Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết
lượt xem 5
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết" để tích lũy kinh nghiệm giải đề các bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết
- TRƯỜNG THPT ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 CHUYÊN LÊ KHIẾT MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên :...........................Lớp................... Số báo danh : ...................Phòng................ Mã đề 102 Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 1930) diễn ra khi phong trào cách mạng của quần chúng đang A. mới vừa bùng nổ. B. tạm thời lắng xuống. C. diễn ra quyết liệt. D. bị đàn áp đẫm máu. Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vai trò quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước. B. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. C. Tận dụng tốt nguồn nguyên nhiên liệu giá rẽ từ các nước đang phát triển. D. Các công ty, tập đoàn có sức sản xuất, sức cạnh tranh cao trên thị trường. Câu 3: Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa với các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa là do A. Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4 1949). B. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3 1947). C. sự ra đời và thực hiện “Kế hoạch Mácsan” của Mĩ (6 1947). D. Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 1955). Câu 4: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính sách của các nước thực dân Âu – Mĩ đối với các nước Đông Nam Á là gì? A. Trao trả độc lập. B. Trở lại xâm lược. C. Tiếp tục thống trị. D. Khai thác thuộc địa. Câu 5: Nghị quyết 15 (1 1959) và Nghị quyết 21 (7 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều xác định cách mạng miền Nam A. phải nắm vững chiến lược tiến công địch. B. đi theo con đường bạo lực cách mạng. C. kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao. D. chống lại kẻ thù nguy hiểm là Mĩ – Diệm. Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 1929), thực dân Pháp đã đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực A. giao thông vận tải. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. khai thác mỏ. Câu 7: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 1936) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là A. chống phát xít, chống phản động thuộc địa. B. chống phát xít, chống chiến tranh thế giới. C. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, hòa bình. D. chống đế quốc và chống phong kiến. Câu 8: Với việc thực hiện nội dung đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ A. từng bước thay đổi. B. chỉ thay đổi nhỏ. C. thay đổi toàn bộ. D. không thay đổi. Trang 1/4 Mã đề 102
- Câu 9: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, chính quyền cách mạng đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân như thế nào? A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội dân tộc chia cho nông dân. B. Tạm cấp ruộng đất bỏ hoang, chia lại ruộng đất công cho nông dân thiếu ruộng. C. Tiến hành chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. D. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản bội cách mạng chia cho nông dân. Câu 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp Bản Tạm ước (14 9 1946) với mục đích chính là A. có thêm thời gian hòa bình để xây dựng, củng cố lực lượng. B. ngăn chặn sự khiêu khích, gây hấn của quân Pháp ở miền Bắc. C. tạo không khí thuận lợi để hai bên tiếp tục đàm phán chính thức. D. tránh một cuộc chiến đấu bất lợi với nhiều kẻ thù cùng lúc. Câu 11: Điểm giống nhau giữa các nước tham gia sáng lập Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là đều A. có nền kinh tế phát triển. B. đã giành được độc lập. C. đồng minh của nước Mĩ. D. tương đồng về chính trị. Câu 12: Từ sau năm 1986, chủ trương nào của Đảng đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển kinh tế đất nước? A. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. B. Việc lưu thông hàng hóa trong nước thuận lợi. C. Giao khoán ruộng đất cho từng người nông dân. D. Mở rộng hoạt động quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 13: Đến năm 1959, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng không gian địa lí đến khu vực nào trên thế giới? A. Đông Á. B. Mĩ Latinh. C. Đông Âu. D. Đông Nam Á. Câu 14: Đại hội quốc dân diễn ra ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 16 đến ngày 17 8 1945 đã cử ra tổ chức nào? A. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc. B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. D. