SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO<br />
HÀ ĐÔNG<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ<br />
<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi 357<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..........................................................................<br />
Số báo danh:...............................................................................<br />
Câu 1: Mĩ, ngụy ví xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” áp dụng ở miền Nam Việt Nam là<br />
A. ấp chiến lược<br />
B. trực thăng vận, thiết xa vận<br />
C. ngụy quân<br />
D. chương trình bình định<br />
Câu 2: Thắng lợi của việc kí kết hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là thắng lợi của<br />
A. Tất cả các ý trên đều đúng<br />
B. Đấu tranh ngoại giao bền bỉ của Việt Nam<br />
C. Đấu tranh quân sự,chính trị, ngoại giao của Việt Nam<br />
D. Sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam<br />
Câu 3: Có bao nhiêu nước ở Châu Phi giành độc lập năm 1960?<br />
A. 7 nước<br />
B. 17 nước<br />
C. 27 nước<br />
<br />
D. 13 nước<br />
<br />
Câu 4: Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh<br />
hưởng đến Việt Nam?<br />
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á<br />
B. Anh và Pháp<br />
C. Nhật Bản và Trung Quốc<br />
D. Ấn Độ và Trung Quốc<br />
Câu 5: Đời tổng thống nào của Mĩ đã thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam từ năm<br />
1965-1968?<br />
A. Aixenhao<br />
B. Kennơđi<br />
C. Nichxơn<br />
D. Giônxơn<br />
Câu 6: Ai là người chỉ huy quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)?<br />
A. Nguyễn Hữu Huân<br />
B. Nguyễn Trung Trực<br />
C. Trương Định<br />
D. Dương Bình Tâm<br />
Câu 7: Lĩnh vực nông nghiệp được Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa<br />
lần thứ hai là:<br />
A. Đồn điền cao su<br />
B. Trồng thầu dầu<br />
C. Đồn điền cà phê<br />
D. Trồng đay và hoa màu<br />
Câu 8: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là:<br />
A. Chủ nghĩa thực dân cũ<br />
B. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới<br />
C. Chủ nghĩa thực dân mới<br />
D. Chủ nghĩa Apácthai<br />
Câu 9: Thủ đoạn của Mĩ “Thay màu da cho xác chết ”được áp dụng cho loại hình chiến tranh nào ở<br />
Việt Nam?<br />
A. Chiến tranh cục bộ<br />
B. Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh<br />
C. Chiến tranh đặc biệt<br />
D. Chiến tranh đơn phương<br />
Câu 10: Một trong những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đã trang bị lí luận cách mạng cho Hội Việt<br />
Nam cách mạng thanh niên :<br />
A. Nhân đạo<br />
B. Người cùng khổ<br />
C. Đường Kách mệnh<br />
D. Đời sống công nhân<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 11: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành<br />
A. 49 cứ điểm và 3 phân khu<br />
B. 46 cứ điểm và 3 phân khu<br />
C. 50 cứ điểm và 3 phân khu<br />
D. 45 cứ điểm và 3 phân khu<br />
Câu 12: Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 diễn ra sự kiện nào ở Sài Gòn?<br />
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng<br />
B. Lá cờ cách mạng tung bay trên Phủ tổng thống Ngụy<br />
C. Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”<br />
D. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh Độc Lập<br />
Câu 13: Từ năm 1995 đến năm 1999, những nước nào ở Đông Nam Á tiếp tục gia nhập tổ chức<br />
Asean:<br />
A. Việt Nam, Lào<br />
B. Việt Nam, Lào, Campuchia<br />
C. Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia<br />
D. Việt Nam, Lào, Mianma<br />
Câu 14: Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc vào năm nào?<br />
A. 1975<br />
B. 1977<br />
C. 1986<br />
D. 1954<br />
Câu 15: Tại hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã bầu ai<br />
làm tổng bí thư?<br />
A. Nguyễn Ái Quốc<br />
B. Lê Hồng Phong<br />
C. Trần Phú<br />
D. Nguyễn Văn Cừ<br />
Câu 16: Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á<br />
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là<br />
A. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”<br />
B. nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang<br />
C. đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị<br />
D. đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế<br />
Câu 17: Nước nào được mệnh danh là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?<br />
A. Áchentia<br />
B. Braxin<br />
C. Mêhico<br />
D. Cu Ba<br />
Câu 18: Hội nghị Ianta được tổ chức vào thời điểm nào?<br />
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc<br />
B. Khi Đức tấn công Liên Xô<br />
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu<br />
D. Khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (8/1945)<br />
Câu 19: Đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta<br />
A. “Năm mới thắng lợi mới”<br />
B. “Tiến lên!Toàn thắng ắt về ta”<br />
C. “Hễ còn một thằng Mĩ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”<br />
D. “Vì độc lập tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”<br />
Câu 20: Theo chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu đánh đuổi NhậtPháp được thay bằng khẩu hiệu:<br />
A. “Đánh đuổi phát xít Nhật”<br />
B. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”<br />
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”<br />
D. “Đánh đuổi Pháp- Nhật”<br />
Câu 21: Đến nửa sau thế kỉ XX, ở khu vực Đông Bắc Á, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất<br />
thế giới là:<br />
