intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

38
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành" nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ ÔN THI ­ KỲ THI THPT QG 2018  TRƯỜNG THPT SỐ 1 NGHĨA HÀNH MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Thời gian làm bài 50 Phút     Họ tên: …………………………………… SBD/Lớp: ……………… Câu 1: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là A. khởi nghĩa Hoàng Sào. B. khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc. C. khởi nghĩa Lý Tự Thành. D. khởi Nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng. Câu 2: Nội dung nào đúng nhất sau vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ? A. Chủ  nghĩa khủng bố  không chỉ  là vấn đề  riêng của nước Mỹ  mà là vấn đề  chung của nhân loại. B. Nước mỹ  luôn đứng trước nguy cơ  bị  khủng bố  và an ninh chính trị  bị  đe  dọa. C. Mỹ và các nước Tây Âu luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố. D. Các nước Đông Nam Á luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố. Câu 3: Ngày 28.7.1995 là ngày diễn ra sự kiện tiêu biểu nào trong ngành ngoại giao   Việt Nam? A. Việt Nam gia nhập WTO. B. Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. C. Việt Nam tham gia ASEAN. D. Mĩ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Câu 4: Phong trào độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế  giới thứ nhất có bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỷ XX do A. có sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản ở các nước. B. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. C. giai cấp vô sản lớn mạnh. D. các nước đế quốc bị suy yếu. Câu 5: Tình cảnh chung của người lao động trên thế giới, trong nhìn nhận đánh giá   của Nguyễn Tất Thành (giai đoạn 1911­1917) A. ở đâu cũng bị áp bức bóc lột dã man. B. nhiều nơi được coi trọng. C. người lao động ở các nước đế quốc có cuộc sống sung sướng. D. người lao động ở đâu cũng được trả công rẻ mạt. 1
  2. Câu 6:  Trước ngày 06.3.1946, Đảng – Chính phủ  và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh thực  hiện sách lược      A. hòa với Tưởng để đánh Pháp.      B. hòa với Pháp để đuổi Tưởng.      C. hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.       D. đánh Pháp và Tưởng. Câu 7: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng và chính phủ  cần phát huy bài học kinh nghiệm nào trong cách mạng tháng Tám 1945?      A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.      B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác­Lê nin.      C. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.      D. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 8. Tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta biểu hiện  ở điểm nào?        A. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.        B. Quyết tâm kháng chiến của Đảng ta.        C. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.        D. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta. Câu 9: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc  chiến tranh thế giới (1919­1939) là A. Có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Thực hiện mục tiêu chống đế quốc và phong kiến. C. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chuyển hẳn sang đấu tranh đòi quyền lợi  chính trị. D. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, sự trưởng thành của giai cấp vô  sản. Câu 10: Những quyết định của hội nghị Ianta đưa đến hệ quả như thế nào trong  quan hệ quốc tế? A. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. B. Chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật bị tiêu diệt tận gốc. C. Một trật tự thế giới mới được hình thành gọi là trật tự hai cực Ianta. D. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác  nhau. Câu 11: Phe liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) gồm những  nước nào? 2
  3. A. Đức­Ý­Nhật. B. Đức –Áo­Hung. C. Đức­Nhật­Áo. D. Đức­Nhật­Mỹ. Câu 12: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng  chiến chống Mỹ, cứu nước là       A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.       B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.       C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.       D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Câu 13: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng nào?       A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.       B. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.       C. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.       D. Quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Câu 14: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về  chính trị?        A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.        B. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.        C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.        D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Câu 15: Sự kiện lớn trên thế giới có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam từ sau  chiến tranh thế giới thứ nhất là        A. sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga (11­1917).        B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến hội nghị Véc­xai (6­1919).        C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12­1920).        D. nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế. Câu 16: Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược trong  những năm cuối thế kỷ XIX là phong trào A. nông dân tự phát. B. yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. C. yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản. D. yêu nước theo xu hướng vô sản. 3