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới. Câu 15: Sự kiện nào đã đánh dấu chế độ thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã? A. 17 nước được chủ nghĩa thực dân trao trả độc lập năm 1960. B. Cuộc cách mạng của nhân dân Ai Cập thành công năm 1952. C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Nam Phi năm 1993. D. Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla năm 1975. Câu 16: Ngày 12 3 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó có nêu khẩu hiệu A. đánh đuổi phát xít Nhật. B. đánh đuổi Pháp – Nhật. C. đánh đuổi Nhật và tay sai. D. đánh đuổi Pháp và tay sai. Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào đấu tranh tự giác? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời (6 1925). B. Thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8 1925). C. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (đầu năm 1930). D. Nguyễn Ái Quốc chọn cách mạng vô sản (7 1920). Câu 18: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 1925, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của tầng lớp tư sản dân tộc như thế nào? A. Chấp nhận làm tay sai cho Pháp, không có tinh thần dân tộc, dân chủ. B. Hăng hái đấu tranh chống đế quốc và tay sai vì độc lập, tự do của dân tộc. C. Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng không triệt để, dể thỏa hiệp với Pháp. Trang 2/4 Mã đề 102
- D. Ra sức đấu tranh dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến. Câu 19: Theo Luận cương chính trị (10 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương, nội dung của cách mạng tư sản dân quyền là A. chỉ bao gồm nội dung cách mạng ruộng đất. B. chỉ bao gồm nội dung độc lập dân tộc. C. chỉ bao gồm nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. bao gồm độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Câu 20: Với việc thực hiện thành công cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc về lĩnh vực. A. lương thực. B. hạt nhân. C. phần mềm. D. vũ trụ. Câu 21: Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp “hòa để tiến” trong bối cảnh nào? A. Quân Trung Hoa dân quốc và tay sai vào nước ta chống phá cách mạng. B. Pháp và Trung Hoa dân quốc đã đàm phán và kí Hiệp ước Hoa – Pháp. C. Thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. D. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại. Câu 22: Trong thời kì 1936 1939, mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” được Đảng Cộng sản Đông Dương giải quyết như thế nào? A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. B. Tạm gác cả hai nhiệm vụ cách mạng. C. Tạm gác nhiệm vụ độc lập dân tộc. D. Giải quyết cả hai nhiệm vụ cách mạng. Câu 23: Hội nghị quốc tế diễn ra từ ngày 25 4 đến ngày 26 6 1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã tuyên bố A. Trật tự thế giới hai cực Ianta ra đời. B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai. D. chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc. Câu 24: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược xây dựng đất nước, trong đó tập trung vào phát triển A. khoa học. B. công nghệ. C. giáo dục. D. kinh tế. Câu 25: Yêu cầu số một của giai cấp nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai là A. được giảm tô, giảm thuế. B. có ruộng đất để cày cấy. C. tự do, cơm áo, hòa bình. D. dân tộc được độc lập. Câu 26: Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” nhằm mục đích chính là A. xây dựng tổ chức cách mạng cho giai cấp công nhân. B. tuyên truyền lý luận cách mạng cho giai cấp công nhân. C. huấn luyện, đào tạo cán bộ cho giai cấp công nhân. D. vận động giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi. Câu 27: Nhân tố quyết định dẫn đến Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam là do A. chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mặt hạn chế thời đại của nó. B. đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết. C. yêu cầu cần phải tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc. D. Nguyễn Ái Quốc có trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén. Câu 28: Vai trò chủ yếu của mặt trận Việt Minh đối với sự phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1941 1945 là Trang 3/4 Mã đề 102
