intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tam Dương - Yên Lạc 2 - Mã đề 485

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tam Dương - Yên Lạc 2 - Mã đề 485 để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - THPT Tam Dương - Yên Lạc 2 - Mã đề 485

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 4 NĂM 2018 TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG – YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút Đề thi gồm 04 trang Mã đề thi: 485 Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt  Nam năm 1945 là A. thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập. B. tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ. C. giành được chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật. D. không giành được chính quyền từ phát xít Nhật. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở  Việt  Nam? A. Tổng khởi nghĩa diễn ra ở cả nông thôn và thành thị. B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.. D. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thành công. Câu 3: Tháng 9 năm 1945 lực lượng vũ trang của ta được chấn chỉnh và đổi thành A. Cứu quốc quân. B. Vệ quốc đoàn. C. Quân đội quốc gia Việt Nam. D. Việt Nam giải phóng quân. Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc  ở Đông Nam Á giưa   hai cuộc Chiến tranh thế giới (1919 ­1939)? A. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị. B. Giai cấp tư sản đã giành được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ở tất cả các nước. C. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản D. Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt. Câu 5: Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương diễn ra ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ  ngày 14 ­ 15/8/1945 đã thông qua nội dung nào dưới đây? A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. B. Thành lập Ủy ban khởi nghĩa và ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa. C. Quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. D. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước của Đảng. Câu 6: Trong công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945­1950), ngành kinh  tế nào của Liên Xô được phục hồi vào năm 1947? A. Thương nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Giao thông vận  tải. Câu 7:  Tổ  chức nào dưới đây đã cổ  vũ cho sự  ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  (ASEAN)? A. Khối thị trường chung Châu Âu. B. Liên minh Châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế Châu Âu. D. Tổ chức thống nhât Châu Phi. Câu 8: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây? A. Phát triển không ổn định . B. Phát triển nhanh chóng. C. Khủng hoảng suy thoái. D. Phục hồi và phát triển trở lại. Câu 9:  Trong quá trình hình thành và phát triển tổ  chức ASEAN đã  không  gặp phải trở  ngại nào  dưới đây? Trang 1/5 ­ Mã đề thi 485
  2. A. Sự khác biệt về chế độ chính trị. B. Sự khác biệt về thể chế chính trị. C. Vấn đề Campuchia. D. Sự tác động của Chiến tranh lạnh. Câu 10: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến   lược của cách mạng Đông Dương là? A. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. B. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. C. Đánh đổ đế quốc và tư sản phản cách mạng. D. Đánh đổ phong kiến và tư sản phản cách  mạng. Câu 11:  Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945  ở  Việt Nam thành công cho thấy một cuộc khởi   nghĩa thành công cần phải có A. điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. B. sự chuẩn bị chu đáo và quyết tâm giành chính quyền. C. thời cơ và quyết tâm chớp thời cơ. D. sự chuẩn bị chu đáo và điều kiện khách quan thuận lợi. Câu 12:  Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954­1975), chiến thắng nào dưới đây của   quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản về về cơ bản "Chiến tranh đặc biệt" của đế  quốc Mĩ và   tay sai? A. Ba Gia (Quảng Ngãi). B. An Lão (Bình Định). C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Đồng Xoài (Bình Phước). Câu 13: Điều kiện có tính chất quyết định đưa đến sự  thành lập tổ  chức ASEAN năm 1967 là các   quốc gia thành viên? A. Đều có nền kinh tế phát triển. B. Đều có sự tương đồng về văn hóa. C. Đều có chế độ chính trị tương đồng. D. Đều đã giành được độc lập. Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về âm mưu xâm lược của Pháp đối với Việt Nam: A. Có từ đầu thế kỷ XIX và cũng được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX. B. Có từ lâu và được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX. C. Có từ đầu thế kỷ XIX và được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX. D. Có từ lâu và được xúc tiến mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XIX. Câu 15: Từ giữa năm 1961, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam A. bắt đầu thực hiện nhiệm vụ "kháng chiến chống Mĩ, cứu nước". B. phát triển thành chiến tranh giải phóng. C. từ đấu tranh chính trị phát triển lên chiến tranh giải phóng. D. có bước phát triển mới vì bắt đầu sử dụng bạo lực cách mạng. Câu 16: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 ­ 1925), Đảng lập hiến được thành lập  ở Nam Kỳ (1923) bởi? A. Tư sản và tiểu tư sản lớp trên. B. Một số tư sản lớn và công nhân. C. Tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức. D. Một số tư sản và địa chủ lớn. Câu 17: Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị  đầu   tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) phù hợp với? A. Quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin về cách mạng vô sản. B. Địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. C. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Số lượng và địa vị kinh tế của các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Hình thức đấu tranh vũ tang là chủ yếu. B. Lãnh đạo là các văn thân sĩ phu yêu nước. C. Có qui mô rộng khắp trong cả nước. D. Chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong  kiến. Câu 19: Với việc ký hiệp định Sơ bộ ngày 6­3­1946, ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm, đó là: Trang 2/5 ­ Mã đề thi 485
  3. A. Việt Quốc, Việt Cách. B. Phát xít Nhật. C. Quân Trung Hoa Dân quốc. D. Thực dân Anh. Câu 20: So với cuộc Tiến công chiến lược Đông ­ Xuân 1953 ­ 1954, hướng tiến công của quân ta  trong hè 1954 có gì thay đổi? A. Tập trung lực lượng tiến công cơ quan đầu não của địch. B. Ta đánh vào nơi địch đông và mạnh nhất. C. Ta chuyển sang tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. D. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược nhưng địch sơ hở. Câu 21: Sau năm 1954, miền Bắc ta đã làm gì để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng  dân tộc dân chủ nhân dân? A. Hoàn thành cải cách ruộng đất. B. Thực hiện giảm tô, giảm thuế. C. Xóa bỏ giai cấp tư sản. D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 22: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 ­ 1975), chiến thắng của quân dân ta mở  đầu cho cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam là? A. Núi Thành ­ Quảng Nam. B. Vạn Tường ­ Quảng Ngãi. C. Bắc Ái­ Ninh Thuận. D. Trà Bồng ­ Quảng Ngãi. Câu 23: Biểu hiện nào dưới đây không phải của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ­ công nghệ D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào đấu tranh giành độc lập ở  châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hình thức đấu tranh chủ yếu là chính trị. B. Nhiệm vụ đấu tranh là chống chế độ diệt chủng.. C. Lãnh đạo là giai cấp tư sản. D. Mức độ giành độc lập của các nước là không đồng đều. Câu 25: Thực chất của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là gì? A. Là phong trào khôi phục lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi. B. Là một cuộc đảo chính nhằm giúp Hàm Nghi giành lại thực quyền. C. Là cuộc nội chiến của phe chủ chiến chống phe chủ hòa trong triều Nguyễn. D. Là phong trào đấu tranh yêu nước, chống xâm lược của nhân dân ta. Câu 26: Tại sao Đức kí “Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau” với Liên Xô? A. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận. B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô. C. Đức nhận thấy rằng không thể đánh thắng nổi Liên Xô. D. Liên Xô không phải là mục tiêu tấn công của Đức. Câu 27:  Kế  hoạch Rơve thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương  (1945­1954) không có nội dung nào dưới đây? A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4. B. Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai. C. Thiết lập "Hành lang Đông –Tây". D. Lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Câu 28: Chiến lược nào dưới đây thể hiện sự  thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ   từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX? A. “Cam kết và mở rộng”. B. “Phản ứng linh hoạt”. C. “Diễn biến hòa bình”. D. “Ngăn đe thực tế”. Trang 3/5 ­ Mã đề thi 485
  4. Câu 29: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. B. Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. D. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 30: Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ta trong hoàn cảnh lịch sử nào dưới đây? A. Thế giới phân chia thành hai phe ­ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước thắng trận cần phân chia quyền lợi. C. Nhân loại đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới. D. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra. Câu 31: Chủ  trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm khác nhau cơ  bản  trong A. hệ tư tưởng cứu nước. B. mục đích. C. kết quả thực hiện. D. phương pháp thực hiện. Câu 32: Từ  ngày 6­3 đến trước ngày 19­12­1946 Trung  ương Đảng, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã có   đường lối đấu đấu tranh chống Pháp như thế nào? A. Kiên trì giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hòa bình. B. Tích cực chuẩn bị lực lượng để tiến hành kháng chiến chống Pháp. C. Từ đấu tranh vũ trang chuyển sang hòa hoãn. D. Từ hòa hoãn chuyển đấu tranh vũ trang. Câu 33:  Điểm khác biệt cơ  bản về  thái độ  của Pháp sau thất bại  ở  trận Cầu Giấy lần thứ  hai   (1883) so với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là A. càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. B. chấp nhận thất bại và rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì. C. hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Nguyễn. D. đàn áp dã man các cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì. Câu 34: Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong những năm 1945­1946 cho thấy chính quyền là vấn đề A. cần phải giải quyết đầu tiên. B. số một của cách mạng Việt Nam. C. cơ bản của cách mạng. D. được Đảng ta quan tâm giải quyết nhất. Câu 35: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị  đầu tiên (1­1930) và Luận cương chính  trị (10­1930) của Đảng là ở việc xác định A. Nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. B. Lực lượng cách mạng và phương pháp đấu tranh. C. Giai cấp lãnh đạo và phương pháp đấu tranh. D. Phương pháp đấu tranh và nhiệm vụ cách mạng. Câu 36: Cuộc kháng chiến của quân dân ta khi Pháp tấn công Đà Nẵng đã có tác dụng A. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. C. buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. D. làm cho thực dân Pháp phải từ bỏ hoàn toàn âm mưu xâm lược nước ta. Câu 37: Nội dung nào sau đây không phải là nhận thức mới của Nguyễn Ái Quốc trong những năm  1911­1918? A. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác. B. Trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. C. Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. D. Ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. Câu 38: Kết quả của cuộc tiến công chiến lược Đông ­ Xuân 1953 ­ 1954 của quân dân Việt Nam là   Trang 4/5 ­ Mã đề thi 485
  5. đã? A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ ve. B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va. C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na va D. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Rơ ve. Câu 39: Nội dung nào dưới đây thể  hiện nghệ thuật dự  đoán thời cơ  của Bộ chính trị  Trung ương  Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề  ra kế  hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975­ 1976? A. Thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì giải phóng miền Nam trong năm 1975. B. Cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của. C. Năm 1975, tranh thủ thời cơ bất ngờ tiến công công địch trên quy mô lớn. D. Năm 1976, tiến hành tổng công kích tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 40: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ  sau ngày 2­9­1945 đến ngày 19­12­1946 đã để  lại bài   học kinh nghiệm nào dưới đây? A. Kiên trì sử dụng con đường đấu tranh hòa bình. B. Phải luôn sử dụng con đường đấu tranh vũ trang. C. Không được nhượng bộ trong đấu tranh ngoại giao. D. Phân hóa kẻ thù để giành thắng lợi từng bước. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­  Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 5/5 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2