  4. Câu 17: Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất  ở đâu?        A. Trung Kỳ. B. Nam kỳ.        C. Bắc kỳ. D. Trong cả nước. Câu 18: Hội nghị BCHTU Đảng tháng 11/1939 chủ trương tạm gác khẩu hiệu nào?       A. Khẩu hiệu lập chính phủ cộng hòa dân chủ.       B. Khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.       C. Khẩu hiệu chống tô cao, lãi nặng.       D. Khẩu hiệu độc lập dân tộc. Câu 19:  Ý nào dưới đây không thể hiện bản chất của “chiến tranh lạnh” A. là cuộc chiến tranh không tiếng sung. B. là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe: Phe TBCN do Mỹ cầm đầu và phe  XHCN do Liên Xô làm trụ cột. C. là cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô trên các lĩnh vực chính trị,  kinh tế, quân sự. D. xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mỹ. Câu 20: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?      A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.           B. Các lực lượng phản cách mạng  trong nước.      C. Đế quốc Anh.           D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 21: Trong kháng chiến chống Mĩ, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc ­  Nam mang tên đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo        A. dãy núi Trường Sơn qua Lào và Campuchia.        B. dãy núi Trường Sơn.        C. phía đông dãy núi Trường Sơn.        D. phía Tây dãy núi Trường Sơn. Câu 22: Trong ba mặt trận đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,  mặt trận nào là nhân tố quyết định thắng lợi?        A. Mặt trận ngoại giao.        B. Mặt trận chính trị.        C. Mặt trận quân sự.        D. Mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự. 4
  5. Câu 23: Hình thức đấu tranh không thấy xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936­ 1939 là       A. đấu tranh chính trị công khai hợp pháp, đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ.       B. đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.       C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.       D. đấu tranh nghị trường. Câu 24: Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến  đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?       A. Chiến thắng Ấp Bắc.       B. Chiến thắng Vạn Tường.       C. Chiến thắng Ba Gia.       D. Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 25: Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978­2000) được đánh giá là A. góp phần củng cố hệ thống CNXH trên thế giới. B. thành công, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. C. đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. D. bước đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80. Câu 26. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1949 với Hiệp định  Giơnevơ ngày 21/7/1954       A. về quyền dân tộc cơ bản.       B. khu vực đóng quân của hai bên.       C. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.       D. về thời gian rút quân. Câu 27: Phương châm đánh của ta trong trận Điện Biên Phủ là       A. đánh nhanh, thắng nhanh.       B. đánh chắc, tiến chắc.       C. đánh lâu dài.       D. đánh công kiên, diệt đồn. Câu 28: Phong trào độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế  giới thứ nhất có bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỷ XX A. có sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản ở các nước. B. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. C. Giai cấp vô sản lướn mạnh. D. Các nước đế quốc bị suy yếu. 5
  6. Câu 29: Điểm hạn chế của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm chiến  tranh thế giới thứ nhất là A. Chưa có nét riêng. B. Không thể hiện rỏ tình đoàn kết. C. Mang tính tự phát. D. Ý thức tổ chức kỷ luật còn lỏng lẻo. Câu 30: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ  hai? A. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ. B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. D. Sự giao lưu quốc ngày càng được mở rộng. Câu 31: Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đã đề ra kế hoạch tác  chiến Đông Xuân (1953­1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch  trên cả hai mặt trận nào?       A. Chính trị quân sự.       B. Quân sự và ngoại giao.       C. Chính trị và ngoại giao.       D. Chính diện và sau lưng địch. Câu 32: Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa  cuối thế kỉ XX là A. Triều đình Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến buôn bán. B. nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công thị trường. C. chính sách “cấm đạo” và “ bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn. D. Việt Nam có vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên và nhân công phong phú. Câu 33: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai? A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Nhật. Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự  giác?      A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm chợ Lớn (1922).      B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc kỳ (1922).      C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).      D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. 6
  7. Câu 35: Nước nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân  tộc ở Mĩ La Tinh”? A. AC­hen­ti­na. B. Braxin. C. Mê­hi­cô. D. Cuba. Câu 36: Vì sao lịch sử ghi nhận năm 1960 là “năm Châu Phi”?  A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. B. Cả 17 nước châu Phi giành được độc lập. C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. D. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã. Câu 37. Từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” để lại cho cách mạng miền Nam  kinh nghiệm gì?      A. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.      B. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.      C. Kết hợp giữa đấu tranh binh vận và đấu tranh chính trị.      D. Sử dụng bạo lực cách mạng. Câu 38: Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn  toàn miền Nam thể hiên ở chỗ     A. quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.     B. đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm.     C. quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5 năm 1975.     D. tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc để đỡ thiệt hại về người và của cho  nhân. Câu 39: Vì sao gọi bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp  quốc? A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc B. Nêu rỏ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. C. Quy định tổ chức bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc. D. Là cơ sở pháp lý để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. Câu 40: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa  là gì? A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. B. Trình độ của người lao động còn thấp. C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. D. Trình độ quản lý còn thấp. ****************Hết******************* 7
  8. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SỐ 1 NGHĨA HÀNH NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp  B A C B A A C D D C B C D B A B C B D C án Câu 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp  B C C A D A B B C C D C C C D B A D B A án 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2