A. Đài Loan<br />
B. Nhật Bản<br />
C. Hàn Quốc<br />
D. Trung Quốc<br />
Câu 22: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái,<br />
dân tộc…”. Nội dung của đoạn trích này thuộc văn kiện nào?<br />
A. Kháng chiến toàn dân, toàn diện<br />
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến<br />
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến<br />
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 23: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á (Trừ Thái<br />
Lan) đều là thuộc địa của:<br />
A. Đế quốc Âu-Mĩ<br />
B. Anh, Pháp, Đức, Bỉ<br />
C. Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Nhật Bản,Trung Quốc<br />
D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản<br />
Câu 24: Liên minh Châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết :<br />
A. Chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh<br />
B. Kinh tế lớn nhất hành tinh<br />
C. Chính trị-kinh tế- xã hội lớn nhất hành tinh<br />
D. Kinh tế-Khoa học kĩ thuật lớn nhất hành tinh<br />
Câu 25: Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam trong thời kì 1936-1939 là<br />
A. mâu thuẫn dân chủ B. mâu thuẫn dân tộc C. mâu thuẫn giai cấp D. mâu thuẫn dân sinh<br />
Câu 26: Ba giai cấp nào được hình thành ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?<br />
A. Địa chủ, công nhân, tư sản<br />
B. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản<br />
C. Tư sản, địa chủ, nông dân<br />
D. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản<br />
Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với<br />
A. sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản<br />
B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản<br />
C. sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới<br />
D. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực<br />
Câu 28: Tổng thư kí Liên hợp quốc nhiệm kì thứ 9 (hiện nay) là người nước nào?<br />
A. Hàn Quốc<br />
B. Bồ Đào Nha<br />
C. Tây Ban Nha<br />
D. Nhật Bản<br />
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên?<br />
A. Tạo cơ sở pháp lý cho nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa<br />
B. Tăng cường lực lượng phe xã hội chủ nghĩa<br />
C. Cuộc vận động chính trị rộng lớn<br />
D. Thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta<br />
Câu 30: Những tỉnh nào giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?<br />
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ninh<br />
B. Cần Thơ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam<br />
C. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam<br />
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam<br />
Câu 31: Một nét đẹp văn hóa của Nhật Bản mà người Việt chúng ta nên học tập :<br />
A. Đầu tư phát triển kinh tế<br />
B. Đầu tư phát triển con người<br />
C. Giữ gìn văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc Nhật Bản<br />
D. Mở rộng quan hệ với các nước<br />
Câu 32: Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là<br />
A. cách mạng dân chủ tư sản<br />
B. cách mạng giải phóng dân tộc<br />
C. cách mạng vô sản<br />
D. cách mạng tư sản<br />
Câu 33: Nội dung nào không phải là bài học kinh nghiệm đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt<br />
Nam?<br />
A. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội<br />
B. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc ta<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
C. Sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo của Đảng<br />
D. Trông chờ sự chi viện và giúp đỡ của quốc tế<br />
Câu 34: Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” trong chiến dịch nào?<br />
A. chiến dịch Việt Bắc năm 1947<br />
B. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954<br />
C. chiến dịch Biên giới năm 1950<br />
D. chiến dịch Tây Bắc năm 1952<br />
Câu 35: Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau : Âm mưu của Pháp là chiếm<br />
…….làm căn cứ, rồi tấn công ra……, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.<br />
A. Lăng Cô…. Huế<br />
B. Huế…. Hà Nội<br />
C. Đà Nẵng …. Huế<br />
D. Đà Nẵng….. Hà Nội<br />
Câu 36: Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?<br />
A. Tháng 10 năm 1930<br />
B. Tháng 5 năm 1930<br />
C. Tháng 3 năm 1930<br />
D. Tháng 12 năm 1930<br />
Câu 37: Đường lối đổi mới của Đảng không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà<br />
A. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn<br />
B. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện<br />
C. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước<br />
D. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện một cách có hiệu quả<br />
Câu 38: Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai là:<br />
A. Do nhu cầu đàm phán<br />
B. Do nhu cầu chấm dứt chiến tranh<br />
C. Do nhu cầu của chiến tranh<br />
D. Do nhu cầu hòa bình<br />
Câu 39: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào<br />
thời gian nào?<br />
A. Oasinhton (1919-1920) và Vécxai (1921-1922)<br />
B. Luân Đôn (1919-1920) và Oasinhton (1921-1922)<br />
C. Pari (1919-1920) và Luân Đôn (1920- 1921)<br />
D. Vécxai (1919-1920) và Oasinhton (1921-1922)<br />
Câu 40: Nhân tố nào sau đây không phải là sự kết hợp dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam?<br />
A. Phong trào công nhân<br />
B. Phong trào yêu nước Việt Nam<br />
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản<br />
D. Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />