân tộc Việt Nam? A. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. B. Đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecsxai. C. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa ri. D. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Câu 15: Để tiến hành Chiến tranh đặc biệt, Mĩ mở nhiều cuộc hành  quân càn quét để dồn dân lập  “ấp chiến lược” nhằm A. Khống chế cách mạng miền Nam. B. Bình định miền Nam. C. Cô lập cách mạng miền Nam. D. Tiêu diệt cách mạng miền Nam. Trang 3/8
  4. Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát  sang đấu tranh tự giác? A. Bãi công của công nhân Ba Son (8­ 1925). B. Bãi công của công nhân nhà máy  xi măng Hải Phòng (1928). C. Phong trào “ vô sản hóa” (1928).     D. Bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 17: Tại sao nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước  mặt Nhà nước sau đại thắng Xuân  1975? A. Chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. B. Nhân dân hai miền mong muốn có một chính phủ thống nhất. C. Đảng cần có cơ quan quyền lực chung cho nhân cả nước. D. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Câu 18: Nguyên nhân cơ bản quyêt định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì: A. Phát xít Nhật bị  quân Đồng minh đánh bại. B. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân. C. Có khối liên minh công – nông vững chắc. D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 19: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay A. Phát triển công nghiệp. B. Phát triển trồng cây công nghiệp. C. Phá hoại nền nông nghiệp của ta. D. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh. Câu 20: Tại sao vào đầu thế kỉ XX, xuất hiện con đường cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản ở  Việt Nam? A. Do phong trào cứu nước theo ý thức hệ phong kiến không giành thắng lợi. B. Do tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. C. Do ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. D. Xuất phát từ lòng yêu nước và xuất hiện những giai tầng mới trong xã hội. Trang 4/8
  5. Câu 21: Hậu quả  lớn nhất của Hiệp ước Hắcmăng đối với Việt Nam là A. nền chính trị nước ta bị lệ thuộc vào Pháp. B. nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc vào Pháp. C. thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam. D. Pháp nắm độc quyền về chính sách đối ngoại. Câu 22: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc là gì? A. Tư tưởng bình đẳng, bác ái. B. Tư tưởng độc lập, tự do. C. Tư tưởng độc lập dân tộc và ruộng đất cho người cày. D. Tư tưởng dân chủ và tự do. Câu 23: Tại sao nói “Hòa bình, ôn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước  vào thế kỉ XXI”? A. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển. B. Tạo môi trường hòa bình để các dân tôc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường hợp tác  về mọi mặt. C. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. D. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Câu 24: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các  nghành A. nông nghiệp và thương nghiệp.  B. công nghiệp chế biến.  C. giao thông vận tải. D. nông nghiệp và khai thác mỏ. Câu 25: Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến xâm lược.  Đó là ý nghĩa của A. Chiến thắng Bình Giã(Bà Rịa) năm 1964. B. Chiến thắng trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. D. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965. Câu 26: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10­ Trang 5/8
  6. 1930) của Đảng là gì?  A. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam. B. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam. C. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam. D. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam. Câu 27: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo  được  thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. nghị quyêt của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng. D. văn kiện của Đảng. Câu 28: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991đến năm 2000 là A. ngả về phương Tây và phụ thuộc về mọi mặt. B. coi trọng  quan hệ với các nước châu Á. C. một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển quan hệ  với các nước châu Á. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 29: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. D. ngăn chặn các hạt động gây chiến tranh. Câu 30: Thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 khác với thời cơ trong cách  mạng tháng Tám năm 1945 là A. không có đồng minh ủng hộ. B. không có lực lượng chính trị của quần chúng. C. tự tạo lực, tạo thế và tạo thời cơ. D. không tranh thủ được điều kiện thuận lợi quốc tế. Trang 6/8
  7. Câu 31:  “Trận Điện Biên Phủ trên không” (1972) có điểm gì giống với trận Điện Biên Phủ (1954)  ở Việt Nam? A. Buộc kẻ thù phải đàm phán và kí Hiệp định có lợi cho ta. B. Bắn rơi nhiều máy bay của địch. C. Trận đánh đi vào lịch sử dân tộc. D. Buộc kẻ thù chấp nhận sự thất bại cuối cùng. Câu 32: Vì sao trong đường đổi mới (1986), Đảng ta chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm? A. Do hàng hóa trên thị trường khan hiếm. B. Do đất nước đang khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. C. Do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng. D. Do yêu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân. Câu 33: Thắng lợi của ta trong Đông – Xuân 1953­ l954 đã mở ra khả năng giải quyết cuộc chiến  tranh ở Đông Dương bằng con đường A. Hòa bình. B. Đấu tranh quân sự. C. Bạo lực cách mạng. D. Khởi nghĩa vũ trang.  Câu 34: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là A. Nhật Bản.  B. Liên Xô.  C. Mỹ.  D. Ấn Độ. Câu 35: Vì sao giai cấp tư sản không nắm vai trò lãnh đạo phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu  thế kỉ XX? A. Do không có tinh thần yêu nước, quyền  lợi gắn chặt với thực dân Pháp. B. Do không tập hợp được lực lượng để chống Pháp. C. Do lực lượng non yếu, chưa hình thành giai cấp và bị thực dân chèn ép. D. Do tập trung phát triển kinh tế để làm giàu. Câu 36: Pháp lấy cớ gì để đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1862. B. Chính sách “cấm đạo và sát đạo” của nhà Nguyễn. C. Chớp cơ hội triều đình nhà Nguyễn nhờ giải quyết vụ ĐuyPuy. D. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. Trang 7/8
  8. Câu 37: Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời  gian nào? A. Trước khi Nhật đầu hàng  Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Từ sau khi Nhật đầu hàng  Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Từ trước khi Nhật đầu hàng  Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Từ sau khi Nhật đầu hàng  Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 38: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước? A. Chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh. B. Khởi nghĩa Ba Tơ. C.  “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”. D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. Câu 39: Bài học kinh nghiệm từ việc kí Hiệp định Sơ bộ (6­3­1946) được Đảng ta vận dụng như  thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay? A. sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp. B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. C. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. D. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Câu 40: Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chủng ta” của Ban Thường Vụ Trung  ương Đảng ((12­ 3­1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam là A. chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. B. chuyển đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận. D. từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua  tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 8/8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0