- A. góp phần quan trọng xây dựng lực lượng vũ trang. B. tập dượt cho quần chúng đấu tranh cách mạng. C. xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng. D. huy động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 29: Giữa tháng 5 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện nội dung nào trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự của nước ngoài vào Việt Nam. B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam. C. Thực hiện cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực ở Việt Nam. D. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên ba nước Đông Dương. Câu 30: Từ năm 1919 đến năm 1930, công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam là A. xác định con đường cứu nước cho dân tộc theo khuynh hướng vô sản. B. chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức để lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. C. đi sang châu Âu nhằm tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. D. xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Câu 31: Điểm giống nhau trong nội dung kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi năm 1950 với kế hoạch Nava năm 1953 là đều A. muốn kết thúc chiến tranh bằng một hiệp định có lợi cho Pháp. B. bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. C. ra sức xây dựng lực lượng quân đội cơ động chiến lược mạnh. D. giành thắng lợi quyết định để tạo điều kiện cho việc đàm phán. Câu 32: Hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 1939) và (5 1941) đều có chủ trương tạm gác vấn đề ruộng đất là do A. Quốc tế Cộng sản chỉ đạo Đảng chưa được thực hiện vấn đề ruộng đất lúc này. B. tất cả ruộng đất đang nằm trong tay địa chủ nên không thể chia cho dân cày. C. nông dân tập trung đấu tranh giải phóng dân tộc nên chưa quan tâm ruộng đất. D. thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phân hóa, cô lập kẻ thù, tiến lên đánh bại chúng. Câu 33: Xét về những biểu hiện chủ yếu thì xu thế toàn cầu hóa ngày nay chỉ diễn ra trên lĩnh vực A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. ngoại giao. Câu 34: Đóng góp quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 1939 đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Đảng tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng. B. tạo ra lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. C. đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trưởng thành. D. Pháp nhượng bộ một số quyền lợi cho nhân dân ta. Câu 35: Trong thời kì 1954 1975, cách mạng Việt Nam có đặc điểm nổi bật là A. trong hậu phương có tiền tuyến, còn trong tiền tuyến có hậu phương. B. hai miền Nam – Bắc cùng thực hiện kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. C. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc. D. có hậu phương miền Bắc không ngừng chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Câu 36: Ý nghĩa chủ yếu của phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là A. mở ra thời kỳ khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn. B. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ. D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 37: Trong sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1930 1975, nguyên nhân nào được coi là nhân tố thắng lợi hàng đầu, chi phối các nhân tố khác? Trang 4/4 Mã đề 102
- A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, lao động cần cù, chiến đầu dũng cảm. C. Biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong nước với quốc tế. D. Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 38: Yếu tố quyết định giúp cho nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) và tiếp tục phát triển là do A. nhà nước ra sức quản lý, điều tiết, thúc đẩy có hiệu quả nền kinh tế. B. áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. C. liên kết, hợp tác chặt chẽ về kinh tế, tài chính để cùng phát triển. D. tận dụng nguồn nguyên, nhiên liệu giá rẻ từ các nước đang phát triển. Câu 39: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là do việc A. hình thành, phát triển và tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa. B. bùng nổ và phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. C. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa bùng nổ. D. xác lập một trật tự thế giới mới Trật tự thế giới hai cực Ianta. Câu 40: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? A. Được huy động lực lượng đến mức cao nhất. B. Trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch. C. Diễn ra khi ta đã giành thắng lợi ngoại giao. D. Ta chủ động tiến công địch trên chiến trường. HẾT ĐÁP ÁN 102 273 354 435 1 C A D D 2 C A B A 3 C B C D 4 B C A D 5 B D B C 6 B C B A 7 D D A A 8 D B A D 9 B D A A 10 A B D A 11 B B A A 12 A C B D 13 B D A D 14 B C D A 15 D D D C 16 A B B B 17 C C D A 18 C A C A 19 D A D A 20 C A B B Trang 5/4 Mã đề 102
- 21 B C B C 22 B B C A 23 B A A D 24 D B D B 25 D B C C 26 B D D A 27 D C A B 28 C C C C 29 B C A C 30 A C A B 31 C D A A 32 D B A B 33 A B D C 34 B C A C 35 C B C D 36 D A C C 37 A D C B 38 B C B B 39 D B B A 40 C D D C Trang 6/4 Mã đề 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn